Bảng màu cuộc sống đâu chỉ có đen và trắng
Một cách ẩn dụ, cuộc sống vốn nhiều màu sắc, nhưng chúng ta thường đơn giản hóa mọi thứ thành đen và trắng. Trắng là tốt, đen là xấu....
Một cách ẩn dụ, cuộc sống vốn nhiều màu sắc, nhưng chúng ta thường đơn giản hóa mọi thứ thành đen và trắng. Trắng là tốt, đen là xấu. Phe mình là trắng, kẻ khác ý kiến là đen. Kẻ màu đen thì không được chấp nhận và ta phải tẩy trắng chúng. Cách suy nghĩ này thường được áp dụng vào rất nhiều thứ trong cuộc sống và dẫn tới nhiều tranh cãi không cần thiết hay lựa chọn sai lầm trong cuộc sống như được nêu ở dưới đây.
Chúng ta cũng có những “xu hướng thời trang” cho suy nghĩ của riêng mình và đồng thời “nâng cao quan điểm” cho xu hướng này. Kiểu như mình đang rất thích cuốn sách về thói quen mới đọc xong nên với mình thường thì mọi thứ được nhìn nhận thông quá lăng kính về thói quen và giải pháp của mình thường là những thứ liên quan tới việc sửa đổi thay đổi thói quen hơn là lựa chọn khác. Nhưng cũng là mình trong quá khứ khi sự chăm chỉ là thứ mình đề cao thì phương pháp giải quyết của mình khi đó là chăm chỉ hơn nữa, nỗ lực hơn nữa và mình sẽ đạt được mọi thứ mà mình muốn.
Giống như vận động viên bơi lội nổi tiếng, Michael Phelps, đã được đề cập trong rất nhiều cuốn sách để làm ví dụ minh họa cho điều mà mỗi người đang quan tâm và nói tới. Phelp được đề cập như một ví dụ cho tác động của thói quen trong cuốn sách “Nghệ thuật sống tối giản” khi mà “cuộc thi” với anh không còn là cuộc thi nữa mà chỉ đơn giản là một chuỗi lặp lại tất cả những thứ anh làm, bắt đầu từ việc anh đi tới nhà thi đầu khi nào, các động tác khởi động ra sao, nghe nhạc gì, và sau đó lên bục và tham gia thi đấu thế nào. Tất cả đều như mọi lần tập luyện của anh. Việc anh chiến thắng không có gì ngạc nhiên cả.
Nhưng cũng là về Phelps, trong cuốn sách thói quen nguyên tử, Phelps cùng với El Guerrouj được đưa ra là dẫn chứng của việc đặt đúng một con người trong một cuộc đua mà người đó nắm nhiều lợi thế. Hai người này có sự chênh lệch chiều cao đáng kể, Phelps cao 1.93m và Guerrouj cao 1.75m, nhưng cả hai mặc cùng một cỡ quần, Phelps có cặp chân ngắn đáng kể cho chiều cao của anh anh trong khi Guerrouj lại có cặp chân dài tương đối so với chiều cao cơ thể. Và đó là những cơ thể phù hợp hoàn hảo với môn thể thao mà họ đang tham gia thi đấu. Sự thành công của Phelps đến cũng chủ yếu từ việc anh đã lựa chọn đúng đúng môn thể thao của mình.
Vậy đó, cùng là một con người, nhưng được đề cập tới trong 2 ví dụ khác nhau và dễ bị coi là mâu thuẫn nhau trong con mắt của một người bình thường. Thường thì chúng ta sẽ đơn giản hóa và quy cho thành công của Phelps chỉ đến từ sự chăm chỉ, nỗ lực luyện tập đến mức một cuộc thi cũng chỉ là một thói quen hoặc là do anh ấy có lợi thế về thể chất chứ không thể là do cả hai điều trên. Việc nói thành công của Phelps do cả hai thứ mang lại dường và chúng đều quan trọng như nhau là thứ ít được mọi người chấp nhận nhất.
Nhiều thứ tương tự kiểu như một KOL đã phát biểu “lựa chọn đúng quan trọng hơn sự chăm chỉ”, nhưng thực sự có khi nào lựa chọn đúng quan trọng vì khi điều kiện cần là sự chăm chỉ đã hiện diện ở đó rồi nên lựa chọn mới quan trọng? Còn lựa chọn đúng mà không đi kèm với sự chăm chỉ đủ thì liệu có mang tới thành quả nào cho chúng ta không? Có lẽ là khả năng cao nếu thiếu chăm chỉ chúng ta sẽ để những thứ tốt đẹp vượt qua tầm tay và trong một số ít trường hợp có lẽ lựa chọn đúng mới thực sự mang lại kết quả mà không cần chăm chỉ. Và nếu người nghe chỉ nghe và áp dụng điều này thiếu sự suy nghĩ thêm thì có thể sẽ nhiều người sẽ bớt chăm chỉ, chểnh mảng đi mà chăm chăm đi tìm cái “lựa chọn” chính xác.
Một ví dụ khác là về sự trending của EQ và IQ. Khi mà trong các bài trao đổi chắc thường là mang tính chất marketing cho khái niệm EQ thì có một thông điệp là EQ được đánh giá cao hơn IQ khi xem xét thăng tiến theo khảo sát của các nhà tuyển dụng. Thực ra thì chúng ta có khi nào đang thực hiện so sánh nhanh một cách không chính thức theo “trực giác” nên có khi nào bỏ qua một sự thực có thể các nhà quản trị đang xem xét đánh giá lựa chọn những người cho vị trí tiếp theo vốn dĩ là những người đạt mức IQ tối thiểu mới được tuyển dụng rồi không? Cho nên mức chênh lệch về IQ giữa những con người này là không đáng kể không?
Dường như để làm một điều gì đó, để đạt được một điều gì đó thì thì chỉ có một cách duy nhất và nếu không phải là cách đó thì chắc chắn bạn đang sai lầm nhưng biết đâu đó chính cái việc bạn làm hiện tại lại là thứ chính xác hơn, chẳng qua nó không thời trang như cách làm mà bạn đang nghĩ tới thôi. Chẳng có phương án nào là hoàn hảo không có một điểm xấu nào cả. Có lợi thì sẽ có hại tương ứng. Chỉ là tại thời điểm, hoàn cảnh cụ thể đó bạn mong muốn điểm lợi đến đâu và chấp nhận cái điểm có hại đó được không.
Mong là những điều chia sẻ này có thể giúp ích được các bạn. Gửi yêu thương tới tất cả mọi người!
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại:
- WordPress:https://quanghuypham88.wordpress.com/
- Spiderum: https://spiderum.com/nguoi-dung/Nemo1810
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất