Bạn còn nuông chiều con hay bênh vực trước mặt con không?
Có lẽ thời điểm bây giờ, chúng ta thường sinh ít hơn, mỗi gia đình chỉ có 2 con, nên chúng ta thường vô tình nuông chiều con hơn trong...
Có lẽ thời điểm bây giờ, chúng ta thường sinh ít hơn, mỗi gia đình chỉ có 2 con, nên chúng ta thường vô tình nuông chiều con hơn trong tư tưởng chúng ta thường nghĩ, nhiều khi chúng ta hay nghĩ đời mình, ba mẹ không giàu lại đông anh em, nên chúng ta không được đầy đủ, cho nên khi đời chúng ta may mắn tốt hơn, chúng ta lại nghĩ sẽ bù đắp cho con mình, không để con thiếu thốn, nên ta sẽ cưng con.
Bạn biết không từ những suy nghĩ đó, bạn thường làm hết cho con, con tới tuổi trưởng thành bạn vẫn nghĩ con còn nhỏ, nên làm hết cho, vô tình làm cho trẻ mất khả năng tự lập, lại cũng chẳng để tâm tới ba mẹ như thế nào, ba mẹ có mệt không, có cần con giúp không, chúng thật sự bị bạn tước đi cái quyền trưởng thành, mà bạn không hề biết được những mầm mống nhỏ này, lại ảnh hưởng tới tính cách, tương lai của con.
Rồi khi bạn bắt đầu có kinh tế, bạn cho con bạn đi du học, nếu gia đình có cô, dì, chú, bác, ở nước ngoài, bạn gửi gắm con cho bà con. Bắt đầu từ đây sẽ có thứ để chúng ta bàn luận. Con bạn ở với bạn, bạn bỏ qua hết những cái bạn gọi là nhỏ nhưng với cô dì chú bác họ không phải là bạn, càng không phải là bố mẹ của con bạn, họ không thể bao dung những tật xấu của con bạn như cách bạn vẫn làm với con bạn. Con bạn ở nhà, nó vất đồ đạc, quần áo linh tinh, bạn thấy là vài câu, rồi bạn nhặt dùm con, con bạn lười, bạn không nói vì bạn cứ nghĩ nó nhỏ và bạn làm, thế là con bạn nó đã quen rồi, nó nghĩ ở đâu cũng giống như ở nhà, mình làm gì ba mẹ cũng không la, nên mọi thứ mình làm chắc không sao. Nhưng mọi thứ chỉ bị phát hiện khi con bạn rời khỏi gia đình bạn, và khi đó cô, dì có lên tiếng nhắc bạn, nói khéo với con bạn cư xử để bé trưởng thành hơn, thì bạn lại giận dỗi, rồi trách cứ ngược lại người thân, là có đứa cháu bé bổng, cho cháu ở nhà và giúp đỡ khi không có bố mẹ ở gần, cũng khó khăn.
Xong rồi lại mướn nhà cho con ở, hoặc nếu giả không đủ điều kiện thì ở ráng, nhưng kiểu bằng mặt không bằng lòng. Rồi nếu con trưởng thành có việc làm là ra ở riêng xong như không còn muốn liên lạc với người từng ơn với mình.
Bạn định biến con mình trở thành kẻ không biết ơn tới chừng nào, khi ai đó góp ý về tính cách của con mình, bạn không thấy tiếng còi báo động sao, mà bạn còn thể hiện bênh con, con bạn sẽ ra sao khi nó được dạy không cần biết ơn ai, bạn biết không nếu trẻ không biết ơn từ điều nhỏ nhặt nhất, thì chúng làm gì biết ơn tới cái công lao to lớn của bố mẹ chúng. Trong khi bạn luôn mong lúc về già con cái có hiếu với chính mình. Bạn có dạy con biết ơn, hay biết thương yêu ai đâu, mà chúng phải biết ơn bạn.
Bạn định biến con mình trở thành kẻ không biết ơn tới chừng nào, khi ai đó góp ý về tính cách của con mình, bạn không thấy tiếng còi báo động sao, mà bạn còn thể hiện bênh con, con bạn sẽ ra sao khi nó được dạy không cần biết ơn ai, bạn biết không nếu trẻ không biết ơn từ điều nhỏ nhặt nhất, thì chúng làm gì biết ơn tới cái công lao to lớn của bố mẹ chúng. Trong khi bạn luôn mong lúc về già con cái có hiếu với chính mình. Bạn có dạy con biết ơn, hay biết thương yêu ai đâu, mà chúng phải biết ơn bạn.
Chưa kể nhiều người còn dạy con, mà dạng có một nửa , đó là dạy con tự lập, và luôn nói con phải tự lập chỉ cần lo cho mình không cần lo cho ai, ôi tưởng đó là chân lý, nó không sai bạn ạ, nhưng không dạy con biết chia sẻ với ai những khó khăn, vì nó chỉ được dạy tự lập và không có nghĩa vụ lo cho ai, thì sau này nó có giàu, hay thấy ba mẹ vất vả, nó cũng đâu thèm quan tâm, nó chỉ biết lo cho bản thân nó thôi vì bạn dạy con bạn vậy mà. Bạn đừng than trời nếu con bạn không ngó tới bạn.
Thương con, tất nhiên ai cũng thương, nhưng chúng ta nên lý trí một tí, phải phân định được điều gì tốt cho con, đừng nuông chiều con quá bạn ạ, bạn chịu khó uốn nắn con từ nhỏ tới khoảng 7 tuổi hơn, cho trẻ hình thành thói quen tốt, từ đó bạn sẽ bớt vất vả hơn, chứ nếu để con hình thành tính cách từ nhỏ rồi, lớn bạn muốn chúng thay đổi, tôi nghĩ thật sự không dễ như chúng ta nghĩ đâu, dạy một đứa trẻ không chỉ đơn thuần là cho ăn, cho con đầy đủ, mà còn phải cho con tính cách tốt đẹp, để con còn biết cách sống hòa nhập với người xung quanh, con bạn không thể sống với bạn suốt cuộc đời, con cũng phải lấy vợ lấy chồng, hoặc phải sống với người không phải là bạn, họ không thể bao dung như bạn đâu, đừng biến con bạn thành đứa trẻ không biết cư xử hay bị ghét bỏ trong một cộng đồng. Hãy dành chút công sức, thời gian tìm hiểu qua sách báo, để học hỏi và còn hướng dẫn con, để con có một cuộc đời tốt đẹp hơn bạn nhé.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất