Xuất phát điểm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau.
- Sinh viên hỏi: "Thưa thầy, em muốn được thành công như Bill Gates thì phải làm thế nào?"
- Giảng viên hỏi lại: "Em có biết ông ấy thành lập công ty nào không?"
- Sinh viên: "Em biết, đó là Microsoft ạ."
- Giảng viên: "Vậy em có biết Bill Gates đã học trường nào không?"
- Sinh viên: "Ông ấy từng học Harvard, nhưng đã bỏ học giữa chừng. Cho nên người có năng lực thì không nhất thiết phải học đại học nữa đúng không thầy?"
- Giảng viên: "Vậy em có biết ai là người hợp tác đầu tiên với Bill Gates hay không?
- Sinh viên: "Dạ... "
- Giảng viên: "Là IBM. Em có biết tại sao IBM hợp tác với một công ty nhỏ bé vừa thành lập hay không? Vì mẹ của Bill Gates là Chủ tịch ủy ban điều hành United Way toàn quốc, người đã trực tiếp giới thiệu con trai với Giám đốc IBM."
Tất nhiên họ rất giỏi nhưng họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều người cùng thời.
Sau khi bạn sinh viên đó ngồi xuống suy ngẫm, một người khác lại đứng lên hỏi giảng viên nọ rằng:
- "Thưa thầy, vậy còn Warren Buffett thì sao ạ?"
- Giảng viên cười: "Em có biết tỷ phú Buffett bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm bao nhiêu tuổi không?"
- Sinh viên: "Là 11 tuổi ạ."
- Giảng viên: "Đúng thế, vậy em nghĩ tại sao một đứa trẻ 11 tuổi có thể mua cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ?"
- Sinh viên: "Dạ... "
- Giảng viên: "Đó là bởi vì cha ông ấy là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ."
Những gì chúng ta thấy chỉ là bề nổi, phía sau đó còn ti tỉ thứ chúng ta không biết. Điều này đúng y như các kịch bản săn học bổng du học hiện nay, ai cũng đọc trên kênh mương "Nữ sinh trường Ams ẵm 7 tỉ học bổng" mà không hề biết rằng cha mẹ họ đã chi đến gần 35,000$ để mua dịch vụ tư vấn từ năm lớp 10.
Tóm lại, ít đọc báo và ít thần tượng cuồng si hình ảnh nào đó thì mình sẽ thực tế hơn các bạn ah.