Bạn đắt giá bao nhiêu - Nếu một người phụ nữ mất đi chính mình thì cô ấy sẽ mất đi tất cả.
Bạn đắt giá bao nhiêu - Nếu một người phụ nữ mất đi chính mình thì cô ấy sẽ mất đi tất cả. Cuốn sách khiến mình đôi lúc...
Bạn đắt giá bao nhiêu - Nếu một người phụ nữ mất đi chính mình thì cô ấy sẽ mất đi tất cả.
Cuốn sách khiến mình đôi lúc phải dừng một chút để suy ngẫm lại đôi điều, về giá trị của bản thân, về gia đình, sự nghiệp, tình yêu và hôn nhân… Bởi từng câu chuyện trong sách đều là những trải nghiệm và cảm nhận tâm đắc của tác giả, bốn mươi ba chương tương ứng với bốn mươi ba câu chuyện đến từ chính cuộc sống của tác giả và những người xung quanh. Có thể nói chị Vãn Tình viết cuốn sách này ra với mong muốn giúp độc giả, cụ thể hơn là giúp các cô gái nhận ra giá trị của bản thân, tìm lại bản ngã của chính mình và hơn hết là từng ngày nỗ lực phát triển bản thân. Sau đây mình xin sơ lược lại nội dung và đưa ra 6 bài học mình rút ra được sau khi đọc xong cuốn sách này.
1. Sự thỏa hiệp.
Trong cuộc sống, một lúc nào đó ta sẽ có ý nghĩ thỏa hệp đại đi cho xong chuyện, nhượng bộ đôi chút là sẽ qua nhưng đôi khi sự thỏa hiệp này sẽ tiếp nối cho hàng loạt sự thỏa hiệp khác nữa. Kết quả là ta sẽ ngày càng đánh mất nhiều thứ hơn và có thể sẽ tích tụ thêm nhiều oán hận. Một người luôn yêu cầu bạn phải thỏa hiệp và nhượng bộ thì không thể cho bạn cuộc đời như bạn mong muốn. Bởi sự thỏa hiệp không thể khiến đối phương hài lòng mà chỉ khiến cho họ đòi hỏi từ bạn nhiều hơn mà thôi. Vì thế người duy nhất xứng đáng để bạn thỏa hiệp là người thực sự trân trọng, biết ơn sự hy sinh của bạn, nhưng những người đó sẽ không bao giờ bắt bạn phải thỏa hiệp. Vậy nên bạn hãy sống cuộc đời là chính bạn, có lý tưởng và khát vọng, có dũng khí và kiên trì, đừng để bản thân vì một chút nhu nhược và sợ hãi mà thỏa hiệp cho xong chuyện.
2. Bạn không cần phải là cô gái được tất cả mọi người yêu quý.
Đôi lúc bản thân vì muốn khiến cho mọi người yêu quý mình, sợ đắc tội với người khác nên có thể bạn sẽ đánh mất lòng tự trọng. Bạn sẵn sàng làm mọi việc người khác yêu cầu, trong khi việc của bản thân còn đang chất đống. Bạn sẵn sàng nghe theo và đồng ý mọi lời nói của người khác mà không đưa ra chính kiến của bản thân, bạn muốn tất cả mọi người yêu thích bạn, bạn càng tỏ ra thân thiết và lấy lòng người khác thì sẽ càng bị xa lánh và nhận lại sự thiếu tôn trọng từ người khác. Bởi nếu ai nói gì cũng nghe theo và sợ bị đắc tội thì có một ngày bạn sẽ bị hiểu nhầm là gió chiều nào theo chiều nấy. Trong cuộc sống luôn có những kẻ không thể lấy lòng cũng không nhất thiết phải lấy lòng họ. Họ chỉ tạm thời vui vẻ cảm ơn vì hy sinh của bạn nhưng chỉ cần một lần làm họ không hài lòng, họ sẽ khiến bạn tổn thương gấp bội. Đôi lúc nhiều người thường thích lấy lòng những kẻ chẳng coi mình ra gì nhưng lại không tử tế với những người tốt với mình.” Vì thế ta không cần phải làm khổ chính mình, không cần phải là một cô gái được tất cả mọi người yêu quý, nhưng nhất định phải trở thành một cô gái mà mình yêu thích - không a dua, không bợ đỡ “. Sống là chính mình, có chính kiến, có nguyên tác riêng và có giá trị riêng của bản thân.
3. Năng lực của bạn đã tương xứng với các mối quan hệ.
Trong mắt hầu hết mọi người, các mối quan hệ là nguồn lực quý giá nhất, đặc biệt ở các nước Á Đông, rất nhiều người tôn thờ quan niệm “ nhất quan hệ nhì tiền tệ”, chỉ cần có quan hệ thì không gì không làm được, còn nếu không có thì dù năng lực có giỏi tới đâu cũng chẳng ích gì. Nhưng đối với quan niệm của tác giả thì lại khác, bởi không ai muốn giúp đỡ một người chỉ biết đòi hỏi, ỷ lại vào người khác nhưng lại không giúp ích gì lại cho họ. Nghe qua thì sẽ có ý kiến cho rằng tại sao lại vụ lợi như thế ? nhưng sự thật thì có ai muốn bỏ thời gian, công sức, kiến thức của mình ra mãi để thỏa mãn sự đòi hỏi, ỷ lại kia chứ, không ai cực kỳ nhàn nhã và nhiệt tình chia sẻ, giải đáp mọi vấn đề của bạn. Bởi những người có thành tựu thường rất bận rộn. Ai cũng muốn tạo dựng mạng lưới quan hệ thật vững mạnh, nhưng nếu không trau dồi, nâng cao năng lực bản thân, mà chỉ thích giao du móc nối quan hệ, sẽ khiến chúng ta trở nên vụ lợi, làm người khác khinh thường. Vì thế việc chúng ta nên làm là nâng cao năng lực bản thân bởi khi năng lực tương xứng, mối quan hệ không còn là ngưỡng vọng hoặc ỷ lại, mà là giúp đỡ lẫn nhau.
4. Chân tình
Có thể nói một người bình thường sẽ luôn sẵn lòng đối tốt với những người thực lòng thương yêu mình, ai cũng cũng vậy cả thôi. Thế nên chúng ta đừng đòi hỏi người khác đối xử tốt với mình trong khi mình không tôn trọng họ. Chỉ có những người không chịu cho đi mới trách người khác keo kiệt nhưng chính họ lại quên mất vấn đề ở bản thân mình. “Tuy vậy, không phải vì được nhận lại nên mới cho đi mà chúng ta phải cho đi thì mới được nhận lại.” Hãy dùng chân tình để đổi lây chân tình.
5. Nội tâm mạnh mẽ.
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi sẽ gặp phải gian nan, thử thách phía trước, những cạm bẫy vô hình, khi đó các bạn sẽ làm gì? Chị Vãn Tình thì lại kể cho chúng ta câu chuyện về cô bạn mình, một người với nội tâm đủ mạnh mẽ và bình tĩnh thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề. “ Mỗi người chỉ có một đối thủ cạnh tranh ấy chính là bản thân mình, hay đúng hơn là nội tâm của chính mình.” Chúng ta chỉ thua chính mình, thua bởi chính nội tâm nóng nảy, lo âu và sợ hãi của bản thân mà thôi. Nếu một người không bị yếu tố bên ngoài trói buộc thì chắc chắn người đó sẽ thành công trong cuộc sống, “ người có nội tâm mạnh mẽ sẽ không bao giờ sống trong thua kém, mọi thử thách và cản trở đều chỉ là bài học quý giá cho cuộc sống sau này mà thôi.”
6. Đối mặt với ác ý
Ai trong chúng ta đều đã từng bị hiểu lầm và công kích, khi đó chúng ta sẽ đối mặt với thực tế đó như thế nào? Đa số mọi người sẽ chọn giải thích và phản kích lại nhưng sự thật là càng giải thích và công kích sẽ khiến đối phương càng không tin bạn, họ sẽ coi đó là biểu hiện của ngụy biện và sự chột dạ. Phản kích cũng vậy thôi. Thay vào đó chúng ta nên rèn luyện bản thân không để ý tới họ, tới việc bị ghét, vì đôi lúc bạn còn chả biết vì sao bạn bị hiểu lầm cả, nếu bạn quá để tâm tới họ chứng tỏ nội tâm của bạn quá yếu đuối. Lời khuyên của tác giả để đối mặt với công kích và hiểu lầm như sau : một là nỗ lực để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, hai là để thời gian chứng minh tất cả. Cho dù bạn có sống tốt tới đâu thì vẫn luôn có người ghét bạn mà thôi, thế nên chúng ta có thể biến những lời ác ý đó thành động lực để bạn phát triển, nâng cao năng lực bản thân hơn.
Mình chỉ đọc và đưa ra những bài học mình cảm thấy tâm đắc và thích nhất, cám ơn các bạn đã đọc.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất