Bàn về " học giỏi" và " học chưa giỏi".
Nhân tiện ngồi tranh luận với bạn Goahead @acbaby ( bạn có quả avatar hình thủy lôi màu tím nhăn mặt khá thú vị) về chuyện đất nước...
Nhân tiện ngồi tranh luận với bạn Goahead @acbaby ( bạn có quả avatar hình thủy lôi màu tím nhăn mặt khá thú vị) về chuyện đất nước cần học giỏi hay không. [ liên quan đến bài viết " tỉnh nào học giỏi nhất" của bạn Văn Khôi Ngô]
Quan điểm của mình là đất nước không cần học giỏi, bạn thì ngược lại, bạn đưa ra ví dụ khá thuyết phục là bình luận của mình được downvote khá nhiều. Mình thì có ngụy biện 1 tí là " trí tuệ không thuộc về số đông", bổ sung thêm về sau của câu nói đó là " nếu nó thuộc về số đông thì đó không phải trí tuệ".
Mặc dù là ngụy biện nhưng cũng do lười dùng các trả lời nhỏ nhặt với bạn nên xin phép cho mình mạn đàm 1 ý nhỏ về vấn đề học giỏi là học không giỏi.
Đầu tiên xin phép nói về khái niệm học.
Theo wikipedia( hàng công cộng, nên cũng công cộng nốt):Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới.
Kết quả sau cùng của học là " hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới".
Như vậy đánh giá kết quả của quá trình học bằng việc đánh giá "" hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới." là xác đáng.
Trong khi các bài thi hiện nay đều chỉ đánh giá về " kỹ năng + hiểu biết" và mặc định cứ có " kỹ năng + hiểu biết" thì y như rằng học giỏi, đó cũng là quan điểm của bài viết " tỉnh nào học giỏi nhất".
Mình xin đặt nghi hoặc là 1 phản ứng hóa học tạo ra tầm 5 sản phẩm mà bạn chỉ chọn 1 sản phẩm trong đó để đánh giá thì hợp lý hay chưa?
Cũng giống như phản ứng đốt xăng vậy, loài người từng chỉ quan tâm đến nhiệt lượng của xăng mà chả chú ý gì đến đám phụ phẩm, và đoán xem giờ thì ai đang quan tâm đến phụ phẩm quan trọng tương ứng nhiệt lượng nhỉ?
"hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới"!
Đó là sản phẩm của quá trình học.
Nếu chỉ căn cứ mỗi điểm số từ bài thi " kỹ năng + kiến thức" để đánh giá là học giỏi thì rất nhiệt tình chúng ta đã bỏ qua " thái độ, sở thích mới", những thứ có vai trò tiên quyết trong quá trình " sáng tạo"/" ứng dụng".
Thứ hai, mình xin có ý kiến về sự cần thiết của người học giỏi
Mình xin chia sẻ quan điểm thẳng thắn là đất nước không cần người học giỏi.
Như đã nói ở trên, sản phẩm của quá trình học là:"hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới"!
Sản phẩm này không có sự đóng góp trực tiếp cho đất nước.
Cần phân biệt giữa học và giáo dục. Giáo dục tạo ra của cải vật chất trực tiếp, tạo ra việc làm, tạo ra quan hệ kinh tế, và vì vậy là nguồn thu thuế.
Học thì không! Các sản phẩm của nó, như đã nêu ở trên, đều làm lợi cho cá nhân người đi học.
Người đi học trả tiền mua sách, đó là giáo dục.
Người đi học trả tiền học phí, đó là giáo dục.
Người đi học ứng dụng kiến thức mình học được đi dạy người khác, đó là giáo dục.
Người đi học đọc sách, đó là học, đất nước không thu được tiền từ bạn đọc sách, xã hội không tạo ra thêm của cải từ việc bạn đọc sách.
Người đi học nghe giảng, đó là học, đất nước không thu được tiền từ bạn nghe giảng, xã hội cũng không tạo ra thêm của cải từ việc bạn nghe giảng.
Xét về mặt kinh tế.
Học và các sản phẩm của nó không mang lại lợi ích trực tiếp cho đất nước, không trực tiếp tạo ra của cải cho đất nước, vì mục đích của việc học không phải mang lại lợi ích trực tiếp cho đất nước, mà là tạo ra sản phẩm của việc học : "hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới"!.
Những sản phẩm có tính chất " ấm vào thân" người học!.
Những việc bạn làm sau khi có sản phẩm của việc học mới tạo ra giá trị cho đất nước.
Đó là:
- làm giàu.
- sản xuất.
- kinh doanh.
- đánh trận.
- nghiên cứu.
- chấp hành.
- sản xuất.
- kinh doanh.
- đánh trận.
- nghiên cứu.
- chấp hành.
Tất cả các quá trình trên là quá trình biến thành quả của việc học thành các giá trị của cải vật chất cho xã hội, giá trị trực tiếp cho nhà nước, là những thứ nhà nước thu được tiền.
Và nếu không làm tốt được mấy cái nào trên đây ( kiểu phế vật như mình), thì bạn có thể giỏi đẻ con, để bọn nó sau này làm giỏi mấy cái trên...
Và xin thẳng thắn nói rằng: ĐÂY LÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO, không phải HỌC!
Tất nhiên: Sáng tạo là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, học là 1 trong số đó. Nhưng bạn đừng nhầm lẫn rằng cứ học giỏi là sáng tạo giỏi.
Nếu học giỏi mà sáng tạo cũng giỏi thì tại sao Bill Gates lại là người tạo ra Ms-Dos chứ không phải 1 lập trình viên nào đấy?
Tại sao TheFaceBook lại do MarkZukerberg tạo nên chứ không phải 1 người khác? Tại sao khẩu AK 47 lại do 1 anh chàng lính xe tăng thương binh chứ không phải 1 viện sĩ hàn lâm Nga thiết kế ra?
Học và Sáng tạo là 2 quá trình khác nhau.
Học không tạo ra GDP.
Sáng tạo, tạo ra GDP.
Sáng tạo, tạo ra GDP.
Học không tạo ra của cải vật chất trực tiếp ( xin nhắc lại là trực tiếp).
Sáng tạo, tạo ra của cải vật chất trực tiếp.
Học mang lại thành quả cho cá nhân.
Sáng tạo mang lại thành quả cho đất nước.
Vì vậy đất nước không cần người học giỏi.
Đất nước cần người sáng tạo giỏi.
Đó là lý do tại sao học giỏi ra trường bằng ưu thất nghiệp là hết sức bình thường.
Nhưng trước khi ra trường mở được vài công ty IRR>50% mà thất nghiệp thì hơi lạ.
Nó cũng giống như cách mà các sếp thích dùng để sa thải nhân viên vậy.
Xin lỗi, em rất giỏi, rất đỉnh, nhưng em chẳng mang lại lợi ích gì cho công ty cả, bb.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất