Không biết các anh chị thế hệ trước như thế nào chứ em khá bất mãn với việc học tại trường lớp.Về cái cách mà thấy cô dạy học,thái độ của học sinh với việc học,rồi thì vân vân và mei mei.Thôi không lằng nhằng nhiều nữa,sau đây sẽ là những tâm hự của em - một "gen z tỉnh táo"(ít nhất là em tự thấy vậy) về những vấn đề mà trường học ở Việt Nam đang làm chưa tốt (hoặc thậm chí là tệ)
(DISCLAIMER: Bài viết dựa trên quan điểm của em - một học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường,là người trong cuộc.Không có ý định chỉ trích hệ thống giáo dục của Việt Nam)

1."MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC" - THỨ MƠ HỒ VỚI ĐA SỐ HỌC SINH VIỆT NAM

Là học sinh Việt Nam,chắc hẳn ta đã quá quen thuộc với việc thường xuyên ăn trứng ngỗng hoặc điểm thấp khi kiểm tra miệng hoặc ở bất cứ cái bài kiểm tra gì khi đi học. Và lý do thì chủ yếu đều được quy ra cái tội là LƯỜI.
Thật ư? Bản thân em nghĩ không phải thế.Học sinh không lười,mà là "chả có lý do gì để học".Ngay từ lúc mới 2,3 tuổi,chúng ta đã bị "bắt" đi học mẫu giáo,rồi cứ thế lên lớp cao hơn.Ngày ngày đến trường nhồi nhét đống kiến thức trên trời vào đầu mà chả hiểu lý do vì sao phải làm vậy.
Căn bản là từ lúc bắt đầu đi học,chả ai nói cho chúng ta biết "học để làm gì" cả.Cũng chẳng ai nói cho chúng ta rằng việc học là việc cả đời và kiến thức là tinh hoa của nhân loại...Chúng ta đơn giản chỉ đến trường học rồi về nhà làm bài tập rồi lại đến trường...cứ lặp lại một vòng tuần hoàn như vậy trong hơn chục năm cuộc đời.Việc học cũng từ đấy mà trở thành "nhiệm vụ" nặng nề.Vậy nên việc học trở thành "ác mộng" đối với "đa số" học sinh Việt Nam.
Không phải khoe chứ nếu em không tìm được mục đích của việc học sau một khoảng thời gian dài ăn chơi lêu lổng thì có lẽ cũng chẳng có ngày hôm nay,nếu không tìm được ý nghĩa thực sự của việc học thì em chưa bao giờ nghĩ em sẽ là một học sinh chuyên.(Không phải khoe đâu mà :>>)

2.Trường học - MỘT TRÒ CHƠI 'THÚ VỊ'

Vâng,trường học thực sự là một trò chơi đấy.Trong trò chơi này,mỗi học sinh là một người chơi,nhiêm vụ của họ là phải "cày" thật chăm chỉ để có được số điểm cao nhất(tính trên thang điểm 10) và phải đứng top 1 trên rank của lớp.Ai điểm cao thì sẽ được giáo viên yêu quý và "thiên vị",còn nếu điểm bạn thấp tẹt thì cũng nhận được rất nhiều món quà:
+Bố mẹ tặng cho trận đòn hoặc một trận "mưa ngôn từ" ,một số từ thường thấy trong trận mưa này là:"sao mày n.gu/dốt thế","con nhà người ta","nhìn bạn A nhà cô/chú X"...(còn nhiều từ khác không tiện liệt kê :>>)
+Giáo viên sẽ nghĩ bạn là thành phần cá biệt,khác người,lười học,ham chơi,...
+Bạn sẽ trở thành giai cấp yếu nhất trong lớp,có thể bị khinh thường và bị bóc lột bởi các giai cấp cao hơn (hic poor you :<<)
+Mất điểm trong mắt Crush - cái lày đau nhất :))
Thật là một trò chơi thú dzị,phải không?Nhưng mà,những học sinh được điểm cao,họ có thật sự GIỎI.
Điều em muốn nói đến là cách đánh giá năng lực học sinh trên trường lớp.Vâng,liệu có "chất lượng" khi đánh giá học sinh bằng những con số và khiến chúng ám ảnh?Khiến chúng tin rằng nếu bị điểm thấp,chúng sẽ trở thành kẻ thất bại.
Chính vì thế mà vấn đề áp lực điểm số đối với học sinh Việt Nam trở nên rất nghiêm trọng.Đi học nhưng luôn trong tư thế chiến đấu,điểm phải cao hơn bạn này bạn kia,điểm thấp thì là kẻ thua cuộc,kẻ thất bại,thậm chí nghĩ bản thân mình thật tệ.
Chúng ta cần thay đổi cách đánh giá học sinh,hãy để chúng được thể hiện khả năng của chúng nhiều hơn ,để chúng có thể diễn đạt ý hiểu của chúng từ những gì chúng học được,Thay vì đưa ra những câu lý thuyết được đóng khung hoặc highlight vàng chòe trong vở.

3. Sự thiếu sót của nền giáo dục Việt - Giảng dạy kĩ năng mềm

Ngày nay ta đến trường để học '7 hằng đẳng thức đáng nhớ','đính lý pytago','các thì tiếng Anh cơ bản',...Những thứ ấy thành thực mà nói,ra khỏi lớp là quên hết.Thô nhưng mà thật.Nhưng khi bước trên con đường đời ,ta cần nhiều hơn thế,ta cần nhiều hơn kiến thức trong sách vở.Ta cần học thêm cách sống.
Xin hỏi,bạn định nghĩa "kĩ năng mềm "là gì?Theo Wikipedia thì nó là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Thế hệ trẻ Việt Nam đang trong tình trạng thiếu kĩ năng mềm.Không nói đâu xa, trong các trận đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á vừa qua, sau khi trận đấu khép lại, dù đội nhà thắng hay thua, rất nhiều người dùng MXH ở nước ta đã “truy lùng” tài khoản MXH của các trọng tài để chửi bới, dọa dẫm, có những bình luận tục tĩu, thô lỗ.Hoặc nếu ghét ai thì chỉ cần lập một group anti là xong :)).Việt Nam đã "vinh dự" lọt top 5 nước kém văn minh Internet nhất thế giới.Con số này thật không đáng để tự hào.
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều minh chứng.Vậy nên việc giáo dục kĩ năng mềm là lỗ hổng lớn mà ngành giáo dục nước ta cần bù đắp ngay để xây dưng một thế hệ tương lai hoàn thiện hơn.

Lời kết

Trên đây chỉ là những suy nghĩ của một cô bé mới chập chứng bước vào môi trường THPT thôi ạ.Rất mong được mọi người ủng hộ và góp ý!
BÀI VIẾT LẤY CẢM HỨNG TỪ