Bạn biết gì về kì họp thứ 6, quốc hội khoá XIV sắp tới?
Kì họp Quốc hội khoá XIV lần thứ 6 vào ngày 22/10 sắp tới là kì họp cực kì quan trọng của nước ta. Đây là kỳ họp cuối năm, nên ngoài...
Kì họp Quốc hội khoá XIV lần thứ 6 vào ngày 22/10 sắp tới là kì họp cực kì quan trọng của nước ta. Đây là kỳ họp cuối năm, nên ngoài xem xét thông qua một số điều luật, chất vấn và trả lời chất vấn thì theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "còn vấn đề lớn là đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, công tác quản lý lãnh đạo điều hành". Đặc biệt hơn nữa, kì họp sẽ diễn ra buổi lấy phiếu tín nhiệm giữa các thành viên chủ chốt của Quốc hội, và dành một ngày để bầu Tổng bí thư Đảng chúng ta lên chức Chủ tịch nước.
Phải, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được giới thiệu làm ứng cử viên cho Quốc hội bầu chức vị Chủ tịch nước đang khuyết, tại Kì họp bắt đầu vào ngày 22/10. Đây là một tin cực kỳ đáng mừng vì dù sao đi nữa, "Đảng ta từ nhân dân mà ra, ý Đảng bắt nguồn từ lòng Dân và chính lòng Dân đã kết thành ý Đảng". Việc Tổng bí thư Đảng đảm nhận luôn trọng trách của Chủ tịch nước, vị trí đứng đầu Nhà nước Việt Nam, sẽ mình chứng và cũng là kết quả của sự kết tinh làm một của lòng dân và ý Đảng. Theo cử tri Lê Đức Hạnh, người có mặt tại hội nghị Trung Ương 8 vừa qua, "Tổng bí thư là người có đủ đức tài" và "nhân dân tuyệt đối tin tưởng, đồng tình ủng hộ".
Chắc chắn là vậy, toàn bộ nhân dân khắp đất nước Việt Nam mọi miền tổ quốc, từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến miền núi, tất cả dân tộc, già trẻ lớn bé..., đều hẳn nhiên sẽ ủng hộ chủ trương này, mà theo nhà báo Nhị Lê đã khái quát rằng, "lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn".
Cũng theo lời ông, việc Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là không hề lạ với chúng ta. Hơn 60 năm trước, chính Người, Hồ Chí Minh, khi đang làm Chủ tịch nước đã được bầu làm Chủ tịch Đảng, lớn hơn cả Tổng bí thư lúc bấy giờ, vào Đại hội lần thứ II của Đảng từ ngày 11 đến 19/2/1951. Điều này lại tái xảy ra sau 60 năm sẽ "phù hợp với xu thế chính trị của thời đại, là phương lược chính trị của nhiều quốc gia xung quanh". Quả thật như vậy, các nước láng giềng như Lào và Trung Quốc đã áp dụng mô hình đó, đặc biệt là Trung Quốc, từ năm 1993 Tổng bí thư đã được bầu làm Chủ tịch nước theo thông lệ.
.
_____________
Để khẳng định thêm cho việc hợp ý nhân dân, chiều 3/10, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đạt kết quả thống nhất rất cao (100%) khi giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào vị trí Chủ tịch nước. Còn gì tuyệt vời hơn khi toàn bộ những cán bộ tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, những người đại diện cho Đảng và hiển nhiên cho tất cả lòng dân khắp đất nước Việt Nam, đều thống nhất một lòng với con số tuyệt đối đến như vậy. "Kết quả này ghi nhận quyết tâm của Đảng và niềm mong mỏi của đông đảo nhân dân. Tôi đã ghi nhận được điều đó trên công luận và tại từng tổ dân phố mà tôi đã đi qua" - nhà báo Nhị Lê tự hào khẳng định. Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì đây mới chỉ là lời giới thiệu đến từ phía Đảng. Quyền quyết định thật sự sẽ phụ thuộc vào các đại biểu Quốc hội, 496 người với 475 người đã kết nạp Đảng, những người sẽ một lần nữa đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam về khía cạnh pháp lý để đưa ra lượt bỏ phiếu cuối cùng.
.
_____________
Cơ mà, các bạn chớ vì sự kiện nóng hổi này mà quên mất rằng Kì họp thứ 6 của Quốc hội còn có nhiều việc quan trọng hơn thế. Như đã nói ở đầu bài, có một số điều luật mới sẽ được xem xét và thông qua. Nếu được hãy bỏ thời gian để đọc và tìm hiểu thử, những bộ luật đã được tải lên sẵn trên quochoi.vn. Luật đặc khu trước đây cũng dự tính sẽ được thông qua vào Kì họp sắp tới, nhưng đã được hoãn lại để "tiếp tục xin ý kiến cử tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học".
.
Không bao giờ là quá muộn để các bạn bắt đầu quan tâm đến tình hình đất nước. Và hơn bao giờ hết, nếu các bạn muốn có tiếng nói, hãy chú ý đến các sự kiện trọng đại của đất nước ta nhiều hơn!
-Prime-
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất