Bản đồ đầu tư Việt Nam: Kênh đầu tư nào đang được ưa chuộng?
Bạn sẽ làm gì với 100 triệu đồng nhàn rỗi? Gửi tiết kiệm ngân hàng – an toàn nhưng lãi suất ngày càng mỏng. Mua vàng – tích trữ được...
Bạn sẽ làm gì với 100 triệu đồng nhàn rỗi? Gửi tiết kiệm ngân hàng – an toàn nhưng lãi suất ngày càng mỏng. Mua vàng – tích trữ được nhưng dễ “lên bổng xuống trầm”. Chứng khoán, bất động sản, quỹ mở, tiền số – nghe thì hấp dẫn nhưng liệu có rủi ro?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, các lựa chọn đầu tư cũng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ từng kênh đầu tư hoạt động ra sao, tiềm năng sinh lời hay rủi ro thế nào, và làm thế nào để đầu tư hiệu quả?
Nếu bạn cũng vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn “giải mã” toàn cảnh các kênh đầu tư phổ biến hiện nay tại Việt Nam – từ truyền thống đến hiện đại – từ đó sẽ giúp bạn có thể tự đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất cho các lớp tài sản của chính mình.
Bài viết này được đồng hành bởi Smart Wealth Forum (SWF - 1 group chuyên chia sẻ về các chủ đề đầu tư thông minh) nhằm nâng cao kiến thức về tài chính đầu tư trong cộng đồng nhà đầu tư trẻ tại Việt Nam . Giờ thì cùng bắt đầu nhé.
1, Tiền gửi
Nói đến đầu tư thì sự lựa chọn phổ biến nhất Việt Nam chắc chắn ko thể bỏ qua kênh Tiền gửi.
Trong tâm trí nhà đầu tư Việt Nam, đây là kênh an toàn gần như tuyệt đối. Tại sao lại nói là “gần như tuyệt đối”? Trên lý thuyết, theo luật Bảo hiểm tiền gửi thì mỗi người dân gửi tiền tại 1 ngân hàng sẽ được Nhà nước bảo hiểm tối đa 125 triệu đồng nếu ngân hàng đó gặp vấn đề và không thể hoàn trả đủ số tiền người dân đó đã gửi. Tuy nhiên, trên thực tế, điều khiến Tiền gửi là kênh đầu tư an toàn hàng đầu là bởi trong lịch sử, Ngân hàng Nhà nước chưa để xảy ra trường hợp người gửi tiền không rút được tiền.
Điển hình như vụ án ngân hàng SCB gần đây hay 1 vài sự kiện ngân hàng gặp khó khăn trong quá khứ, Ngân hàng Nhà nước sau đó đều can thiệp xử lý nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người gửi tiền (dù cho số tiền gửi có lớn hơn rất nhiều con số 125 triệu đồng).
Chính vì tính an toàn cao đó mà Tiền gửi luôn thu hút từ 80 - 90% lượng tiền trên thị trường và hiện vẫn là kênh đầu tư phổ biến nhất tại Việt Nam, dù cho 1 vài thời điểm như hiện tại lãi suất gửi tiền khả thấp chỉ khoảng 5 - 6%, tức hơn mức lạm phát trung bình 4% hằng năm 1 chút mà thôi. Chứng tỏ nếu sở hữu tài sản lớn, phần lớn nhà đầu tư vẫn sẽ đề cao tính an toàn, bảo vệ tài sản hơn là chấp nhận rủi ro để tăng trưởng số tài sản đó.
2, Vàng
Xếp hạng thứ 2 sau kênh Tiền gửi về mức độ an toàn chắc chắn chúng ta sẽ phải nhắc tới đầu tư Vàng. Từ xa xưa, trước cả khi có các kênh đầu tư hiện tại đại như Tiền gửi, Chứng khoán, thì Vàng là kênh tích trữ tài sản phổ biến nhất. Ông bà chúng ta thời xưa thường có thói quen khi có tiền dư thừa sẽ mua 1 chỉ hoặc 1 cây Vàng để cất đi làm vốn, sau này sẽ truyền lại các đời sau thông qua cho tặng tại đám cưới hoặc thừa kế.
Sau này khi có các thống kê hiện đại hơn, chúng ta thấy được giá Vàng thường tăng tốt khi có khủng hoảng xảy ra, hay có thể nói rằng Vàng là kênh trú ẩn an toàn trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, chính trị hoặc lạm phát. Lý do là bởi: (1) Nguồn cung giới hạn: Mặc dù Vàng vẫn có thể khai thác nhưng chi phí khá tốn kém, không dễ tăng nguồn cung; và (2) Không bị phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia hay tổ chức tài chính nào: ví dụ FED (Ngân hàng trung ương Mỹ) có thể in thêm Đô la nhưng không thể in thêm Vàng, ngoài ra nếu quốc gia của bạn vỡ nợ, bạn cầm tiền tệ của quốc gia mình sẽ rất khó để sử dụng tại các quốc gia khác, tuy nhiên nếu nắm giữ Vàng thì sẽ không bị ảnh hưởng gì. 2 lý do trên giúp Vàng trở thành điểm đến ưa thích của dòng tiền khi có khủng hoảng. Minh chứng là tại thời điểm xuất hiện các cuộc khủng hoảng lớn như: Khủng hoảng tài chính 2008, Đại dịch Covid 19 hay chiến tranh Nga - Ukraina, giá Vàng đều tăng mạnh.
Hay như gần đây nhất trong năm 2024, Thị trường Vàng tại Việt Nam cũng ghi nhận 1 mức tăng giá ấn tượng gần 15%. Chưa dừng lại ở đó, đà tăng còn kéo dài sang 2025 khi mà chỉ chưa hết nửa năm, tính đến ngày 15/5/2025, giá Vàng đã tăng hơn 40% so với ngày đầu năm. Các nhà đầu tư Vàng trong 2 năm gần đây đã kiếm được mức lợi nhuận tương đương 10 năm trước đó cộng lại (10 năm tình từ 2023 trở về trước). Và các sự kiện chính gây ra sự tăng giá vẫn là các cuộc khủng hoảng, có thể kể đến như: xung đột Israel-Iran tại Trung Đông vào năm 2024 hay cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ với Trung Quốc, Canada và Mexico.
3, Bất động sản
So với 2 kênh đầu tư an toàn là Tiền gửi và Vàng, Bất động sản được đánh giá có tính rủi ro cao hơn (rủi ro về biến động giá, chôn vốn hoặc pháp lý), tuy nhiên vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng của giới nhà giàu tại Việt Nam nhờ tốc độ tăng giá tốt và khả năng hấp thụ vốn lớn (có thể đầu tư lượng tiền lớn chục tỷ, trăm tỷ được).
Về tốc độ tăng giá, cũng giống như Vàng, tâm lý nhà đầu tư Bất động sản là: Người sinh ra thêm nhưng đất thì không, vì vậy giá đất sẽ luôn tăng. Và theo 1 thống kê của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, tính từ năm 1990 đến nay, giá Vàng tăng khoảng 30 lần thì giá Bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh tăng đến 400 lần - mức tăng trưởng phải nói là top đầu của thế giới.

Và gần đây nhất, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ về luật pháp liên quan đến thị trường Bất động sản như: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Các thay đổi này bắt đầu được thực thi vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025 với các mục tiêu chính: (1) Tăng tính minh bạch trong hoạt động giao dịch, sở hữu Bất động sản; (2) Bình ổn thị trường, hạn chế đầu cơ, thổi giá; (3) Tạo môi trường pháp lý rõ ràng, giúp bảo vệ và tăng niềm tin của nhà đầu tư.
4, Chứng khoán
Chưa thu hút nhiều tiền như kênh Tiền gửi, Bất động sản, cũng chưa lâu đời như kênh đầu tư Vàng, nhưng thị trường Chứng khoán đang là kênh đầu tư mới nổi và thu hút được nhiều sự quan tâm nhất từ giới đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau sự kiện Covid 19 - thời điểm mà TTCK Việt Nam cũng như thế giới có mức tăng trưởng nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Trước khi vào phần nội dung chính, mình thấy nhiều nhà đầu tư hiện vẫn có thể đang nhầm rằng Cổ phiếu và Chứng khoán là 1, tuy nhiên định nghĩa chính xác thì Cổ phiếu chỉ là 1 phân loại nằm trong Chứng khoán, ngoài ra còn có các sản phẩm đầu tư khác như: Trái phiếu, Phái sinh, Quỹ đầu tư,... Tuy nhiên, phổ biến nhất với nhà đầu tư trong nhóm Chứng khoán thì vẫn là kênh Cổ phiếu.
Nếu như tạm bỏ qua các giao dịch ngầm không minh bạch, chỉ tính theo số liệu công khai thì, đầu tư Cổ phiếu trong giai đoạn 20 năm từ năm 2000 đến năm 2021 sẽ đem lại mức hiệu suất tốt nhất với lãi kép với hơn 20%/năm, theo sau lần lượt là Bất động sản, Trái phiếu, Vàng và hiệu suất thấp nhất là Tiền gửi.
