Bài 2: Câu chuyện Khổng Tử thời xưa và "bánh bèo" thời nay
Khổng Tử - tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni - là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và nhà triết học lỗi lạc bậc nhất...
Khổng Tử - tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni - là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và nhà triết học lỗi lạc bậc nhất Á Đông. Khổng Tử cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (khai sáng Phật Giáo) và Lão Tử (khai sáng Đạo Giáo) là 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, và trùng hợp thay, cả 3 người cùng sống trong một thời kỳ lịch sử.
Mà tại sao tôi lại nhắc đến Khổng Tử? Vì ông ấy vừa có công rất lớn trong việc định hình tư tưởng cho người Á Đông, rất nhiều lời giảng của ông vượt trước thời đại, còn đúng đến ngày nay. Tuy nhiên, ông ấy không phải là thánh thần, mà là con người, nên đôi khi tư tưởng của ông nói riêng và Nho Giáo nói chung cũng có phần bảo thủ, giáo điều, khiên cưỡng. Chúng ta phải nhìn nhận công bằng về Nho Giáo, chứ không phải tôn sùng nó như Thần Đạo được đâu!
Chữ "Lễ" trong Nho Giáo là sợi dây kiềm chế suy nghĩ và hành động của con người theo các quy chuẩn đạo đức xã hội, tuy nhiên không biết từ khi nào nó biến thành sợi xích kiềm hãm luôn tư duy con người vốn đang mở rộng từng ngày, từng giờ. Mà Khổng Nho đã làm cho mọi người sợ (vì nó khiến cho con người tư duy bảo thủ, khiên cưỡng), bây giờ thêm chữ "Cộng" ở giữa là xác định! Khổng Cộng Nho - đây chính là thứ tư duy khiến con người không ngóc đầu lên nổi! Và đây là một số lí do hi vọng có thể thuyết phục cho luận điểm trên:
1/ Thời xưa các sĩ tử đi thi chỉ thấy đề ra toàn văn chương kim cổ, sớ tấu biểu chiếu, ... chứ chẳng có khoa học nào phát triển được. Dẫn đến các học giả thời xưa chỉ chuyên "thuật nhi bất tác" (thuật lại lời người xưa nói mà chẳng có bổ sung hay tranh luận gì). Thế thì khoa học nói riêng và tư tưởng nói chung sao phát triển?
2/ Các sĩ tử thời xưa thi để làm gì? Trừ một số ít muốn xa lánh chốn quan trường, hay những vị quan thanh liêm được nhân dân kính trọng, còn đâu toàn những kẻ chạy theo tiền tài, địa vị, nói ngắn gọn là danh vọng. Và nghịch lý chưa? Họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả các quan niệm đạo đức để chạy theo danh, theo chức, giành địa vị cao trong xã hội (làm quan, tể tướng, ...), xong rồi một số trong đó lại bắt đầu đạo lý luân thường này nọ ... Ủa vậy sao thuở hàn vi các ông lại tệ đến vậy?
3/ Bất bình đẳng xã hội: Ngay ý nghĩa của từ "dân đen" đã đủ giải thích cho hàng loạt sự bất bình đẳng đang hoành hành từ xưa đến nay rồi! "Dân đen" là từ chỉ người dân với hàm ý coi thường, rằng đã là dân thì chẳng có quyền hành gì cả! Ủa vậy Quốc hội, Nhà nước là của ai? Do ai? Và vì ai? Đó là "dân đen" nói chung. Phụ nữ cũng là đối tượng bị coi thường nhiều nhất trong xã hội Khổng Nho, với hàng tá sợi xích khóa hết tay chân họ mang tên "tam tòng, tứ đức", vậy họ muốn tự do, bình đẳng với đàn ông được không? Hay lại "con gái không cần học quá cao", "đã là phụ nữ phải công, dung, ngôn, hạnh", blah blah blah ... Đàn ông thời xưa cũng đâu có sướng như nhiều người nghĩ? Sợi xích dành cho họ còn nặng nề hơn: "tam cương, ngũ thường". Tôi không bài xích cái này, tôi chỉ sợ nó bị lạm dụng tới mức cực đoan thôi. Vì sao? "Tam cương" là ba mối quan hệ rường cột của xã hội trước kia: vua - tôi (quân - thần), cha - con (phụ - tử), vợ chồng (phu - thê). Bây giờ không còn tồn tại quan hệ vua - tôi nữa, mà thay vào đó là chính phủ - người dân, và nó chẳng có gì tiến triển hơn. Ngày xưa quan quân phải tận trung với vua, thì bây giờ dân đen phải phục tùng nhà nước, cấm cãi! Ủa vậy tự do ngôn luận là đồ bỏ à? Trong khi Hiến pháp thì quy định tại điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Và pháp luật VN thì lại không chịu công bố ngay Luật Biểu tình, trong khi cấm cản, phá hoại báo chí và Internet. Ủa vậy Hiến pháp để làm gì? Có giống việc quần thần can gián vua và bị chém đầu không? "Ngũ thường" thì đến nay vẫn gần như nguyên giá trị. Và đây là lúc cái xấu của người VN hiện tại xuất hiện:
Một trong số những thành phần mà không chỉ tôi mà cả những người tự do cực kỳ ngán ngẩm đó là "bánh bèo". Nếu xét trên định nghĩa gốc về "ngũ thường", thì đây là kết quả:
- "Nhân": Lòng yêu thương vạn vật. "Bánh bèo" thì đến trai kỹ thuật đã xem thường, đòi hỏi gì lòng yêu thương từ họ?
- "Nghĩa": Cư xử với mọi người bình đẳng theo lẽ phải. "Bánh bèo" thì khác: Dùng nhan sắc để cư xử và mong đối phương dùng tiền bạc hoặc những thứ tương đương nhan sắc để cư xử!
- "Lễ": Tôn trọng, hòa nhã khi cư xử với mọi người - phải thật lòng! "Bánh bèo" thì rất giả tạo.
- "Trí": Hiểu lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. "Bánh bèo" dùng con mắt và cái tai cộng với cái đầu cũng "bánh bèo" giống nó để phân biệt. Bảo sao đúng sai giữa nó và dân kỹ thuật hay với nhà giáo khác nhau đến thế!
- "Tín": Giữ đúng lời hứa. "Bánh bèo" thì còn lâu! Nội việc trang điểm đã mất mấy tiếng đồng hồ và bắt bạn trai nó phải chờ dài cổ là hiểu!
Hỏi "bánh bèo" có tư duy Khổng Cộng Nho hay không? Câu trả lời chính xác là: Hoàn toàn có! Họ đạo đức giả tới mức trên thì có vẻ đi ngược với "ngũ thường", nhưng ...
- Họ nói "đi học thì phải đi đủ, không nên vắng, và chăm chỉ", nhưng hóa ra họ chăm son phấn, tìm hiểu giày dép váy đầm hàng hiệu, và siêng hoạt động Đoàn, Đội.
- Họ nói "bài vở, project phải hoàn thành đúng hạn, hoặc sớm thì càng tốt", nhưng hóa ra họ mấy ngày cuối mới thấy làm, hoặc parasyte (ký sinh) các bạn nam, hoặc chậm trễ có khi cả tuần.
- Họ nói "phải có những phút giây vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng". Cái này xin thú thật: Sau giờ học hoặc là tôi ra net, hoặc là xách xe đi lang thang thành phố, hoặc chìm vào giấc ngủ. Còn họ? Nơi thường thấy nhất là các quán bar hoặc phố đi bộ. Bởi vậy tối nào tôi đi lang thang nội thành toàn thấy các cặp đôi ôm ấp nhau rất lộ liễu hay dẫn nhau tấp nập vào ra quán bar, và ... hết. Chẳng có gì khác ngoài bar à? Thật ra tôi không cấm cản họ, nhưng tưởng tượng ngày nào cũng thấy họ ở đó tôi tự hỏi: Trừ một số người đi làm thêm kiếm tiền và có quyền tận hưởng ra, bộ họ không tiếc tiền cha mẹ chu cấp à? Tôi cũng không khác họ ở chỗ: cũng phụ thuộc vào cha mẹ về tiền bạc, nhưng tôi khác họ ở chỗ: tôi dùng tiền đúng mục đích. Không phải để khoe khoang hay gì, thực sự tôi không có nhiều tiền cho những thú vui vô bổ, chỉ ăn uống và sắm sửa đồ đạc, linh kiện, vật liệu, ... để học tập và nghiên cứu là chính. Nên tôi có thể tự hào và nói rằng: Tôi không phải kẻ hoang phí tiền bạc và thời gian.
- Họ nói "sống phải có đam mê mới gọi là sống". Hỏi đam mê của họ là gì? Xin thưa: đam mê làm đẹp, sống ảo, tụ tập là chính. Hết rồi đấy!
- Họ nói "thanh xuân phải yêu đúng người". Hỏi yêu ai mới đúng người? Xin thưa: cứ xem ví tiền anh ta dày bao nhiêu khắc biết. Thay mặt trai kỹ thuật, tôi xin thắp nhang vái 7 ngày liền cho cái luận điểm kỳ cục của các cô!
- Họ nói "muốn làm trong môi trường chuyên nghiệp, lương ngàn đô". Vậy thôi, tùy các cô định nghĩa "chuyên nghiệp" vậy. Mà môi trường đó không có ngoài thực tế, cả theo nghĩa logic nhất có thể. Các cô nghĩ thành tích Đoàn Đội có thể giúp các cô xin việc à? Chưa chắc nhé! Kiến thức chuyên ngành tuy chỉ chiếm 30%, nhưng cái 30% đó lại quyết định 70% số phận của các cô sắp tới đấy nhé!
- Họ nói "4 năm Đại học ngắn ngủi, hãy sử dụng sao cho đáng". Hỏi dùng thế nào? Họ đáp: GPA cao, học bổng đầy tay, thành tích Đoàn Hội CLB phải dày, khủng, và cộng với 6 luận điểm trên. Thế nếu tôi bảo các cô gian lận để có GPA cao và học bổng thì sao nhỉ? Nếu không phải gian lận theo cách các nhà trường định nghĩa, thì đó là thuật ngữ "parasyte" (ký sinh). Mà đúng thật, các cô có bao giờ vận động đâu, chẳng khác gì chậu bonsai di động!
- Và nhiều câu nữa mà tôi có kể tới mai cũng không hết!
Nên tôi xin phép dừng bút tại đây. Nếu ai có đọc được và không đồng tình với tôi, cứ việc phản bác (nhưng hãy phản bác văn minh), tôi sẵn sàng lắng nghe. Còn "bánh bèo" có đọc được thì sao? Tự xem lại bản thân đi nhé!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất