Bạn có đang dùng quá nhiều thời gian cho những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop? 
Bạn dành hẳn hàng giờ đồng hồ mỗi ngày chỉ để lướt facebook hay chơi games mà không hề thấy chán?  
Căn bệnh chung của xã hội
Thế nếu như bạn dùng 30 phút cho việc học? Hay dành khoảng 1 giờ để làm công việc nhà thì sao? Hmm! Nghe có vẻ không hấp dẫn cho lắm nhỉ, ngay kể cả khi bạn thừa biết rằng các hoạt động như học hành, tập thể dục, làm việc nhà, ...., những thứ mà sẽ mang lại hiệu quả cho bạn hơn về mặt lâu dài, thì bạn vẫn sẽ chọn chơi game, lướt facebook hơn là học, đúng không!??

 Nếu đúng như vậy, thì chắc hẳn bạn cũng đã tự đặt câu hỏi:

Tại sao bạn biết nhưng bạn vẫn không thể ngừng lại được?

Những hoạt động kể trên, mình sẽ chia chúng thành hai nhóm, một bên là các hoạt động mang tính chất giải trí nhất thời, tiêu biểu như chơi game, lướt fb, ... - sẽ gọi là nhóm 1, còn một bên là những hoạt động có tính lợi ích lâu dài, tiêu biểu là học, tập thể dục, ... -  nhóm 2.
Chơi luôn được yêu thích hơn là học.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, các hoạt động ở nhóm 1 thì tương đối khá là .... dễ, nó hầu như không yêu cầu bạn phải nỗ lực, trong khi các hoạt động ở nhóm 2 thì tương đối khó, không chỉ bắt buộc phải nỗ lực mà còn bắt bạn phải có độ tập trung cao.
Nhưng vẫn có những người dường như không có vấn đề gì trong các công việc như là học, đi làm hay tập thể dục mà nhỉ? 
Và điều này dẫn chúng ta đến với một câu hỏi khác, đó là:

Tại sao họ lại làm được như vậy mà chúng ta thì không?

Để có thể trả lời cho hai câu hỏi bự ở phía trên, hãy cùng mình đi sâu vào phân tích. 
Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu sơ qua về một Neurotransmitter - chất dẫn truyền thần kinh, có tên khoa học là Dopamine, hay còn được biết đến rộng rãi với cái tên hoá chất Hạnh Phúc.
cấu tạo của Dopamine
Dopamine là gì <= Bạn có thể bấm vô đây để tìm hiểu thêm.
Nhưng, mình nghĩ cái tên hoá chất Hạnh Phúc có vẻ sai trong mọi trường hợp.
Trên thực tế, khi giải phóng Dopamine, hoá chất này sẽ thúc đẩy cơ thể tạo ra một cảm giác Desire - thèm muốn hơn là Pleasure - Hạnh Phúc. Và cảm giác thèm muốn này chính là thứ cho bạn động lực để làm làm việc.

