Bàn về vòng đấu World Cup 2022 vừa qua : có sự sắp đặt của FIFA
Bàn luận về vòng bảng World Cup 2022 vừa qua, thật là có nhiều bất ngờ lại trùng hợp đến kỳ lạ!
Mình đã tưởng rằng ở mùa World Cup 2018, việc chủ nhà Nga có cú hit lọt vào tới vòng tứ kết bằng những bàn thắng luân lưu là đã “ảo ma” lắm rồi, nhưng không ngờ World Cup năm nay còn “vi diệu” hơn, khi có nhiều bất ngờ ở các vòng đấu, nhưng lại xảy ra một cách trùng hợp đến vậy.
Trước tiên ta hãy nói qua về vòng bảng World Cup luôn được cho là may rủi bằng bóc thăm, nhưng FIFA luôn biết cách sắp cho các đội mạnh của châu Âu và châu Mỹ nằm trải đều ở các bảng đấu, năm nay càng đồng đều hơn mọi năm như :bảng B có Anh, bảng C có Argentina, Bảng D có Pháp, bảng E có Tây Ban Nha (có lẻ thêm Đức nhưng năm nay không được đánh giá cao), bảng F có Croatia, bảng G có Brasil và bảng H có Bồ Đào Nha (để không ai phải đối đầu nhau trực tiếp từ vòng bảng).
Bên cạnh đó kèm theo mỗi bảng đấu đều xuất hiện các đội yếu hơn phần lớn đến từ châu Á và châu Phi cũng “chia đều” cho các vòng bảng như thể chỉ luôn là “lót đường” cho "các ông lớn".
Nhắc đến "các ông lớn", họ đương nhiên lần lượt đứng đầu bảng đấu, hiên ngang bước vào vòng loại (trừ Tây Ban Nha và Croatia). Nhưng lạ là họ đa phần có kết quả thi đấu giống nhau 2 trận thắng 1 trận thua (như Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil). Và hầu hết các trận thua này đều "đủ" tạo ra những cơn địa chấn gây sức hút (có vẻ hơi nhiều) khi các đội mạnh đang trên đà thắng thế đều “đột ngột” thua các đại diện đến từ châu Á và châu Phi được đánh giá thấp hơn (như Tây Ban Nha thua Nhật, Pháp thua Tunisia, Bồ Đào Nha thua Hàn Quốc,..) Tất cả không hẹn mà đều thua tại lượt trận cuối.
Đáng chú ý đa phần có liên quan đến tổ đội Var (không biết vô tình hay cố ý ) đã gián tiếp tạo ra các trận thua này bằng các quyết định gây tranh cãi như hủy bàn thắng của Pháp, nhưng ngược lại công nhận bàn thắng của Nhật Bản, “trùng hợp” giúp nước này đi tiếp, đẩy Tây Ban Nha chỉ đứng nhì bảng E.
Tuy là điều đáng chúc mừng cho Châu Á lần đầu tiên có đến 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc thuận lợi bước vào vòng loại. Nhưng nếu xem xét một chút, cơ hội đi tiếp của Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đến rất sít sao. Vì trước đó, cũng với “kịch bản” họ đang được đánh giá cao hơn Ghana và Costa Rica nhưng bất ngờ lại để thua rất hụt hẫn. Rồi sau đó đột nhiên cùng nhau lội ngược dòng đánh bại luôn đội mạnh hơn để giành quyền đi tiếp và đều là trong trận cuối vòng bảng một cách… không thể trùng hợp hơn. Đồng thời cũng khiến cả Đức và Uruguay mặc dù đang đá thắng trận, tưởng chừng có thể an toàn xếp nhì bảng nhưng phải “ngã ngửa”chia tay sớm (Cứ thế này mà ông nào mà hay bắt kèo trên thắng thì coi chừng cắn lưỡi :)) )
Lại thêm sự trùng hợp khác, dù rằng Tây Ban Nha xếp nhì bảng nhưng lại được đi theo cùng một nhánh đấu vòng 16 với các đội châu Âu, tách biệt hẳn với nhánh đấu của Châu Mỹ.
Thuyết âm mưu mình có thể nghĩ ra, chủ nhà Qatar bị loại sớm một phần do họ cũng không thể tiến xa hơn mà còn đang bị nhiều bên chỉ trích, nên FIFA “rút” họ ra sớm để tránh dư luận chú ý. Còn nói về đội tuyển Đức thất bại ngay vòng bảng, nguyên nhân sâu xa có thể do họ xích mích với cả Qatar và FIFA từ trước, nên đã có “dàn xếp” cho Nhật hưởng bàn thắng đó, Đức sẽ lập tức bị loại, còn Tây Ban Nha cũng được lợi trong vòng đấu tới, có thể nói cả 4 bên liên quan đều có lợi trong vụ việc này. Đây chính là cách mà FIFA ngầm trừng phạt "Die Mannschaft" .
Vô hình chung sau các trận đấu vòng bảng, mọi sự “trùng hợp” đã tạo ra vòng 16 đội được chia thành 2 nhánh đấu riêng biệt, một nhánh chỉ toàn là các nước châu Mỹ và châu Á , nhánh còn lại là châu Âu và châu Phi.
Sự “sắp xếp” này sẽ có nhiều cái lợi với ý đồ của FIFA, đầu tiên là đảm bảo có mặt đầy đủ các ngôi sao lớn của các nước tiếp tục xuất hiện nhiều hơn đồng nghĩa vẫn hút nhiều khán giả và truyền hơn (như Messi, Neymar, Ronaldo,Benzema, Lewandowski, Luka Modrić ,..) vì đa số họ có thể chỉ còn tham gia được World Cup lần này.
Nhánh đấu bên châu Mỹ ngoài các đội châu Á còn có thêm Hà Lan, Croatia là những nhân tố “bất ngờ” nhằm cân bằng giữa 2 phía, nhưng là cũng chỉ để Argentina và Brazil “dễ thở” hơn mà thôi. Rõ ràng mục đích cuối cùng là đảm bảo cho các đội mạnh ở 2 phía châu Mỹ và châu Âu không cần phải chạm mặt nhau cho đến chung kết .
Lý do có thể vì mùa trước, nhiều người phàn nàn chỉ luôn có các đội Châu Âu là có thể tiến sâu vào bán kết & chung kết làm giải đấu bị giảm nhiệt rất nhanh không có gì đột phá, để giải đấu được hấp dẫn thì phải xuất hiện những trận siêu kinh điển như giữa Argentina - Brazil và Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha mới thu hút được truyền thông. Có lẽ bởi vậy mà FIFA đã “có chút điều chỉnh” để đa dạng hơn các đội ở cả 4 châu lục, ai muốn xem các đội thuộc châu lục nào thi đấu thì vẫn có cơ hội tiếp tục theo dõi thêm vài trận mà không phải “bỏ cuộc” quá sớm như mùa trước, cộng thêm việc sắp lịch thi đấu liên tiếp cho các đội bóng đủ để thấy FIFA đang rất tận dụng mọi cơ hội để "vắt sửa" ngày hội lớn nhất hành tinh này.
Theo mình dự đoán, với các vòng đấu như được FIFA "dọn cỗ" sẵn thế này. Vòng bán kết rồi sẽ rút gọn thành sự cạnh tranh của 4 đội được cho là mạnh nhất châu Mỹ và châu Âu bao gồm : Argentina vs Brazil - Pháp vs Tây Ban Nha (hoặc có thể là Bồ Đào Nha). Như vậy chiếc cúp vàng danh giá "vẫn" chỉ còn là vấn đề thuộc về đội Châu Mỹ hay Châu Âu mà thôi.
Như vậy World Cup vẫn sẽ đủ gây sức hút nhiều lượng người theo dõi ở khắp nơi trên thế giới mà không bị giảm nhiệt, nhìn vào tưởng chừng các bóng đội bóng khác sẽ gây ra đột phá nhưng sau cùng vẫn chỉ là kịch bản cũ như các mùa trước đây. Qủa là một bảng đấu mà FIFA đã có tính toán từ trước.
Cảm thấy có chút tiết cho Uruguay đã chia tay quá sớm ở giải đấu, dù họ là đội bóng tiềm năng và đã thi đấu rất tốt trong trận thắng trước Ghana. Cũng đáng tiết cho Luis Suarez vì đây có thể là kỳ World Cup cuối cùng anh tham gia, nhưng phải ngậm ngùi dừng bước trong nước mắt và sự tiếc nuối. Thật sự là một mùa giải World Cup đầy cảm xúc, chắc chắn rồi sẽ có thêm nhiều cầu thủ rơi nước mắt như thế sau khi họ không thể bước tiếp vào vòng trong.
Theo mọi người thì đội tuyển nào sẽ đoạt ngôi vô địch ở World Cup 2022 đáng nhớ này ?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất