Nước Việt Nam nhỏ hẹp mà lại dài cho nên những yếu tố địa lý và kinh tế địa phương đã tạo thành những sắc thái đặc thù của mỗi miền.

Miền Bắc, vì ở sát nách với Trung Quốc và thường xuyên đối phó với mối đe dọa từ cường quốc phương Bắc, đã phát triển được khả năng tồn tại của một nước nhỏ yếu, đó là mưu lược về quân sự cũng như về ngoại giao. Ngoài ra, nhờ khí hậu bốn mùa thay đổi, dân miền Bắc có nhiều khả năng thích ứng và đầu óc lanh lợi trong việc đối phó với đối phương. Quả thật, trong lịch sử chống xâm lăng Trung Quốc, từ Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt đánh quân nhà Tống, Trần Hưng Đạo phá quân Mông Cổ, đến Lê Lợi chống quân Minh, tất cả những chiến thắng đó đều không phải do đối đầu bằng vũ lực mà đều nhờ mưu kế dụ địch hay nghi binh. Sau này, Nguyễn Huệ, dù là người miền Trung, cũng đã áp dụng chiến thuật truyền thống “dùng yếu thắng mạnh” để đánh bại được quân Thanh. Về ngoại giao, để duy trì hòa bình, các vua chúa Việt Nam đều giữ lệ triều cống Trung Quốc. Các phái đoàn sứ giả đi triều cống ba năm một lần đều phải là những người học rộng biết nhiều và trí óc lanh lợi để có thể vượt qua được những cuộc thử tài của triều đình thiên tử. Khi có chiến tranh, thì sau mỗi lần chiến thắng, vua Việt Nam lại lập tức phái sứ giả đem lễ vật sang triều đình Trung Quốc dùng lời lẽ khéo léo để tạ lỗi. Việc sử dụng mưu trí như một sức mạnh đối phó với ngoại bang cũng được áp dụng trong việc cạnh tranh giữa những người trong nước với nhau.

Bởi vậy miền Bắc có nhiều mưu sĩ chính trị giỏi, và trong đời sống giao thiệp hay làm ăn buôn bán hằng ngày , có nhiều người ăn nói khôn khéo nhưng thiếu lòng thành thật.

Miền Trung đất hẹp và thiếu tài nguyên thiên nhiên, trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng là núi rừng hiểm trở, người dân ngoài việc phải làm lụng vất vả mới đủ ăn còn phải đối phó với thiên tai bão lụt xảy ra hằng năm. Vì phải thường xuyên phán đấu cho cuộc sống, người miền Trung rèn luyện được tinh thần chịu đựng và lòng kiên trì, một khi đã tin tưởng ở điều gì thì sẽ quyết tâm theo đuổi cho tới khi đạt được ý nguyện. Nhờ đức tính ấy, người làm chính trị gốc miền Trung hầu như luôn luôn nắm vai trò lãnh đạo, thường có khuynh hướng bảo thủ và rất dễ trở thành độc tài.

Miền Nam thì vườn ruộng phì nhiêu, lúa gạo, cây trái và tôm cá lúc nào cũng có sẵn, Người dân không cần phải làm việc nhiều vẫn có một đời sống no đủ và nhàn tản. Những người có khả năng kinh doanh thường dễ trở nên giàu có, và nhờ có nhiều người ngoại quốc đến làm ăn, các hoạt động kinh tế ở trong Nam phát triển mạnh mẽ nhất nước. Tính tình dân miền Nam, do đó, thật thà và rộng rãi, nhưng không có ý chí kiên nhẫn như người miền Trung và khả năng ngoại giao bằng người miền Bắc.

Kết lại, nếu người Việt Nam ở mỗi miền, thay vì có đầu óc kì thị địa phương, biết học được những ưu điểm của nhau thì dân tộc Việt Nam sẽ có nhiều hi vọng được sống lâu dài tỏng hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc

Theo Việt Nam 1945-1995 - Lê Xuân Khoa


Theo 500 anh em cho ý kiến. Đọc bài này tôi háo hức quá, muốn học ngoại giao của miền Bắc và học tính kiên nhẫn của miền Trung. Có anh em nào nhận tôi làm đồ đệ không, nhận của tôi ngàn tấm lòng vàng này haha