Bàn về chuyện cô Á hậu tham mưu giúp nền kinh tế Việt Nam
Từ việc cô á hậu hiến kế cho nước nhà tới chuyện các chị em thoải mái lên tiktok để đòi hỏi và thể hiện cái tôi.

Dạo gần đây mạng xã hội xôn xao câu chuyện về 1 cô Á Hậu hiến kế cho đất nước với ý kiến là " Phụ nữ tăng tiêu chuẩn , đàn ông đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn này và nền kinh tế sẽ đi lên khi đàn ông cố gắng nỗ lực đáp ứng người phụ nữ của mình. "
Ý kiến này của Á hậu Phương Thảo đã nhận được làn sóng ý kiến trái chiều dữ dội trên mạng xã hội , với nhiều lời lẽ từ nặng tới nhẹ hướng tới cô này.
Bản thân tôi thấy không chỉ riêng trường hợp này mà các cô gái ngày nay nói chung, đều có những đòi hòi này nọ về người yêu của mình. Ngoài cô Thảo thì còn có " Trang tara " gây xôn xao với video " No coffe date ", rồi rất nhiều cô gái đăng video với nội dung kiểu " tại sao tôi phải hạ thấp tiêu chuẩn khi " và cuối cùng khi coi những video với nội dung kiểu " lương bạn trai bao nhiêu là đủ " chúng ta cũng thấy được rằng các bạn nữ có những tiêu chuẩn không thấp chút nào.

á hậu phương thảo
Ở trong thực tế cuộc sống tôi cũng từng được nghe bạn cùng lớp mình nói rằng " Sau này chồng em lương phải 100 củ / tháng , em ở nhà bố mẹ đối với em ra sao thì lấy chồng phải tốt hơn như thế ".
Phản biện cô á hậu .
Bản thân tôi không khỏi thấy phật lòng , khó chịu khi nghe những đòi hỏi này của cô phương thảo . Bạn cũng đừng chớ vội phê phán tôi là phân biệt giới tính hay gì, tôi không ý kiến nếu bạn thực hiện quyền chính đáng của bạn và mưu cầu hạnh phúc. Nhưng các đòi hỏi và tiêu chuẩn phải đi cùng với phẩm chất nội tại thì mới được đáp ứng, nếu không đó chỉ là những đòi hỏi ngông cuồng.
Ở trường hợp cô phương thảo ( tôi ko viết hoa vì quả thật tôi ko tôn trọng cô này ) cô ấy cho rằng phụ nữ phải tăng tiêu chuẩn để giúp cho nền kinh tế. Chưa cần bàn đến kiến thức kinh tế cao siêu gì ta đã thấy được 1 lỗi sai rất căn bản , đó là căn cứ vào đâu mà có thể thích thì tùy tiện tăng tiêu chuẩn như vậy ? Tiêu chuẩn phải đi kèm với thực lực bạn là nông dân thì bạn lấy chồng nông dân và muốn tăng lên cũng không phải một việc dễ dàng. Ta có thể thấy trong xã hội đầy người sẽ sống mãi trong tầng lớp của mình chẳng thế tiến lên nổi , làm công nhân cả đời , làm dân đen cả đời vậy đừng tưởng thích tăng là tăng. Đây là điều tôi thấy rất ngông cuồng ở cô phương thảo, cô ta cho rằng phụ nữ chỉ cần tăng tiêu chuẩn còn đàn ông sẽ đáp ứng như thể họ là con ngựa kéo xe cho cô ta vậy.
Lỗi sai thứ 2 của video chính là mặc định rằng toàn bộ phụ nữ Viet Nam sẽ tăng tiêu chuẩn, đây là một lỗi sai thể hiện góc nhìn cuộc sống và xã hội đơn giản tới ngây thơ của một người mang tiếng là thạc sỹ. Tôi thấy cô thảo không nhìn ra được rằng là để thống nhất mọi người cùng làm 1 việc gì đó là cực kỳ khó vì con người ta ai cũng có thể giới quan và lợi ích riêng. Nên hiếm khi nào họ cùng thống nhất để làm một việc gì và trong lịch sử nhan nhản những ví dụ : Đế quốc La Mã trong quá trình chinh phạt Châu Âu phải đối đầu với nhiều bộ tộc nhưng các bộ tộc kia hầu như không bao giờ thống nhất để chống lại đế quốc, Nước Tần thời chiến quốc muốn thống nhất thiên hạ nhưng các nước nhỏ hơn cũng không đoàn kết với nhau để tồn tại. Trong lịch sử nhan nhản những câu chuyện như này, mà tôi nghĩ chỉ cần vốn sống thông thường cũng sẽ biết được chứ chẳng phải đem tới sách vở.
Ai cũng có đòi hỏi, nhưng không phải đòi hỏi nào cũng chính đáng.
Hành động của cô thảo vừa cho thấy rằng học hàm học vị thực chất chẳng phản ánh được bao nhiêu thực lực đồng thời cô thảo cũng tự làm rẻ rúng bản thân đi mấy phần khi tự phô diễn sự ngông cuồng và trí tuệ lùn của bản thân lên cho cả nước biết. Tuy nhiên điều đáng buồn không kém chính là không ít những bạn nữ khác cũng đang mắc phải lỗi tương tự.

Ngoài vụ việc trên thì bạn sẽ thấy phụ nữ thể hiện cái tôi và sự đòi hỏi của mình nhan nhản trên tiktok trong nhưng clip như " lương bạn trai bao nhiêu là đủ , tại sao tôi phải hạ thấp tiêu chuẩn khi ... ". Mấy clip này lại mắc lại mắc phải lỗi mà tôi đã đề cập , " người yêu em lương phải 30 tr , 50tr " ok tiêu chuẩn cao là không sai nhưng sẽ dễ nghe và bớt ngông hơn nếu nói là " lương em 35 tr nên người yêu em lương cũng phải bằng hoặc hơn em ạ ". Điều quan trọng tôi xin phép nhắc lại là muốn được đòi hỏi thì cũng phải có thực lực để xứng đáng được đáp ứng , chứ không thể chỉ vì em là con gái em có cái L cho nên em phải được ... ko có đâu nhé.
Những video kiểu lôi bố mẹ ra làm tiêu chuẩn thì mắc phải lỗi khi so sánh , cha mẹ sinh ra bạn đối tốt với bạn là lẽ thường rồi. nhưng bạn có cưới bố bạn đâu mà đặt làm tiêu chuẩn ? Nữ với nam trước và sau khi tới với nhau thì cũng dựa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi , họ có nghĩa vụ gì đâu mà lại lôi ra so sánh với bố mẹ. Việc có người bố tốt chẳng phải là cái gì đặc biệt để lôi ra làm cớ đòi hỏi, trước khi đăng mấy clip này chắc các bạn kia cũng chẳng cân nhắc là người con trai cũng có cha mẹ . Lại một lần nữa đây là kiểu tư tưởng " tao phải được đáp ứng , đàn ông phải chiều tao ".
Kết
Trước khi bạn đánh giá tôi là hãm khi mà chõ mũi vào tiêu chuẩn , thế giới quan của người khác thì tôi sẽ nói rằng " khi bạn đã lôi ý kiến của mình lên mạng xã hội thì ko còn cách nào để ngăn người khác khen hay chê bạn cả " . . Cho nên nếu không thích bị phê phán thì hãy giữ những quan điểm là chuyện cá nhân, những người bị tôi phê phán đã tự hại mình khi thể hiện lên mạng.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
ví dụ 2 thì có vài thiếu xót
- bạn nói là " Cấu trúc xã hội trước nay luôn phân tầng ... tổng cung lao động tăng thì giá cả mua lao động giảm xuống ... yêu cầu người yêu/chồng của mọi phụ nữ đều là người giàu là vi phạm ... "
+ đoạn này nếu vào gốc rễ thì bạn nên làm rõ luôn xã hội phân tầng là phân tầng như thế nào , ví dụ là gì.
+ tổng cung lao động tăng thì giá cả mua lao động giảm xuống " cái này có trường hợp nào trong thực tế ? cho xin cái ví dụ và nó liên quan như nào tới phân tầng xã hội đề cập ở trên
+ " người yêu , chồng của phụ nữ ... phải giàu " thực ra cô hoa hậu kia ko hề có quan điểm này , cô ấy chỉ nói là cùng nâng tiêu chuẩn thôi.
tôi thấy thật mia mai khi bạn dạy tôi phản biện ra sao mới vào cốt rễ trong khi tôi thấy phản biện của bạn cũng chẳng vào cốt rễ cho lắm , bài của tôi chỉ tiếp cận vấn đề ở hướng bề nổi và nêu ý kiến cá nhân. Vì nếu như muốn đánh vào các vấn đề như " Gdp , phân tầng xã hội , cấu trúc xã hội " thì phải đòi hỏi có kiến thức cao hơn về kinh tế , xã hội. viết bài cũng phải phức tạp hơn cần có những trích dẫn , ví dụ hợp lý , uy tín. chứ ko như bạn là chỉ nhắc tới vài thứ cao siêu ko dẫn chứng gì chưa ăn khớp rõ ràng với nhau và còn lỗ hổng mà đã dạy người khác viết bài rồi.
Chúng ta đang sống trong một xã hội bình quyền, không thể đứng trên điểm cao đạo đức, đòi hỏi một tập thể phải hy sinh vì lợi ích chung của mọi người được. Ví dụ như giờ xã hội đang bắt đầu suy giảm dân số, chúng ta có thể chỉ trích, đòi phụ nữ đẻ nhiều hơn để tăng cường nguồn lao động được hay không? Đàn ông chứ có phải trâu cày đâu, mà bắt đàn ông ế vợ để ép họ lao động nhiều hơn.
Cái tôi quan tâm ở vụ việc này, đó là nó chỉ ra rằng địa vị đàn ông trong xã hội trên thực tế không cao như các chiến thần nữ quyền vẫn than phiền. Phụ nữ mới là kẻ nắm đằng chuôi, nếu không sẽ không tồn tại những quan điểm như vậy. Đàn ông ai dám kêu gào "phải nâng cao điều kiện tuyển vợ" không? Chỉ có phụ nữ mới dám nói "phải đạt được xxx điều kiện tôi mới lấy".
"Thái độ, văn hóa tôn sùng sự giàu có nói chung và người giàu nói riêng, từ đó dẫn đến thái độ coi thường hay thậm chí là bỏ mặc người nghèo khó, là nguyên nhân lớn nhất và phổ biến nhất dẫn đến sự băng hoại đạo đức xã hội."
=> Chúng ta dẫn dắt xã hội theo hướng nào thì kết quả xã hội sẽ lãnh hậu quả theo hướng đó thôi. Đây không chỉ là vấn đề đạo đức lối sống, nó là vấn đề tồn vong của xã hội.