---
Cầm đúng thì không đẹp, cầm đẹp thì không đúng.
Mình mượn chiếc cốc capuchino trên tay để nói về chuyện làm phim. Giữa chuyện lịch sử và nghệ thuật cũng vậy. Khi phối hợp bao giờ nó cũng tạo ra 1 vùng xám không thể phân tranh rạch ròi. Nên nếu chỉ một mạch theo đuổi một triết lý tuyệt đối thì có vẻ như mọi thứ sẽ mất cân bằng và phá vỡ trật tự.
Giống chuyện ta chọn chủ nghĩa Duy tâm hay Duy vật. Điểm đánh nhau lớn nhất và quan trọng nhất của hai chủ nghĩa này là một bên hình thành thế giới bên ngoài bằng các dữ liệu có từ bên trong, đó là Duy tâm. Một bên hình thành thế giới bên trong bằng các dữ liệu thu được từ bên ngoài, đó là Duy vật.
Nhưng đến giờ cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ sang bên nào, vì người ta nhận thấy bên nào cũng có mặt cần thiết và cần bỏ bớt. Và 1 số có thể dung hòa. Thế nên triết lý Trung đạo mới tồn tại và đứng vững đến bây giờ. Và phần lớn giờ đây, các triết gia hiện đại lựa chọn triết lý Trung đạo nhiều hơn. Vì nó giúp giữ sự cân bằng và phát triển ổn định.
Tương tự khi làm phim cũng vậy. Nếu là phim tài liệu, chỉ bàn chuyện lịch sử. Thì cần chân thực tuyệt đối. Nhưng nếu đó là phim giải trí, mang tính nghệ thuật. Thì cần cho người nghệ sĩ không gian sáng tác để sống đúng cuộc đời của họ. Tuy nhiên phóng tác cũng có giới hạn, để tránh tuyên truyền và gây xuyên tạc tiêu cực.
Vậy để đánh giá 1 tác phẩm điện ảnh có gây tiêu cực như thế hay không, thì cần phải trải qua các đợt kiểm duyệt kĩ lưỡng. Dựa trên các cơ sở tiêu chí để đánh giá. Chứ không thể tùy tiện lên tiếng theo cảm tính được.
Ví dụ, các tác phẩm phim có hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò thì phải bị cấm chiếu tuyệt đối. Điều đó là điều hiển nhiên, nó chạm đến yếu tố xuyên tạc, tuyên truyền tiêu cực. Ta có đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển Đông theo sự kiện lịch sử.
Nhưng còn người Việt, nói tiếng Việt, trên đất Việt mặc áo người Tàu thì không đủ cơ sở để buộc tội xuyên tạc lịch sử. Vì người Việt và người Hoa có truyền thống giao thương từ thuở ngàn năm, nên chuyện người Việt mặc áo Tàu, ăn đồ Tàu, hay thậm chí ở nhà do người Tàu xây cũng là chuyện không hiếm gặp. Nó thuộc phạm trù du nhập văn hóa phẩm đời sống, không phải một dạng tiêm nhiễm hay đô hộ. Nếu cho đó là độc hại, vậy sao ta không cấm luôn máy móc, thiết bị, văn hóa phẩm từ Phương Tây mà chỉ cấm đồ Tàu? Ta cần phân biệt giữa phóng tác và xuyên tạc ra như thế, vì mực độ ảnh hưởng là hoàn toàn khác biệt.
Mình thấy chuyện người Việt lên tiếng về các yếu tố lịch sử hay nghệ thuật là rất tốt. Vì nó thể hiện 1 trình độ dân trí nhất định. Nhưng đáng buồn là phần đông chỉ a dua nhất thời theo xu hướng. Còn đầy rẫy những chuyện bất công như Án oan, tham nhũng, Giáo dục, Biển đông. Thì mình chưa thấy một cây bút nào dưới 30 tuổi đặt tâm phản kích về những chuyện này.
Chúc các bạn xem phim vui vẻ, và thoải mái nhất có thể.
Mai Văn Liêm