Bạn có đang phóng chiếu mình với người khác?
"Đừng vận vào thân Không gì người khác làm chỉ vì bạn Những gì người khác nói và làm là một chiếc máy chiếu Về câu chuyện...
"Đừng vận vào thân
Không gì người khác làm chỉ vì bạn
Những gì người khác nói và làm là một chiếc máy chiếu
Về câu chuyện đời, giấc mơ của họ
Khi bạn miễn dịch với những ý kiến và hành động của người khác
Bạn sẽ không trở thành nạn nhân của khổ đau không cần thiết. "
- Miguel Don Ruiz -
Phóng chiếu là một trong những hoạt động phổ biến của con người nhằm giấu đi những phần bản thân không thích/ không chấp nhận về mình. Hành động này bao gồm việc cá nhân hóa những phản đối, đổ lỗi, hạ nhục dáng vẻ bề ngoài, cách cư xử, phong cách sống, niềm tin...... của người khác mà tương đồng với phần "xấu/yếu/kém" đó của bản thân mình. VD: một người phụ nữ phản đối việc ly hôn và luôn chì triết người hàng xóm bên cạnh, người này cho rằng bà hàng xóm hư hỏng vì bà kia đã ly hôn trong khi thực tế người phụ nữ này thực sự đang sống trong 1 cuộc hôn nhân đau khổ nhưng bà chưa thoát ra. Bà ấy cảm thấy ghen tị với cuộc sống của người hàng xóm kia.
Phần lớn chúng ta không thực sự nhận ra mình phóng chiếu lên người khác vì việc này xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Đây là trải nghiệm mà phần lớn chúng ta từng trải qua trong vai trò là người phóng chiếu hoặc người bị phóng chiếu. Ở trong vai trò bị phóng chiếu, chúng ta dễ bị cảm xúc hay hành động của người kia dẫn lối cho cách phản ứng của mình với người đó. Còn ở trong vai trò người phóng chiếu, chúng ta phán xét, ta muốn người bị phóng chiếu phải thay đổi bằng việc dừng ngay lập tức hành vi của họ; không cần biết đúng -sai, nên hay không nên; ta tiếp tục ném đống phản ứng cảm xúc lẫn lộn của mình lên cho họ.
Sự thực trong mớ bòng bong này là: người bị phóng chiếu chỉ đơn giản làm điều đó cho họ, vì họ chứ không vì ai mục đích gì khác. Còn bạn - người đang phóng chiếu thì đang cảm thấy tức giận (hoặc một cảm xúc tiêu cực khác nào đó) bởi đó là cách bạn thông thường bạn đang phản ứng với thế giới này hay cũng chính là những phần bên trong bạn bấy lâu nay bị giam giấu.
Dưới đây là một số cách thức để nhận biết bản thân bạn/người khác có đang phóng chiếu hay không khi:
Điểm: 1 = hiếm, 2 = thỉnh thoảng, 3 = thường xuyên, 4 = luôn luôn
____1. Tôi thường phản ứng rất gay gắt với những xung đột hơn mức bình thường so với tính quan trọng của xung đột
____2. Khi tôi xung đột với người khác, tôi thường có cảm giác giống như những tình huống xung đột mà tôi trải qua trước đó.
____3. Trong tình huống xung đột, tôi thấy mình tập trung vào những gì người khác nói và làm
____4. Tôi nhận thấy mình hay dùng những từ tần suất như "Luôn luôn" hoặc "không bao giờ" để miêu tả về xung đột mà giữa tôi và người khác
____5. Tôi thấy người khác có những đặc điểm tích cực mà tôi không có
____6. Tôi thấy người khác có những đặc điểm tiêu cực giống mình mà trong tôi đang khó chấp nhận
____7. Tôi có vấn đề trong việc thừa nhận lỗi lầm. Thay vào đó, tôi lập tức chỉ ra lỗi sai của người khác, đổ lỗi cho họ vì lỗi lầm ấy.
____8. Tôi tách ra khi ai đó nói với tôi điều mà mình không muốn nghe.
____9. Khi tôi biết ai đó không thích mình, tôi tránh họ như thể bệnh dịch
____10. Tôi biết mình thường phán xét đạo đức về tính cách, cách cư xử của những người tôi không thích.
____ TỔNG ĐIỂM
Cách xét tổng điểm:
10 - 20 = ít bằng chứng về phóng chiếu
21 - 30 = Có bằng chứng về phóng chiếu
31 - 40 = Nhiều bằng chứng về phòng chiếu
Vậy, làm thế nào để bạn không phóng chiếu?
10 - 20 = ít bằng chứng về phóng chiếu
21 - 30 = Có bằng chứng về phóng chiếu
31 - 40 = Nhiều bằng chứng về phòng chiếu
Vậy, làm thế nào để bạn không phóng chiếu?
Như tôi đã nói phía trên, việc phóng chiếu là điều mà bất cứ ai cũng trải qua do vậy bước đầu tiên là trải nghiệm nó :))
Bước thứ hai: Sau khi đọc xong những dòng này bạn bắt đầu nhận ra mình đang phóng chiếu. Nhưng ở bước này, bạn dừng lại và quan sát. Bạn xem xét mình đang phóng chiếu gì ở trong tình huống này và cảm xúc của bạn ra sao. Đó có thể những tình huống rất nhỏ khi là khi bạn phát hiện ra cách mình chăm sóc thái quá với anh người yêu mới giống hệt cách bạn chăm sóc anh người yêu cũ; là khi bạn nhận ra mình ghét cô gái bàn bên chỉ vì cô ta điệu đà trong khi bạn không hề có sự nữ tính đó trong mình....
Bước thứ ba: Bạn tiếp tục nhận ra hậu quả của việc phóng chiếu: các mối quan hệ tan vỡ chỉ vì bạn đang sử dụng hệ quy chiếu đạo đức của mình để phán xét hành vi/thái độ/niềm tin của người khác.... Vậy là mối quan hệ của bạn với anh người yêu mới đang trên bờ chia tay chỉ vì bạn chăm người yêu mới quá mức như tới cả việc anh ấy đang làm gì? với ai ? kết quả là anh ấy cảm thấy ngột ngạt về sự chăm sóc này nên đề nghị chia tay; còn bạn gái bàn bên thì tránh mặt bạn vì bạn quá khó tính như một bà cô già...
Bước thứ 4: Chấp nhận. Bỏ chiếc khiêng phóng chiếu đang bảo vệ bản thân khỏi "những điều xấu xa trong cuộc đời này" xuống. Bạn hiểu rằng việc phóng chiếu này dù đang bảo vệ bạn khỏi cuộc đời đầy rẫy xấu xa nhưng chính nó cũng đang xây dựng một bức tường "cô lập" chính mình với thế giới này. Đã đến lúc bạn quyết định thay đổi bằng cách sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những vấn đề mà phóng chiếu đem lại. Việc dừng phóng chiếu cần thời gian, do vậy bước này cũng là bước bạn để xem lại bản thân hay vận những điều gì vào thân? Những phóng chiếu nào bạn quyết định dừng và thay đổi hành vi, suy nghĩ của mình...
Bước cuối cùng: Hành động. Thực hành đối mặt với bản thân về cách cư xử đổ lỗi, lời nói sát thương hay suy nghĩ phán xét người khác mà bạn đang có trong mình thông qua việc chia nhỏ những phần mình không thích tí nào của mình, từ từ chấp nhận rằng mình không thích/không có điều đó trong bản thân mình. Đó là khi bạn thừa nhận với chính mình rằng bạn thích được chăm sóc như cách bạn chăm sóc anh bạn trai vì chưa từng được chăm sóc như vậy trong đời, đó là cũng là lúc bạn chấp nhận mình thích sự điệu đà vì mình chưa bao giờ dám sống với tính nữ trong mình....Khi sự thừa nhận chín muồi, đó cũng là lúc bạn ngưng một phút trước hành vi tự động phán xét, đổ lỗi tới người khác mỗi khi xung đột xảy ra, và bạn đã để ý hơn tới những cảm xúc, nhiệt thành và trắc ẩn hơn về cuộc đời mình.
Vậy, bạn đã sẵn sàng để dừng phóng chiếu chưa?
Nguồn tham khảo: Barry K.Weinhold, PHD & Janae B. Weihold, PHD. (2017). How to break free of the drama triangle and victim consciousness.
Bước thứ hai: Sau khi đọc xong những dòng này bạn bắt đầu nhận ra mình đang phóng chiếu. Nhưng ở bước này, bạn dừng lại và quan sát. Bạn xem xét mình đang phóng chiếu gì ở trong tình huống này và cảm xúc của bạn ra sao. Đó có thể những tình huống rất nhỏ khi là khi bạn phát hiện ra cách mình chăm sóc thái quá với anh người yêu mới giống hệt cách bạn chăm sóc anh người yêu cũ; là khi bạn nhận ra mình ghét cô gái bàn bên chỉ vì cô ta điệu đà trong khi bạn không hề có sự nữ tính đó trong mình....
Bước thứ ba: Bạn tiếp tục nhận ra hậu quả của việc phóng chiếu: các mối quan hệ tan vỡ chỉ vì bạn đang sử dụng hệ quy chiếu đạo đức của mình để phán xét hành vi/thái độ/niềm tin của người khác.... Vậy là mối quan hệ của bạn với anh người yêu mới đang trên bờ chia tay chỉ vì bạn chăm người yêu mới quá mức như tới cả việc anh ấy đang làm gì? với ai ? kết quả là anh ấy cảm thấy ngột ngạt về sự chăm sóc này nên đề nghị chia tay; còn bạn gái bàn bên thì tránh mặt bạn vì bạn quá khó tính như một bà cô già...
Bước thứ 4: Chấp nhận. Bỏ chiếc khiêng phóng chiếu đang bảo vệ bản thân khỏi "những điều xấu xa trong cuộc đời này" xuống. Bạn hiểu rằng việc phóng chiếu này dù đang bảo vệ bạn khỏi cuộc đời đầy rẫy xấu xa nhưng chính nó cũng đang xây dựng một bức tường "cô lập" chính mình với thế giới này. Đã đến lúc bạn quyết định thay đổi bằng cách sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những vấn đề mà phóng chiếu đem lại. Việc dừng phóng chiếu cần thời gian, do vậy bước này cũng là bước bạn để xem lại bản thân hay vận những điều gì vào thân? Những phóng chiếu nào bạn quyết định dừng và thay đổi hành vi, suy nghĩ của mình...
Bước cuối cùng: Hành động. Thực hành đối mặt với bản thân về cách cư xử đổ lỗi, lời nói sát thương hay suy nghĩ phán xét người khác mà bạn đang có trong mình thông qua việc chia nhỏ những phần mình không thích tí nào của mình, từ từ chấp nhận rằng mình không thích/không có điều đó trong bản thân mình. Đó là khi bạn thừa nhận với chính mình rằng bạn thích được chăm sóc như cách bạn chăm sóc anh bạn trai vì chưa từng được chăm sóc như vậy trong đời, đó là cũng là lúc bạn chấp nhận mình thích sự điệu đà vì mình chưa bao giờ dám sống với tính nữ trong mình....Khi sự thừa nhận chín muồi, đó cũng là lúc bạn ngưng một phút trước hành vi tự động phán xét, đổ lỗi tới người khác mỗi khi xung đột xảy ra, và bạn đã để ý hơn tới những cảm xúc, nhiệt thành và trắc ẩn hơn về cuộc đời mình.
Vậy, bạn đã sẵn sàng để dừng phóng chiếu chưa?
Nguồn tham khảo: Barry K.Weinhold, PHD & Janae B. Weihold, PHD. (2017). How to break free of the drama triangle and victim consciousness.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất