1/ Những điều cần biết về Pi:

Pi Network là một loại tiền điện tử, chỉ khai thác được trên thiết bị di động tương tự như một dự án đã được ra mắt trước đây là Electroneum (ETN). Điểm khác biệt của Pi Network nằm ở khả năng đào Pi nhưng không tốn tài nguyên thiết bị như các ứng dụng khai thác coin miễn phí khác.
Pi Network được thành lập bởi một đội ngũ cựu sinh viên Đại học Stanford. Trong đó, ba trụ cột chủ lực trong việc phát triển dự án có thể kể đến 2 tiến sĩ và 1 MBA của Đại học này. Họ là những người đã góp phần xây dựng cộng đồng blockchain tại Stanford:
Dr. Nicolas Kokkalis: Trưởng bộ phận Công nghệ
Dr. Chengdiao Fan: Trưởng bộ phận Sản phẩm
Vincent McPhillip: Trưởng bộ phận Cộng đồng.
Những người am hiểu về tiền điện tử đều nghi ngờ về vai trò của Tiến sĩ Nicolas Kokkalis với dự án Pi.
Hồ sơ của Nicolas Kokkalis tại trường Stanford cũng như trang LinkedIn liệt kê nhiều dự án mà ông tham gia, nhưng không nhắc đến Pi. Nhiều trang cá nhân mang tên Nicolas Kokkalis xuất hiện trên Twitter được cho là của tiến sĩ này nhưng đã ngừng cập nhật từ nhiều tháng nay. Nicolas Kokkalis cũng xuất hiện trong 3 video trên kênh YouTube của Pi Network.
"Việc này khá bất thường. Trong hầu hết dự án về tiền điện tử, uy tín của người sáng lập cao hơn cả uy tín của dự án. Những người sáng lập thường phải hoạt động tích cực trên các mạng xã hội để công bố các thông tin quan trọng và để tránh bị mạo danh. Tuy nhiên, Nicolas Kokkalis lại không làm vậy với Pi", Anh Thái, một người có 3 năm kinh nghiệm đầu tư tiền điện tử nhận xét và chia sẻ với Vnexpress
Một bài báo về Nicolas Kokkalis cùng dự án Pi được đăng tải trên trang Stanford Daily được nhiều người sử dụng để kêu gọi tham gia Pi Network với lý lẽ "trường Stanford cũng viết về dự án này".  Thế nhưng trang Stanford Daily là một trang tin do sinh viên trường lập ra, không phải trang chính thức của trường đại học Stanford.
Pi hoạt động như thế nào trên điện thoại di động?
Người tham gia chỉ cần một chiếc smartphone, tải ứng dụng Pi Network về máy và đăng ký tài khoản sử dụng (cách đăng ký đơn giản như những tài khoản khác). Sau đó, mỗi ngày họ chỉ cần vào và nhấn Start để bắt đầu đào Pi. Được biết, quá trình nảy vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi thiết bị bị ngắt kết nối internet.
Bạn nghĩ gì khi phía nhà sản xuất cho rằng việc khai thác Pi vẫn sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất máy, không làm cạn kiệt pin và đặc biệt, không sử dụng dữ liệu mạng của người tham gia? Nghe thật khó tin phải không nào?
Tốc độ khai thác Pi sẽ tỉ lệ nghịch với số người tham gia vào cộng đồng để tạo độ khó trong việc khai thác. Nếu càng nhiều người dùng, số Pi đào được sẽ càng ít đi. Tốc độ ban đầu là 3,1 Pi trong một giờ, nhưng khi cộng động này lên đến con số 10 triệu thành viên (vào cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã hơn 13 triệu thành viên), tốc độ đào Pi đã giảm xuống chỉ còn 0,2 Pi trong một giờ.
Nếu muốn tăng tốc độ đào, người chơi chỉ có cách mời thêm những người khác cùng tham gia mạng lưới (cái này hay có tên gọi khác là “Đa Cấp”). Đồng thời sẽ phải tuân thủ quy định cứ mỗi 24h phải vào ứng dụng để "điểm danh" một lần.

2/ Bạn sẽ tốn và mất gì khi đào PI?

Những cái tốn:
Tốn công sức để lôi kéo người khác và có thể mất thêm thông tin khác trong máy.
Tốn tiền (vì bạn phải sạc pin điện thoại là điều hiển nhiên sẽ tốn tiền điện ^.^, đồng thời sẽmất thời gian của bạn thay vì bạn có thể làm việc khác có ý nghĩa và tạo ra giá trị thực tế hơn cho cuộc sống)
Tốn nguồn tài nguyên của máy
Những cái mất:
Mất thông tin dữ liệu nhạy cảm, như:thông tin danh tính cá nhân, họ tên, số điện thoại…
Bị lừa vào nhữnghoạt động quảng cáo tinh vi của Pi để kiếm tiền.
Mất đi niềm tin và hy vọng vào công nghệ blockchain một cách vô tình (vốn dĩ không phải lừa đảo mà do những con người tạo ra những app rồi dựa hơi vào công nghệ blockchain để đilừa đảo)
Mất công sức vào một app không mang lại giá trị thực tế, trong khi thời gian đó làm được nhiều chuyện thực tế khác.
Mất uy tín với mọi người xung quanh bạn, người mà bạn đã giới thiệu về Pi này.

( bài viết dựa theo sự phân tích của anh Hiếu PC ) Còn phần 2