Nếu bạn không rõ Dopamine mạnh như thế nào, thì hãy đọc về thí nghiệm dưới đây:
Đại khái là: 
Các nhà khoa học thần kinh đã thực hiệm thí nghiệm trên những con chuột. Họ sử dụng một thiết bị có tên implanted electrodes - cấy điện cực mãn tính - lên não của chúng và nhốt vào một cái chuồng. Trong cái chuồng này có đặt một cái đòn bẫy, và mỗi khi con chuột đẩy cái đòn bẫy đó, thì não bộ của nó sẽ bị kích thích bởi sự giải phóng của Dopamine như là một phần thưởng. Và kết quả ghi nhận lại là con chuột càng lúc càng tăng mức độ thèm khát dopamine của mình lên một cách nhanh chóng, nó cứ tiếp tục đẩy cái đòn bẫy liên tục và liên tục, hơn một tiếng đồng hồ cho tới khi hoàn toàn bị kiệt sức.
Về cơ bản thí nghiệm giống như thế này, nhưng thay vì bánh xe sẽ là đòn bẫy.
Rồi họ tiếp tục một cuộc thí nghiệm khác, lần này các nhà khoa học chặn lại sự giải phóng của Dopamine bằng cách khoá Brain's reward system của con chuột. Và kết quả, con chuột càng lúc càng trở nên lờ đờ, thờ ơ với mọi thứ, kể cả việc uống nước, ăn uống, giao phối đối với nó lúc này đều không quan trọng. Có thể nói, nó gần như đã mất tất cả ý chí để sống. Nhưng nếu ta đút nó ăn, nó vẫn sẽ ăn đấy và thậm chí còn tận hưởng bữa ăn đó. Thực ra, nó chỉ mất đi động lực để có thể tự đứng lên và làm việc thôi.
Reward System <= Bạn có thể bấm vào đây để tìm hiểu thêm.
Chắc hẳn bạn đã từng nghĩ rằng khát nước hay đói bụng chính là động lực khiến bạn đứng lên và đi bổ sung thêm cho cơ thể? Nhưng thật ra Dopamine lại đóng một vai trò quan trọng trong những việc đó. 
Những thí nghiệm trên có thể chỉ là một trường hợp đặc biệt, nhưng thông qua đó chúng ta có thể thấy rằng Dopamine dường như cũng ảnh hưởng tương tự đối với con người và hoạt động thường ngày của họ.
Trên thực tế, não bộ của bạn sẽ dành sự ưu tiên nhiều hơn cho những hoạt động cung cấp nhiều Dopamine. Nếu một hoạt động mà chỉ giải phóng một lượng ít Dopamine, bạn sẽ cảm thấy rằng nó thật nhàm chán. Nhưng ngược lại, nếu hoạt động đó giải phóng một lượng lớn Dopamine, bạn sẽ có xu hướng tận hưởng và lặp lại hoạt động đó nhiều hơn, hết lần này đến lần khác, ví dụ như chơi game.
Có thể bạn đã biết, khoa học đã chứng mình rằng thông qua việc chơi game sẽ giải phóng một lượng lớn Dopamine.
Bất cứ hoạt động nào mà bạn nhận thức rằng sẽ nhận được nhiều Dopamine từ nó, Reward system sẽ thúc đẩy bạn làm điều đó. Nhưng nếu bạn biết đó là một hoạt động buồn chán, không nhận được nhiều Dopamine, não bạn sẽ không thúc đẩy bạn làm.
Ví dụ, trước khi bạn ăn một cái bánh kem, não bạn sẽ giải phóng một lượng lớn Dopamine, bởi vì bạn đang muốn làm việc đó và khi ăn cái bánh kem đó thì bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hoặc có thể là không, nhưng não của bạn quan tâm làm gì cơ chứ, thứ nó quan tâm là việc đó kiếm được nhiều Dopamine hay không thôi.
Một khuôn mẫu khác mà ta có thể quan sát được đó là ở những người nghiện thuốc lá. Họ thừa biết rằng việc hút thuốc lá không hề mang lại một tí lợi ích nào cả, nhưng những gì họ muốn chỉ là hút và hút mà thôi. Bên cạnh việc khiến bạn high, giống như là cocaine và heroin, thì nó còn giải phóng một lượng lớn unatural Dopamine, thứ mà khiến bạn thèm muốn sử dụng chúng hơn nữa.
(Unatural Dopamine # Natural Dopamine)
Tương tự với cả thuốc lá, heroin, cần sa...
Thật ra, những công việc hằng ngày xung quanh chúng ta đều sẽ giải phóng một lượng Dopamine, chẳng hạn như là uống nước khi bạn đang khát. 
Và lượng Dopamine được giải phóng nhiều nhất là khi ... bạn nhận được chúng một cách NGẪU NHIÊN. Đúng vậy, giống như là việc bạn chơi gatcha vậy, khi bạn bỏ tiền cho chúng và thua liên tục, thì đến một mức nào đó, bạn sẽ hi vọng, mong đợi rằng mình có thể thắng, và thắng được một phần thưởng lớn hơn nhiều so với số tiền mình đã bỏ ra. (nhưng sẽ không bao giờ có chuyện đó đâu, đời mà! :<)
Trong thời đại công nghệ ngày nay cũng vậy, chúng ta dường như đã bị nhấn chìm não của mình ngập trong một lượng lớn unatural Dopamine từ các hoạt động hằng ngày mà chúng ta không hề hay biết như là chơi game, lướt web, coi videos, coi pỏn, ....
Đó cũng là lí do tại sao cứ một tí là chúng ta lại check điện thoại, chúng ta đang mong đợi nhận được những thông báo hay tin nhắn từ người khác. Chúng ta đang dần trở nên giống như những con chuột ở thí nghiệm trên hơn, cứ 'đẩy đòn bẫy và mong chờ Dopamine sẽ được giải phóng'.
Và rồi nhiều bạn hẵn sẽ nghĩ: 
Ơ thì sao?!! Làm như những điều đó có hại lắm vậy!!!
Đúng vậy đấy! Nó cực kì có hại, có hại nhiều là đằng khác!!!
Có thể bạn không biết, nhưng cơ thể chúng ta có một hệ thống sinh học gọi là Homeostasis - cân bằng nội môi. Có nghĩa là, cơ thể chúng ta thường có thiên hướng giám sát và duy trì trạng thái cân bằng bên trong cơ thể như thân nhiệt và năng lượng ở một mức độ tương đối ổn định và liên tục.

Khi sự mất cân bằng diễn ra, cơ thể của chúng ta sẽ tự động thích nghi với nó. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là, khi ngoài trời quá lạnh, cơ thể của chúng ta sẽ tự động giảm thân nhiệt. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu run để tạo ra nhiệt lượng nhằm sưởi ấm cơ thể. Và ngược lại, nếu như ngoài trời quá nóng, thân nhiệt của chúng ta cũng sẽ tự động tăng, và chúng ta sẽ bắt đầu đổ mồ hôi như là một cách để giảm thân nhiệt lại. 
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một cách khác mà cơ thể chúng ta dùng để ổn định trạng thái cân bằng nội môi, đó chính là Tolerance - hay mình gọi là dung nạp nội môi.
Để có thể hình dung cho các bạn dễ hiểu, mình sẽ đưa ra ví dụ như thế này:   - Một người không thích nhậu nhẹt, rất ít khi đi uống rượu thì sẽ rất dễ dàng để rơi vào trạng thái say xỉn.                                                                                         => Nhưng nếu một người uống rượu mỗi ngày thì sao? Họ chắc chắn sẽ không xỉn nhanh như người kia được bởi vì cơ thể họ đã tự thích nghi, dung nạp với rượu, tăng tửu lượng của họ lên, và họ phải uống rất nhiều mới có thể xỉn được khi mà giờ đây cơ thể họ đã quá quen với điều đó.
Ví dụ trên cũng đúng đối với cả trường hợp của Dopamine. Khi cơ thể của bạn cố gắng duy trì nội môn, nó bắt buộc phải giảm hoặc là dung hợp với những Dopamine Receptors - thụ thể Dopamine.
Về cơ bản, não bạn sẽ phải làm quen với một lượng lớn Dopamine và sau đó, lượng lớn Dopamine đó sẽ trở nên 'bình thường'  một khi bạn đã quá quen rồi. Và đó là lúc bạn đã hoàn toàn dung nạp thành công Dopamine đến mức lượng Dopamine cũ sẽ không đủ để gây hứng thú cho bạn.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng đấy! Bởi vì giờ đây, những hoạt động mà cho ít Dopamine như là học hay đọc sách sẽ càng lúc càng trở nên nhàm chán đối với bạn, và bạn sẽ thấy cực kì khó để có thể thúc đẩy bản thân làm các công việc đó hơn là những hoạt động cho nhiều Dopamine như là chơi game, lướt web, .... Và đó cũng là lí do tại sao bạn thà dành hàng giờ đồng hồ cho những việc như chơi game, lướt internet hơn là dùng chừng đó thời gian để học, làm việc, ...
Vòng tuần hoàn của Dopamine
Và đây cũng là lí do mà tại sao những người nghiện thuốc lại khó có thể bỏ được như vậy. Bởi vì cơ thể họ dường như khó mà điều chỉnh để có thể cân bằng trở lại như cũ, họ đã dung nạp quá nhiều lượng Dopamine từ việc hút thuốc tới mức một trời một vực khi mà so sánh với những người không hút thuốc. Và họ đã giống như những con chuột, gần như không thể làm gì nếu không hút thuốc để giải phóng Dopamine.
Và không chỉ mỗi nghiện thuốc lá đâu, kể cả những người thích lướt internet, thích chơi game, coi pỏn, nghiện mạng xã hội đều như nhau cả. Khi mà dung lượng Dopamine của bạn đã quá cao rồi, thì những hoạt động tạo ra ít Dopamine sẽ không còn gây được sự hứng thú đối với bạn nữa.

Đến đây, mình đã trả lời xong cho câu hỏi đầu tiên. Ở phần tiếp theo, mình sẽ trả lời nốt câu hỏi còn lại cũng như là sẽ chỉ ra cách để phòng tránh điều này.
References:
YouTube. (2020). Better Than Yesterday. [online] Available at: https://www.youtube.com/channel/UCpExuV8qJMfCaSQNL1YG6bQ 
Psychology Today. (2020). Dopamine | Psychology Today. [online] Available at: https://www.psychologytoday.com/intl/basics/dopamine 
Lee, K. (2014). How To Harness Your Brain's Dopamine Supply And Increase Motivation. Pedestrian. [online] Available at: https://www.lifehacker.com.au/2014/01/how-to-harnass-your-brains-dopamine-supply-and-increase-motivation/