Hiệu suất các kênh đầu tư tại Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây
Tuy nhiên đi cùng với đó cũng là mức độ biến động cao nhất trong các kênh đầu tư (cả biến động tăng và biến động giảm). Và chính điều này khiến Cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhất về số nhà đầu tư tham gia mới hàng năm, đặc biệt sau các giai đoạn tăng giá mạnh như Covid 19 ((vì mọi người yêu thích khi thị trường biến động tăng). Cụ thể, cho đến đầu năm 2019 mới có 2 triệu tài khoản chứng khoán, nhưng đến giữa năm 2025 con số này đã là gần 10 triệu, tức tăng gấp 5 lần chỉ sau hơn 5 năm với mức tăng trưởng kép gần 35%/năm.
Ở chiều ngược lại, trái ngược với xu hướng tăng trưởng của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài trên TTCP Việt Nam lại có xu hướng bán ròng từ năm 2020 đến hiện tại mặc cho đà tăng giá của Chứng khoán Việt Nam vẫn là khá tốt. Tuy nhiên, đối diện với áp lực bán ròng từ khối ngoại, TTCP Việt Nam vẫn có đà tăng giá tốt nhờ có sự tham gia mới liên tục của nhà đầu tư trong nước như chúng ta đã đề cập ở phía trên. Và hiện tại, khi dòng tiền ngoại đã không còn nhiều trên TT, thì chỉ cần 1 vài yếu tố thay đổi sẽ giúp dòng tiền này dễ dàng quay lại, ví dụ như khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá và nâng lãi suất, hoặc sắp tới khi TTCK Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi giúp tăng uy tín và giá trị của chúng ta trên bản đồ đầu tư thế giới.
Ngoài ra, về đặc thù của TTCK Việt Nam so với các TTCK trên thế giới cũng có nhiều khác biệt to lớn: (1) TTCK Việt vẫn còn khá non trẻ (25 năm tuổi so với các TTCK lâu đời ví dụ như Hà Lan hơn 400 năm tuổi, Mỹ và Anh hơn 200 năm) -> cơ hội đầu còn rất nhiều nhưng các phương pháp đầu tư vẫn còn sơ khai, chưa hiệu quả; (2) Tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân không chuyên chiếm phần lớn -> đầu tư tự phát, ít tính chuyên nghiệp, tâm lý đám đông, FOMO cao dẫn đến rủi ro biến động cao trên toàn thị trường.
Tại các thị trường phát triển như Mỹ, chỉ khoảng ¼ số giao dịch hàng ngày được thực hiện bởi nhà đầu tư cá nhân (tính chuyên môn hóa cao, nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thường đầu tư gián tiếp qua các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức đóng vai trò chủ đạo trong khối lượng giao dịch, góp phần ổn định thị trường). Ngược lại tại Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân và không chuyên chiếm đến 90% giao dịch hàng ngày. Hệ quả là đám đông lại phần lớn thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, khiến việc mua bán dễ bị ảnh hưởng bởi tin tức, hô hào, mà thiếu đi những phân tích chuyên sâu, sự bình tĩnh trong phán đoán, ra quyết định. Do đó không hiếm thấy trên thị trường những phiên tăng giảm giá bất ngờ chỉ vì 1 tin tức chưa xác thực, hay nhiều nhà đầu tư mất tiền oan vào các cổ phiếu của đội lái chỉ vì tin vào các lời hô hào, khuyến nghị với mục đích trục lợi riêng.
Để giải quyết các vấn đề trên thì 1 sản phẩm đầu tư trong nhóm Chứng khoán đã ra đời và cũng đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhà đầu tư trong các năm gần đây đó là các Quỹ đầu tư. Xét về số lượng nhà đầu tư thì trên thị trường Cổ phiếu đã tăng trưởng nhanh, nhưng thị trường Quỹ thậm chí còn tăng nhanh hơn gấp 3 lần.
Giải thích 1 chút thì đầu tư Quỹ đầu tư tức là bạn gửi tiền cho các Quỹ đầu tư - nơi được quản lý bởi các chuyên gia về đầu tư, đội ngũ chuyên gia này sau đó sẽ đưa ra quyết định dùng tiền của bạn đầu tư vào đâu để sinh lời và trả lại phần lợi nhuận đó cho bạn sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan. Mỗi loại quỹ sẽ có các chỉ số tham chiếu khác nhau để đánh giá mức độ hiệu quả (ví dụ lợi suất Quỹ Trái phiếu sẽ phải tốt hơn lợi suất kênh Tiền gửi, hay lợi suất Quỹ Cổ phiếu sẽ tốt hơn chỉ số thị trường chung là VN-Iindex).
Quỹ đầu tư sẽ có nhiều loại khác nhau được phân loại dựa trên cách hoạt động hoặc sản phẩm mà quỹ đầu tư vào. Tại Việt Nam phổ biến nhất là các Quỹ mở, trong đó bao gồm Quỹ mở bị động (ETF) và Quỹ mở chủ động (Quỹ Cổ phiếu, Quỹ Trái phiếu, Quỹ Cân bằng - tức đầu tư cả Cổ phiếu và Trái phiếu). Khác biệt giữa 2 loại quỹ này là: Quỹ bị động sẽ cố gắng copy giống hệt 1 chỉ số nào đó, ví dụ quỹ ETF VN30 sẽ làm sao để khi chỉ số VN30 tăng 1% thì quỹ sẽ tăng 1% còn nếu VN30 giảm -1% thì quỹ cũng giảm -1%, và cách làm đó là mua phần lớn các cổ phiếu trong bộ chỉ số đó theo 1 tỷ lệ được tính toán trước; còn Quỹ chủ động sẽ có nhiệm vụ khó hơn đó là làm sao đánh bại được chỉ số benchmark đã đề ra, ví dụ Quỹ cổ phiếu phải chọn được các cổ phiếu tốt hơn thị trường chung để đánh bại chỉ số Vnindex - trung bình của tất cả các cổ phiếu trên sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam HOSE.
Tính đến thời điểm hiện tại các Quỹ mở chủ động đang làm khá tốt nhiệm vụ của mình (tăng nhiều hơn Vnindex khi Vnindex tăng và giảm ít hơn Vnindex khi Vnindex giảm). Do đó, nhờ các lợi ích như: Hiệu quả đầu tư được chứng minh trong dài hạn 5 - 10 năm; Thông tin minh bạch, dễ hiểu giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian theo dõi, đầu tư; Thanh khoản cao dễ dàng mua bán; Chi phí thấp; và Quản lý chuyên nghiệp, không quá ngạc nhiên khi mà số lượng nhà đầu tư tham gia đầu tư quỹ cũng đang tăng trưởng đến 74%/năm. Nhìn vào các thị trường phát triển trên thế giới, có thể nói đây là sản phẩm tiềm năng giúp thị trường chứng khoán phát triển 1 cách hiệu quả hơn cùng với đó giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo mức sinh lời ổn định.
5, Thay lời kết
Đầu tư là 1 hoạt động quan trọng mà bất kỳ ai đến 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời cũng sẽ phải biết về nó. Tuy nhiên tại thị trường non trẻ như Việt Nam, phần lớn nhà đầu tư lại không có nhiều kiến thức về hoạt động này (bằng chứng là phần lớn mọi người vẫn chọn kênh an toàn như Tiền gửi dù cho lãi suất có thấp), hoặc họ sẽ tham gia đầu tư 1 cách tự phát và không có nhiều sự chuẩn bị dẫn đến sự thiếu hiệu quả, thậm chí mất tiền oan.
Do đó hiểu về tất cả các kênh đầu tư sẽ là bước quan trọng đầu tiên giúp bạn tìm được các kênh đầu tư hiệu quả. Và hiệu quả ở đây không phải là lãi nhất, giàu nhanh nhất, mà là phù hợp nhất, phù hợp về lợi nhuận kỳ vọng, về mức độ chịu đựng rủi ro để hiểu rõ nơi mình để tiền vào thì mới có thể đầu tư an tâm, nhàn hạ và có nhiều thời gian dành cho các công việc quan trọng khác.
** Mở rộng: Bài viết này được tài trợ bởi Smart Wealth Forum (SWF) - 1 group chuyên về chủ đề đầu tư thông minh, nơi chia sẻ của nhiều người dùng và các chuyên gia về tư duy, chiến lược và kinh nghiệm đầu tư cũng như quản lý tài chính cá nhân để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu các bạn quan tâm tới các nội dung tương tự về đầu tư hoặc quản lý tài chính cá nhân, hãy tham gia group theo đường link bên dưới để cập nhật thêm các nội dung hữu ích nhé:
----------------------------------------------------
Trang cá nhân tác giả: https://www.facebook.com/vu.tuan.638941/

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất