Được viết bởi: Jonny Robinson - Giảng viên tại khoa Triết Học - Trường Đại Học Macquarie. Ông hiện đang sinh sống tại Sidney
<p><em>Public domain</em></p>
Hãy tưởng tượng thế này:
Bạn đang sống một cuộc đời no đủ, bạn có tiền và thời gian để mỗi ngày xả hơi 1-2 tiếng. Bạn thoải mái ngồi trên ghế sofa dán mắt vào quả TV to tổ bố mỗi cuối ngày, rồi bật đại một bộ phim tài liệu về năng lượng mặt trời. Tay nhâm nhi ly rượu vang, tay còn lại lướt phone vèo vèo. Bỗng dưng bạn nghe gì đấy về biến đổi khí hậu, và điều gì đấy cần phải làm để đối phó với lượng khí thải.
Và bây giờ, cũng vào đêm đó, một người khác – cô gái này đang đối mặt với nhiều vấn đề tiền bạc – vừa đặt chân đến chỗ làm thêm và không thể xem được bộ phim tài liệu (hay là xả hơi).
Cuối tuần, hai người gặp nhau uống bia chill buổi chiều, bạn bất ngờ (và bất bình) khi nhận ra cô ấy không biết gì về lượng khí thải khổng lồ đang xả vào bầu khí quyển, trái đất đang cầu cứu nhân loại thế nào.
Vậy, câu hỏi là: liệu có tồn tại sự chính đáng nào (để bào chữa cho cảm xúc của bản thân bạn) khi cảm thấy ưu việt hơn bạn nữ kia về mặt trí tuệ hay đạo đức không?
Đây là một ví dụ minh họa cho việc: biết/sở hữu/học được một kiến thức hay sự thật không liên quan đến nỗ lực hay tính cách của chúng ta. Nhiều người sinh ra trong cảnh nghèo khó và có rất ít cơ hội học hành tử tế, và số khác lại được nuôi dạy trong cộng đồng có tín ngưỡng/tôn giáo với nhiều chuẩn mực/ngăn cấm nhất định. Có những người vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản như ngôn ngữ, giao thông, tài chính, bệnh tật, công nghệ, sự may rủi và v…v… Sự thật/chân lý hay kiến thức, vì nhiều lí do khác nhau, rất khó để họ tiếp cận vì những lý do này.
Mặt khác, nhiều người trong chúng ta được tiếp cận kiến thức dễ dàng như một điều hiển nhiên, dễ dàng cụ thể hóa chúng và xem đấy là điều bình thường. Lòng kiêu hãnh/sự hãnh diện khi sở hữu những kiến thức trong trường hợp này khiến chúng ta bỏ qua việc người khác phải chật vật thế nào mà vẫn bỏ lỡ chúng. Câu “Tôi biết điều này [và, bạn thì không]”, trở thành vũ khí và được sử dụng mà không có bất kỳ chuẩn mực khiêm tốn nào, nó thất bại trong việc nhận ra rằng chúng ta có những đặc quyền riêng biệt khi sở hữu kiến thức, và nó vẽ ra ranh giới giữa người với người – khiến chúng ta thất bại khi nhìn nhận hầu hết mọi việc một cách đáng kể.
Một thái độ tốt khi tiếp thu kiến thức thể hiện qua các đặc điểm tính cách giúp chúng ta có một mối quan hệ tốt với điều mình tiếp thu. Các nhà triết học gọi đây là đức tính trong việc học và tiếp nhận tri thức. Thay vì tung hô những người sở hữu vài mẩu kiến thức, chúng ta nên ca ngợi những người có thái độ tốt với chúng, vì chỉ khi như thế, chúng ta mới có thể khen ngợi cả những người đang đấu tranh để tìm lấy kiến thức/sự thật/chân lý mà vẫn bỏ lỡ chúng vì nhiều lý do khách quan họ không kiểm soát được. Những đức tính như sự khiêm tốn (ý thức chấp nhận rằng mình có thể sai), can đảm (tìm hiểu về những điều làm chúng ta không thoải mái), cởi mở (lắng nghe ý kiến từ mọi chiều, hạn chế suy nghĩ định kiến của bản thân), và sự tò mò (luôn luôn tìm tòi điều mới lạ). Khi một người người chấp nhận việc sai và tự sửa sai, can đảm – chấp nhận đau thương khi theo đuổi sự thật, và cởi mở hơn khi tiếp cận - tham khảo ý kiến, và bị thôi thúc bởi sự tò mò sâu trong thâm tâm, họ có mối quan hệ tốt với kiến thức/chân lý/sự thật ngay cả khi thất bại khi cố gắng tiếp thu nó HƠN một người được dọn sẵn kiến thức trên đĩa bạc.
Ở một ý nghĩa sâu xa, chúng ta thật sự rất khó để trả lời câu hỏi:
“Sở hữu kiến thức tốt hơn, hay cố gắng để học được kiến thức thì tốt hơn?”
Thông tin dường như vẫn thiếu để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp.
Đối với việc “biết/nhận thức” [ở vế đầu của câu hỏi], chúng ta cũng muốn nghe được rằng kiến thức ấy đến với mình như thế nào. Đó là kiến thức mà chúng ta nhận được ngay cả khi chúng ta không hứng thú và lười biếng khi tìm hiểu, hay đó là kiến thức được tiếp nhận qua sự tìm hiểu tận tâm?
Nếu là vế sau, thì chúng ta lại thấy là sở hữu kiến thức tốt hơn vì nó liên quan mật thiết với vế đầu: sự sở hữu kiến thức và thái độ khi tiếp cận/tìm hiểu chúng.
Chúng ta có thể mường tượng dễ hơn với một ví dụ khác.
Bạn muốn có con cá hay bạn muốn biết câu cá?
Một lần nữa, chúng ta cần thêm thông tin. Nếu con cá là kết quả của việc biết câu cá, thì cả hai vế của câu hỏi không nhất thiết phải tách biệt lẫn nhau, và sự kết hợp của chúng là lý tưởng nhất. Nhưng, nếu việc có con cá là kết quả của việc ngồi chờ ai đấy quăng vào mặt thì tốt nhất là chúng ta nên biết cách câu – để có thể tự mình làm lấy. Vì khi một người chỉ biết trông chờ vào vận may và lòng từ thiện, thì người kia có thể quay lại dòng sông vào mỗi sáng, mỗi tối và câu cá cho đến khi cảm thấy thỏa mãn.
Và điều này tương tự với tri thức. Vâng, việc sở-hữu-tri-thức thật ra là tốt hơn, nhưng chỉ khi việc đó đi kèm với thái độ tìm hiểu. Nếu, thay vào đó, sự sở hữu kiến thức phụ thuộc chủ yếu vào may mắn và đặc quyền (mà thường là thế), vị thế của chúng ta khá mong manh và dễ bị tổn thương bởi một niềm kiêu hãnh mơ hồ (chưa kể đến sự phức tạp của việc nảy sinh sự kiêu hãnh này). Phân ra làm hai mục rõ ràng, thì, chúng ta nên chọn việc tìm kiếm tri thức thì hơn. Với người biết cách câu cá, họ - những người muốn tìm kiếm sự hiểu biết – có thể mạnh dạn bước ra thế giới to lớn ngoài kia, đôi khi thất bại – đôi lần thành công, nhưng dù sao đi nữa, người này có thể nỗ lực không ngừng, và bắt cá cho đến khi mình cảm thấy thỏa mãn – khi kiến thức được hấp thu triệt để. Và sau cùng – mỗi ngày trong tương lai – người này vẫn có thể ra sông và bắt cá, có thể tiếp tục tìm kiếm tri thức một lần nữa.
Một người – vào một lúc nào đó – sẽ chống lại cả thế giới về mọi mặt – lý trí, đạo đức, tiêu chuẩn xã hội, thậm chí là cả về thể chất. Vài cuộc va chạm sẽ chẳng có gì đáng để tâm, nhưng số khác lại trở thành thảm họa. Tinh thần nhất quán trong việc tìm kiếm sự thật/tri thức cho chúng ta cơ hội tốt nhất để nhìn nhận mọi thứ thật rõ ràng, và đó, đó mới chính là điều chúng ta cần trân quý và tôn vinh.
***Ai cho mình hỏi add counter code của trang gốc vào bài như thế nào với ạ :( :(:(