Mới đây, WIRED đã có một tiêu đề đáng chú ý:
INSIDE THE TWO YEARS THAT SHOOK FACEBOOK—AND THE WORLD được đăng tải tại: https://www.wired.com/story/inside-facebook-mark-zuckerberg-2-years-of-hell/?mbid=social_fb_onsiteshare nói về hai năm đầy khó khăn mà FB đã trải qua, cách FB phải đương đầu và xử lý vấn đề này.
Đây là một tiêu đề đáng chú ý và có chất lượng rất hay, nhưng đồng thời hiện vẫn chưa có ai truyền tải nội dung nó ra Tiếng Việt (một phần do độ công phu và nội dung quá lớn). Vì vậy, mình bắt đầu thử bắt tay vào dịch tiêu đề này nhằm giúp nhiều bạn có thể tiếp cận được hơn nữa. Mình sẽ lần lượt dịch 13 chương và đăng tải dần trong các ngày tới, mong sẽ được mọi người góp ý và ủng hộ.  Mình xin cảm ơn rất nhiều!
Bên trong hai năm “địa ngục” – thứ chấn động Facebook và thế giới.



Cách mà một mạng xã hội khổng lồ tự đưa mình vào một thảm họa, và cách mà Mark Zuckerberg đang cố để đưa nó về quỹ đạo.
Một ngày cuối tháng 2 năm 2016, Mark Zuckerberg gửi một thông báo tới tất cả nhân viên Facebook nhằm xác định vấn đề liên quan tới hành vi ứng xử trong hệ thống. Tin nhắn của ông liên quan tới chuyện vài bức tường tại trụ sở chính Menlo Park của công ty – nơi mà các nhân viên được khuyến khích để kí tên và lưu bút lên đó. Vì một vài lý do, ai đó đã gạch đi cụm từ “Back Lives Matter” (1) và thay thế nó với “All Lives Matter”. Zuckerberg muốn biết ai chịu trách nhiệm cho hành động ấy.
““Black Lives Matter” không có nghĩa là những mạng sống khác không đánh giá”, ông viết trong thư. “Chúng ta không bao giờ có luật về việc người ta có thể viết gì lên bức tường” – bản thông báo tiếp tục. Nhưng “gạch đi những lời của người khác đồng nghĩa với “câm lặng đi ai đó”, hoặc tự đánh giá rằng phát nôn của người này quan trọng hơn người kia”. “Vụ việc xấu hổ này, theo như ông nói, vẫn đang được tiếp tục điều tra.
Khắp Mỹ vào thời điểm ấy, những cuộc tranh luận về cuộc đua chính trị ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Donald Trump vừa chiến thắng ở Nam Carolina, chỉ trích gay gắt Pope gay gắt về vấn đề người di cư, và nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt thành từ David Duke. Hilary Clinton vừa đánh bại Bernie Sanders ở Nevada, khi ấy chỉ có duy nhất một nhà hoạt động từ tổ chức Black Lives Matter gián đoạn bài nói của bà để nhắc lại trách nhiệm với những phát ngôn về chủng tộc của bà hai thập kỷ trước. Và ở trên Facebook, một nhóm khá nổi tiếng có tên “Blacktivist” (2) đang thu hút ảnh hưởng bằng cách phát đi thông điệp mạnh mẽ: “Nền kinh tế và sức mạnh của Mỹ chẳng qua được xây dựng bằng sự đàn áp di cư và áp bức bóc lột”.
Vì vậy, khi bài nhắc nhở của Zuckerberg được lan truyền, một nhân viên hợp đồng trẻ tên là Benjamin Fearnow đã quyết định đây là một tin đáng đưa lên mặt báo. Anh chụp ảnh màn hình trên máy tính cá nhân và gửi bức ảnh ấy tới một người bạn tên là Michael Nunez, người làm việc ở một trang thông tin công nghệ là Gizmodo. Nunez nhanh chóng xuất ra một mẩu tin ngắn về thông báo của Zuckerberg.
Một tuần sau , Fearnow bắt gặp một thứ khác mà anh nghĩ Nunez cũng có thể muốn đưa tin. Trong một thông báo nội bộ khác, Facebook đã mời tất cả nhân viên của họ đề đạt những câu hỏi tiềm năng cho Zuckerberg trong một cuộc họp toàn bộ thành viên. Một trong những câu hỏi được yêu cầu nhiều nhất vào tuần đó là: “Facebook có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ ngăn chặn việc Trump trở thành Tổng thống trong năm 2017?” Fearnow chụp thêm một ảnh màn hình nữa, lần này là với điện thoại của anh ấy.
Fearnow, một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Báo chí Columbia, làm việc ở văn phòng Facebook New York ở một một khía cạnh có tên gọi là “Các chủ đề đang trở thành trào lưu”, một khu vực tập hợp của những tin mới đáng chú ý hay xuất hiện khi mọi người mở Facebook ra. Nội dung của nó được tạo thành bởi một thuật toán nhưng điều phối bởi một team khoảng 25 người có chuyên môn về báo chí. Nếu từ “Trump” trở thành một xu thế, mà thường xảy ra là như vậy, họ sẽ sử dụng khả năng đánh giá về tin tức để xác định xem phần nào về tin tức ấy là quan trọng nhất, Nếu “The Onion” hay một trang báo lá cải nào đó đưa ra một bài viết vớ vẩn nhưng lại trở nên phổ biến, họ sẽ phải tìm cách loại nó ra. Nếu có chuyện như một vụ xả súng xảy ra, và thuật toán của Facebook chậm chạp trong việc phát hiện ra, họ sẽ tự mang nó lên news feed của bạn.
Facebook luôn hãnh diện về việc nó là một nơi mà mọi người yêu thích công việc của họ. Nhưng Fearnow và đội của anh không phải là những người cực kỳ hạnh phúc lắm. Họ là những nhân viên hợp đồng được thuê thông qua một công ty có tên BCforward, và mỗi ngày thì luôn là những nhắc nhở về việc họ không phải là một phần thực sự của Facebook. Thêm vào đó, những nhà báo trẻ biết công việc của họ sẽ phải chịu số phận bi đát từ khi mới bắt đầu. Những công ty công nghệ, hầu hết đều thích càng có ít phần được thực hiện bởi con người càng tốt – bởi vì, giống như cách nói thông thường, “nó không đáng”. Bạn không thể thuê cả tỉ nhân công, và họ sẽ tỏ ra phiền phức theo những cách mà thuật toán thì không bao giờ gây ra. Họ cần tắm rửa nghỉ ngơi, bảo hiểm sức khỏe, và những kẻ ồn ào nhất trong họ đôi khi còn nói chuyện với báo giới. Dần dần, mọi người công nhận rằng, thuật toán của Facebook đã đủ tốt để vận hành cả dự án, và những người trong đội của Fearnow – những người phục vụ phần nào trong việc “đào tạo” những thuật toán ấy – là thứ hoàn toàn có thể bị loại bỏ.
Ngày Fearnow chụp ảnh màn hình ấy là thứ sáu. Khi anh ngủ dậy sau một giấc ngủ sâu, anh nhận ra rằng anh có khoảng 30 thông báo gặp mặt từ Facebook trên điện thoại của anh. Khi anh ấy nhắn rằng đó là ngày nghỉ của anh, anh nhớ lại – anh được yêu cầu cần phải bằng mọi giá có mặt trong 10 phút. Anh nhanh chóng có mặt trong một cuộc họp video với 3 nhân viên Facebook khác, bao gồm cả Sonya Ahuja, trưởng đội điều tra của công ty. Theo như những tường thuật chi tiết của anh về buổi gặp ấy, cô ta đã hỏi liệu anh có từng liên lạc với Nunez. Anh phủ định điều này. Ngay sau đó, cô nói họ có tin nhắn của anh với Nunez trên Gchat, nơi mà Fearnow đã tỏ ra là không hề liên quan tới Facebook. Anh đã bị sa thải. “Vui lòng tắt máy tính của anh và đừng bao giờ mở nó ra nữa,”, Sonya hướng dẫn anh.
Cùng ngày hôm ấy, Ahuja đã có một cuộc trao đổi khác cũng với một nhân viên ở bộ phận Trending Topics có tên Ryan Villarreal. Vài năm trước, anh và Fearnow đã cùng sống chung một căn hộ với Nunez. Villarreal nói rằng anh không hề chụp ảnh màn hình nào, và đương nhiên anh ta cũng không hề gửi nó ra ngoài. Nhưng anh đã đã “Like” một nội dung liên quan đến Black Lives Matter, và anh cũng là bạn bè với Nunez trên Facebook. “Anh có nghĩa việc tiết lộ thông tin ra ngoài là xấu không?” Ahuja chất vấn anh như vậy. Anh cũng đã bị đổi việc. Điều cuối anh được nghe từ những người chủ của anh ấy là một lá thư từ Bcforward. Công ty này đã đưa anh 15$ để bù đắp các phí tổn, và giờ họ muốn lấy lại tiền của họ.
Việc sa thải Fearnow và Villarreal đã đặt bộ phận Trending Topics trên bờ vực – và Nunez tiếp tục đào sâu tìm hiểu những mặt tối. Anh nhanh chóng đăng tải một câu chuyện về một cuộc bình chọn nội bộ chỉ ra sự ưa thích của những nhân viên Facebook trong việc gạt bỏ Trump. Sau đó, vào tháng năm, anh đăng tải một tiêu đề dựa trên cuộc trò chuyện với nhân viên cũ thứ ba của bộ phận Trending Topics, với một dòng tít gây chú ý “ Cựu nhân viên Facebook: Chúng tôi thường chặn đi những thông tin của Đảng bảo thủ”. Bài báo cho biết bộ phận Trending của Facebook làm việc như cách Fox News đang thực hiện, với một bộ phận lớn thiếu chênh lệch đang “cấy” vào những câu chuyện của Dân Chủ và “ghi vào sổ đen” những thông tin liên quan đến phía Bảo Thủ. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, mẩu tin này đã có mặt ở hơn tá những trang báo nổi tiếng về công nghệ và chính trị, bao gồm cả Drudge Report và Breitbard News.
Bài bào này đã trở nên nổi tiếng, nhưng chắc chắn cuộc chiến ở bộ phận Trending Topics có nhiều thứ để nói hơn là chỉ “bùng nổ” ở vài mặt báo. Trong một cái nhìn tổng quan, nó là sân khấu và bối cảnh cho hai năm huyên náo nhất trong sự có mặt của Facebook – gây ra một chuỗi các sự việc làm phân tâm và bối rối công ty trong khi những thảm họa lớn bắt đầu nhấn chìm Facebook.
Đây là câu chuyện về họ trong hai năm, dưới góc nhìn bao quát về công ty. WIRED đã nói chuyện với 51 nhân viên và cựu nhân viên Facebook để hoàn thành được bài viết này, nhiều người trong số họ không muốn tên của họ được sử dụng, vì một vài lý do những ai biết đến câu chuyện của Fearnow và Villarreal hẳn sẽ hiểu. (Một nhân viên Facebook đã yêu cầu phóng viên của WIRED tắt điện thoại của anh ấy để công ty sẽ khó khăn hơn trong việc xác định liệu anh ấy có ở gần điện thoại của ai làm việc tại Facebook không.)
Các câu chuyện đều phức tạp, nhưng hầu hết mọi người đều kể về một công ty và một CEO, nơi mà sự tích cực trong ứng dụng công nghệ đã bị phá vỡ khi họ đã học được có vô số cách nền tảng của họ có thể được sử dụng cho mục đích xấu xa. Trong một cuộc bầu cử đã gây chấn động Facebook, khi mà kết quả của nó đã đặt công ty vào sự phong tỏa, bao vây. Trong một chuỗi những hiểm họa từ bên ngoài, những tính toán nội bộ và những khởi đầu sai lầm đã trì hoàn sự tính toán của Facebook với ảnh hưởng của nó trong vấn đề mang tính toàn cầu và suy nghĩ của người dùng Facebook. Và cuối cùng – chương cuối của câu chuyện – về những nỗ lực cấp thiết của của công ty trong việc giải cứu chính bản thân nó.
(1): Black Lives Matter: Câu nói nổi tiếng mang hàm ý tôn vinh giá trị của người da đen