“Chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất trên thế giới và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đã tuyên bố như vậy tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 8-3 vừa qua. Đó không phải là cách Đài Loan nghĩ về mình. Ít nhất, Đài Loan không chấp nhận họ là một phần của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, với thủ đô ở Bắc Kinh. Vậy tại sao Mỹ lại ủng hộ “chính sách một Trung Quốc”?. Và vì sao các quan chức Đài Loan lại cảm thấy nhẹ nhõm khi Donald Trump, người từng thách thức khái niệm một Trung Quốc, giờ lại quay sang ủng hộ cho khái niệm này trong một cuộc hội đàm qua điện thoại với người đồng cấp Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 2 vừa qua?
Thật khó khi nói rằng, Đài Loan không phải là một quốc gia độc lập. Đảo này có tổng thống riêng, được bầu  cử một cách dân chủ. Đài Loan cũng có luật pháp và lực lượng vũ trang của riêng họ. Nhưng tên chính thức của đảo này là nước Trung Hoa Dân Quốc. Đài Loan từng tuyên bố chủ quyền trên danh nghĩa đối với vùng lãnh thổ này, hiện nay, nó được coi là một phần của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là di sản của cuộc nội chiến mà kết quả của cuộc chiến này là nước Trung Hoa Dân Quốc đã bị Mao Trạch Đông lật đổ vào năm 1949. Chính quyền thất thế đã rời đến Đài Loan, một tỉnh của Trung Quốc. Tại đây, chính quyền này vẫn tiếp tục tự xưng là chính phủ của cả nước Trung Quốc. Kể từ đó, cả hai chính quyền đều tuyên bố chủ quyền trên cùng một vùng lãnh thổ (không giống với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc còn bao gồm cả Mông Cổ với các đường biên giới trên lý thuyết).
Bạn hiểu chính sách một Trung Quốc có nghĩa là gì?

Tuy vậy, chính quyền ở Bắc Kinh lại phản đối kịch liệt ý tưởng hai Trung Quốc. Chính quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì cái được gọi là “nguyên tắc một Trung Quốc”: tức là chỉ có chính quyền ở Bắc Kinh đại diện cho Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Điều này cho thấy một vấn đề vào những năm 1970, khi Mỹ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và tìm kiếm sự giúp đỡ của nước này trong chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô. Trung Quốc muốn Mỹ chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc của họ nhưng Mỹ không muốn ủng hộ hoàn toàn cho Đài Loan tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, với Mỹ, “chính sách một Trung Quốc” chỉ đơn giản là hai bên eo biển Đài Loan công nhận sự tồn tại của duy nhất một nước Trung Quốc. Chính sách này không nêu rõ bên nào có quyền lãnh đạo Đài Loan. Đây là sự giả dối được diễn đạt một cách khéo léo bằng từ ngữ. Kết quả là, quan hệ Mỹ và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã được thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ (và các nước khác, kể cả Mỹ và Đài Loan đều được hưởng lợi từ sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Trung Quốc).
Nhiều người ở Đài Loan vẫn hoài nghi về ý tưởng một Trung Quốc. Họ muốn Đài Loan tách biệt khỏi Trung Quốc đại lục mãi mãi. Tuy nhiên, họ cũng e ngại kích động chính phủ Bắc Kinh. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã được tăng cường trong nhiều năm gần đây. Nếu Mỹ bác bỏ chính sách một Trung Quốc và công nhận nền độc lập của Đài Loan thì điều này sẽ dẫn đến nguy cơ Đài Loan bị Trung Quốc tấn công và Mỹ cảm thấy họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Đài Loan và do đó, Mỹ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến. Vì vậy, không chính phủ nào cảm thấy buồn khi ông Trump quyết định nói với ông Tập Cận Bình rằng, Mỹ vẫn tin  tưởng vào chính sách một Trung Quốc. Đài Loan sẽ chỉ hy vọng rằng, một Trung Quốc không bao gồm họ mà thôi.
Để hiểu hơn về nền văn hoá Trung Quốc, mời bạn tham khảo bài viết: Giới thiệu ebook Văn hoá Trung Quốc và Trung Quốc đương đại