Có nhiều vấn đề quan trọng trong việc lựa chọn tài sản mà ta cần phải quan tâm.
Rủi ro là vấn đề mà chúng ta không nên bỏ qua. Các nhà đầu tư gắn liền rủi ro và lợi nhuận, và hầu hết chúng ta không thích nó. Các nhà đầu tư kì cựu nhắc nhở chúng ta nên dành thời gian, công sức của mình để chú ý tới rủi ro. Bản ghi này viết ra nhằm thảo luận một vài vấn đề về rủi ro.
Có thể nói, rủi ro là cách gọi về những thứ không tốt đẹp có khả năng xảy ra, thường ta không biết chắc chắn khi nào nó sẽ xảy ra; con người sợ rủi ro bởi những hậu quả tiêu cực sẽ có khả năng trở thành hiện thực.
Vậy nói một cách đơn giản. Rủi ro trong đầu tư trước hết, là khả năng thua lỗ.
Có một điều tất cả chúng ta đều phải biết. Khi tôi thua lỗ, tôi sẽ phải còng lưng để kiếm lại số tiền đó. Hãy xem bảng sau:
cái bảng này khá to và tôi không thích cho lắm, vì nó sẽ làm bản ghi dài hơn
cái bảng này khá to và tôi không thích cho lắm, vì nó sẽ làm bản ghi dài hơn
Bạn có 20 triệu đầu tư vào hợp đồng phái sinh, khi bạn lỗ tới mức 50% và khoảng tiền chỉ còn 10 triệu. Bạn cần khoảng lãi 100% để hòa vốn. Một điều mà tôi không quên đó là đừng bao giờ cho phép khoản lỗ trở nên lớn hơn khi tôi đầu cơ phái sinh, rất khó để chúng ta lấy lại được số tiền ban đầu.
Vậy điều gì khiến ta thua lỗ, đó là rủi ro từ nhiều nguồn mà chúng ta có thể sẽ không biết được. Khi bạn đầu tư thì bạn nhìn vào đâu? Câu trả lời là tương lai. Tương lai là vô định hình, chẳng ai biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Người ta thường dự đoán về các khả năng nhưng rất ít người đúng hoàn toàn.
Và rủi ro trong đầu tư xuất hiện dưới nhiều loại hình khác nhau, nhà đầu tư khác nhau sẽ vướng vào từng loại khác nhau:
1. Khả năng mất tiền: đây là loại rủi ro khiến nhiều người sợ hãi. Chẳng ai muốn thấy tài khoản của mình -30% tới -40% cả. Việc thua lỗ là một dạng rủi ro điển hình mà hầu hết ai cũng từng gặp phải khi đầu tư. Năm 2000, cổ phiếu công nghệ sụp đổ khiến nhiều người đã trở nên trắng tay, từ việc không cảm nhậm được rủi ro, và không nghiên cứu. Họ, những người đã đút tiền vào chứng khoán vì tin tưởng vào đà tăng trưởng mãi mãi của thị trường đã phải trả giá.
2. Lợi nhuận thấp hơn mức dự kiến: Tôi mua chứng khoán với kì vọng đạt 15% lợi nhuận một năm, nhưng lại chỉ được 8%, rõ ràng mức hao hụt 7% là một dạng rủi ro đối với một vài người. Nhà đầu tư tổ chức cần một mức lợi nhuận tối thiểu, 9% hoặc 11% hoặc cao hay thấp hơn. Một khoản đầu tư có thể rủi ro với vài người nhưng nó chưa chắc đã làm nao núng những người khác. Tùy thuộc vào khẩu vị. Nhưng nếu tôi chỉ kiếm được 7 tới 10% một năm thì tại sao tôi phải tự mình đi đầu tư, tôi có thể bỏ số tiền đó vào một vài quỹ đầu tư, rõ ràng loại rủi ro này mang tính chủ quan.
3. Thất bại tạm thời: đây là loại rủi ro mà những người táo bạo có thể mắc phải vào thời gian đầu, nhà đầu tư có thể tự nghi ngờ chính bản thân mình khi có một vài thứ được xem như là sai sót xảy ra. Hay những người khác biệt, áp lực thất bại ảnh hưởng nhiều tới họ. Các nhà quản lý quỹ thường không muốn quá vượt trội mà phải kèm theo những biến động tiêu cực lớn. Nhà đầu tư giá trị mua một cổ phiếu đang giảm, nhưng sau một thời gian, cổ phiếu vẫn lao dốc, để chấp nhận loại rủi ro tiềm năng này và tiếp tục trung bình giá xuống, nếu họ tự tin về những đánh giá của mình là đúng.
4. Chi phí cơ hội: Những khoản đầu tư tốt nhất đã bị bỏ qua, khiến nhà đầu tư tiếc nuối, nhưng không chỉ có vậy. Những người nhảy vào mua khi ở đỉnh vì tiếc nuối phần chi phí cơ hội, dẫn họ đến khả năng thua lỗ, đây là một dạng tiêu cực của khả năng mất tiền.
Hãy lấy ý tưởng của Howard Marks về thứ được gọi là dao động con lắc. Con lắc có hai biên tương ứng hai điểm cực đại trái ngược nhau, việc này có nghĩa hai biên là hai trạng thái cảm xúc khác nhau. Tham lam và sợ hại, tin tưởng và mất lòng tin, chấp nhận rủi ro quá mức và e sợ rủi ro quá mức. Tại biên độ của sự tham lam hay tin tưởng quá mức tạo nên bong bóng đầu cơ trong thị trường bất động sản hiện nay. Bong bóng này có thể xảy ra từ vài năm trước đây. Hãy lấy Novaland làm ví dụ, NVL vay nợ lớn từ các ngân hàng để xây các khu bất động sản từ vài tỷ đến vài chục tỷ và hơn nữa. Trong thời kỳ việc mua bán dễ dàng vì bất động sản dễ sinh lời thì ai cũng muốn gia tang vị thế của mình. Nhưng khi giá được đẩy lên quá cao từ việc mua đi bán lại, nó vượt qua sức mua của người dân. Từ đây dẫn đến một loại rủi ro từ việc tham lam và tin tưởng thị trường sẽ đi lên mãi: Loại rủi ro thanh khoản. Người giàu không mua vì giá vượt quá giá trị, người nghèo không mua vì không đủ tiền. Và khi các khoản vay đáo hạn sẽ làm NVL gặp vấn đề, điều này chúng ta đã thấy trước từ khi giá cổ phiếu của công ty này giảm sâu từ vài tháng trước. Như vậy rủi ro đến từ việc không nhận thức được nó hoặc bị che mắt bởi lòng tham; trong thị trường giá lên thì ai cũng kiếm được tiền nhưng kèm theo đó là một mức P/E cao dần.
Vậy làm sao để nắm bắt được rủi ro? Câu hỏi này dẫn tới một câu hỏi khác: Làm sao để dự đoán được tương lai? Câu trả lời khó nói bởi nó dựa vào kỹ nặng của nhà đầu tư. Bởi không phải lúc nào cũng dự đoán được tương lai. Việc sử dụng các mô hình định lượng về rủi ro có vẻ không chính xác. Nếu các mô hình đo luôn đúng thì các nhà học thuật mới là những người giàu nhất và Warren Buffett chỉ là một trò hề. Nhưng không có nghĩa việc phân tích công ty là vô nghĩa. Phân tích cơ bản vẫn là một công cụ hữu dụng để xác định giá trị.Trừ một số trường hợp đặc biệt như Enron thì những chỉ số như : Doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận biên, nợ, vốn chủ sỡ hữu có thể cho biết mức độ rủi ro của doanh nghiệp, theo một cách nào đó rủi ro có thể được so sánh bằng sự ổn định và mức tăng trưởng. Nhưng không vì thế mà có thể lường trước được những sự kiện đặc biệt như thiên nga đen. Biểu đồ đường cong hình chuông cho thấy:
X là các sự việc có thể được dự đoán và có thể xảy ra đúng với dự đoán đó, trong khi khoảng Y Thì sẽ có những sự kiện không dự đoán được xảy ra. Còn khoảng từ Z trở ra ngoài rìa là những sự kiện có xác xuất xảy ra thấp nhưng nó vẫn có thể xảy ra, hoặc là thảm họa, hoặc là một tin vui bất ngờ ảnh hưởng mạnh tới công ty.
Những sự kiện không thường xuyên xảy ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng của danh mục đầu tư. Thiệt hại không đo được, từ đó nói: rủi ro là không thể triệt tiêu và luôn luôn tồn tại. Và đầu tư thành công là việc nhận biết được rủi ro, chấp nhận nó với một mức lợi nhuận mong muốn kèm theo việc giảm thiểu rủi ro.
Và điều tốt nhất mà ta làm là chấp nhận rủi ro của khoản đầu tư với mức nhỏ, nhưng đó là một món hời, hay một công ty có thể phát triển mạnh trong tương lai. Tùy thuộc vào từng cách thức đầu tư khác nhau mà ta áp dụng khẩu vị rủi ro khác nhau.
Bản ghi nhớ 1- 10/03/2023