“Quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành Thể thao là sẽ không nhập tịch các vận động viên không có dòng máu Việt Nam”
Các vận động viên Việt Kiều nếu mong muốn được về đóng góp cho quê hương thì thể thao Việt Nam sẵn sàng chào đón, như trường hợp của cặp song sinh Thảo My và Thảo Vy ở môn bóng rổ, có cha mẹ là người Việt.
Các vận động viên Việt Kiều cũng là một phần trongnhững nguồn lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của thể thao Việt Nam”
Đó là những chia sẻ từ trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Seagame 32 Đặng Hà Việt chia sẻ trong buổi gặp mặt báo chí ngày 13/5.
Thông tin từ page Facebook “Thông tin Chính phủ”
Thông tin từ page Facebook “Thông tin Chính phủ”
Vậy đâu là những căn cứ, tiêu chí để xác định ai là Việt Kiều, là có dòng máu Việt Nam. Các vận động viên có 100% dòng máu Việt như chị em Trương Twins mà phát biểu đề cập, 50% như cặp đôi thi đấu tại giải bóng rổ nhà nghề Mỹ Jaylin Williams và Johnny Juzang thường được báo chí nhắc tới như những vận động viên gốc Việt thành công, vậy 12.5% như trường hợp nhập tịch Trung Quốc của cầu thủ bóng rổ Kyle Anderson mới đây thì như thế nào, đâu sẽ là con số nhỏ nhất và là căn cứ nào để xác định một người là có gốc Việt hay không?
Theo luật Quốc tịch Việt Nam 2008, thì người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được định nghĩa ”là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” Cá nhân tôi thấy đây là một định nghĩa chưa rõ ràng và sẽ cần những thay đổi để trả lời: Như thế nào được coi là một người gốc Việt?
Cầu thủ nhập tịch Trung Quốc Kyle Anderson
Cầu thủ nhập tịch Trung Quốc Kyle Anderson
Chẳng phải cho đến năm nay với câu chuyện về các vận động viên nhập tịch của chủ nhà Seagame 32 Campuchia mà đã từ nhiều năm nay, hiện tượng nhập tịch trong thể thao đã luôn là một chủ đề gây tranh cãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn với cả thế giới. Tranh cãi thường nổ ra về tinh thần cống hiến cho “quê hương mới” của các VĐV này. Liệu rằng khi trở thành VĐV nhập tịch, họ có dành hoàn toàn tâm trí cho quốc gia đó, để có thể vươn tới tận cùng giới hạn của mình? Hay họ chỉ là những “lính đánh thuê”, thi đấu chỉ vì tiền công? Đặc biệt ở Việt Nam sau những sự cố đáng tiếc của thủ môn nhập tịch Phan Văn Santos thì đã có một luật bất thành văn trong một thời gian dài ở Việt Nam về việc không gọi lên tuyển cầu thủ nhập tịch.
Thủ môn Đinh Hoàng La từng chia sẻ về mức phí lót tay để nhập tịch từ câu lạc bộ Ninh Bình
Thủ môn Đinh Hoàng La từng chia sẻ về mức phí lót tay để nhập tịch từ câu lạc bộ Ninh Bình
Cá nhân tôi cho rằng nếu như một đất nước nhập tịch tràn lan bằng cách “phá rào” luật lao động của nước mình, vốn thường yêu cầu người nước ngoài phải sinh sống và làm việc trong nước một thời gian nhất định, để hợp thức hóa các VĐV này trước hạn như trường hợp của Qatar hay gần hơn là Campuchia với trường hợp của hai vận động viên Boxing AnvarNasredinov và Abdulla Rajapov vốn thi đấu cho đội tuyển quốc gia Uzebikistan vào tháng 8/2022 và bằng một cách thần kì nào đó đãhoàn thành mọi yêu cầu để nhập tịch bao gồm sinh sống ở Campuchia 7 năm trở lên để khoác áo đội tuyển nước này tranh tài tại giải thế giới vào tháng 11/2022(?), đó quả là tư duy ăn xổi đáng chê trách và  thật khó để trông chờ vào tinh thần chiến đấu của những “lính đánh thuê” này. Thế nhưng, nếu như một cá nhân thỏa mãn hết các yêu cầu để nhập tịch theo mục 2 điều 19 luật Quốc tịch thì chúng ta cũng nên đối xử với họ công bằng và bình đẳng như một công dân Việt Nam bình thường khác. Thật đáng buồn khi vẫn còn những tranh luận không bình đẳng và những tư tưởng mang tính phân biệt dù chúng ta hay những người đã nhập tịch đều cùng quốc tịch Việt Nam.
Vận động viên nhập tịch Abdulla Rajapov
Vận động viên nhập tịch Abdulla Rajapov
Có chăng thay vì nhập tịch tràn lan để rồi gạt bỏ cơ hội của những vận động viên nhập tịch thực tâm muốn cống hiến những nhà làm luật cần đặt tiêu chí rõ ràng hơn, chi tiết hơn cho những cá nhân có nguyện vọng mang quốc tịch Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân. Vận động viên nước ngoài đã nhập tịch đương nhiên cũng có mọi quyền lợi như các đồng nghiệp Việt Nam. Một khi đã có quốc tịch Việt Nam và thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về văn hóa, ngôn ngữ và thời hạn cư trú, họ phải được đối xử công bằng như bất kỳ công dân Việt Nam nào với đẩy đủ quyền lợi và trách nhiệm, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện để họ cống hiến cho Tổ Quốc.
Tiền đạo nhập tịch Hoàng Vũ Samson từng nhiều lần bày tỏ khát khao thi đấu cho tuyển Việt Nam
Tiền đạo nhập tịch Hoàng Vũ Samson từng nhiều lần bày tỏ khát khao thi đấu cho tuyển Việt Nam
Dưới quan điểm chủ quan của tôi, cùng là công dân Việt Nam nhưng lại có sự phân biệt như thế có khác gì bạn thừa nhận với những người nhập tịch: “Bạn có thể có quốc tịch Việt, biết tiếng Việt, sống ở Việt Nam đủ lâu để hiểu văn hóa Việt nhưng chúng tôi vẫn sẽ không bao giờ coi bạn là người Việt vì bạn nhìn khác chúng tôi”. Vậy thì như thế nào thì được coi là người Việt đây và xứng đáng đại diện cho Việt Nam đây?  Dựa trên yếu tố sinh học (ngoại hình, cấu trúc khuôn mặt, huyết thống,..), yếu tố pháp lý như quốc tịch, hay những yếu tố mang tính xã hội hơn.
Liệu theo bạn những đứa trẻ theo cha mẹ đến Việt Nam từ bé và nhập tịch Việt Nam, lớn lên trong môi trường Việt Nam, nói được tiếng Việt, sống theo văn hóa Việt Nam và do vậy có những tư tưởng, tư duy đặc sệt Việt Nam, thậm chí còn hơn những người Việt 100% dù không có cha mẹ là người Việt Nam thìcó được coi là người Việt không, hay chúng vẫn mãi chỉ là những kẻ ngoại lai vì màu da, gương mặt họ khác với bạn?