Mình là người miền bắc, và mình thích hài bắc hơn. Nhiều người nói đặc điểmcủa hài bắc là tiếng cười sâu cay châm biếm, còn hài nam thì là tiếng cười bình dị dân dã. Không đúng, "sâu cay châm biếm"chỉ là đặc điểm của riêng "Gặp nhau cuối năm" mà thôi. Nếu xem "Hỏi xoáy đáp xoay"(HXDX) thì sẽ thấy anh Xoáy và ông Xoay chẳng xiên xỏ ai, mà vẫn đem lại tiếng cười "đậm chất bắc". Các dvd hài tết như lên voi ,thầy rởm, hay quan trường trường quan.v.v... cũng có bối cảnh dân dã, nhưng rõ ràng tiếng cười ở đó vẫn khác tiếng cười của các vở hài miền nam.
Theo mình thì đặc trưng của hài bắc là gây cười bằng cách đem lại sự thú vị : hát một bài hát chế, nói bóng nói gió như trong táo,hoặc châm chọc xỏ đểu nhau như trong HXDX . Trong một vở hài bắc thường không có nhiều tình huống gây cười nổi bật, mà những tình tiết trong nội dung sẽ khiến khán giả cảm thấy thú vị và vô thức mở miệng cười lúc nào không biết. Hài nam thì lại theo phương pháp "cù", tức là tạo những tình huống khiến khán giả lập tức cười, còn những lúc không cù thì không cười.
Gây cười kiểu này nên kịch bản của hài bắc cần chuẩn bị rất cầu kì về phần ngôn từ: chế lời bài hát, chơi chữ hay tìm cách ẩn dụ những vấn đề nóng, nói chung là mang tính nghệ thuật khá cao. Hài nam có vẻ trọng diễn xuất hơn. Để thấy rõ thì bạn hãy thử tắt hình đi và nghe 1 chương trình táo hoặc HXDH, bạn sẽ thấy vẫn rất buồn cười. Hài nam mà không nhìn thấy động tác giật mình,bật ngửa hay nhảy cẫng lên của các diễn viên thì sẽ rất khó cười.
Tất nhiên đó là tinh thần chung thôi, còn trong các vở hài của 2 miền vẫn pha lẫn phong các của nhau.
Đó là quan diểm cá nhân của mình, còn các bạn thì nghĩ sao về hài 2 miền?