Một vài suy nghĩ lan man về sự tử tế.
Trước 20 tuổi mình tập trung xây dựng và đề cao phẩm chất tử tế cho bản thân cũng như môi trường sống chung quanh. Mình nghĩ nếu ở trong một Xã hội lành mạnh và nhân văn như thế thì quả là một cuộc sống đáng mơ ước. Tuy nhiên, sau 20 tuổi suy nghĩ của mình có phần khác đi. Mình đi học, đọc sách, gặp gỡ và làm việc với những loại người khác nhau. Khi có trải nghiệm thực tế và tính cách con người thì mình mới nhận ra trước đây suy nghĩ về sự tử tế của mình chỉ toàn là lý thuyết. Thực tế khác xa mình tưởng tượng và mong muốn rất nhiều
Mình bắt đầu bi quan và suy nghĩ tiêu cực nhưng không phải là trở nên buồn chán. Mà là thận trọng và tính toán kĩ lưỡng trước mọi vấn đề và tình huống sắp phải đối mặt. Điều này trong triết học gọi là "thực hành khắc kỷ tưởng tượng tiêu cực". Hay trong kinh tế học gọi là "quản trị rủi ro". Tất nhiên là kỹ năng này đã giúp mình rất nhiều trong đời sống, tuy nhiên thì nó cũng lấy đi của mình rất nhiều. Về sự vui vẻ, niềm nở, hồn nhiên, hạnh phúc khi có một ai đó đối xử tử tế với mình.
Vì mình nhận định, khi ta trưởng thành và thành công trên con đường của mình thì số lượng người thật sự có thể chia sẻ niềm vui với ta thật sự rất ít. Số còn lại sẽ ganh tị và sân si, còn nếu như ngược lại là thất bại. Thì ta sẽ bị coi thường và xa lánh, theo mình đây mới chính là hiện thực. Nếu có sự tử tế đến từ người ngoài thì cũng chỉ là sự giao tiếp lịch sự, lịch sự trong bối cảnh này phải hiểu là vì họ không muốn gặp rắc rối và có thêm kẻ thù, nên họ mới tử tế. Còn tử tế với những người nghèo khó hơn thì phải xem họ có đang mang một tấm lòng vị tha hay vị kỷ, mới đánh giá việc làm của họ có giá trị nhân văn cao hay không. Mình đoán là không nhiều.
Sự tử tế là một phẩm chất hay tính cách bên trong mỗi người, được nhận biết thông qua hàng động hoặc thái độ. Trên đời không ai là người tử tế mãi và cũng không ai là người bất tử tế mãi, mà nó còn tùy theo hoàn cảnh, cơ duyên. Nếu như ta đang trong bối canh có nhiều điều thiện lành xung quanh, thì sự tử tế rất dễ thực hiện. Còn khi đang liên tục gặp phải những điều bất như ý thì có lẽ ta sẽ không giữ được bình tĩnh mà tử tế với những người không tốt với ta (trong hoàn cảnh lúc đó).
Nên việc đánh giá chính ta hoặc một ai đó là người thế nào, hiền lành hay nóng nảy. Tốt bụng hay xấu xa, tử tế hay thô lỗ. Những đánh giá này điều là cảm tính và sẽ mất dần giá trị qua thời gian. Bởi không ai sẽ cố định mình là ai cả, mà những trải nghiệm trong cuộc sống, những bài học, sẽ biến đổi con người qua từng ngày. Nhiều khi bạn gặp mình hôm qua thì hôm nay cả mình và bạn đã là hai người khác rồi. Đó là hiện thực, cách khả dĩ nhất là chỉ nên đánh giá qua thái độ và hành động mà họ ứng xử với mình hoặc người khác ở hiện tại. Tức là khi gặp một ai đó, chỉ nên cho họ 1 chút sự tin tưởng (tiêu chuẩn lịch sự tối thiểu), và đừng kỳ vọng nhiều. Điều này có thể thay đổi qua tín nhiệm mà họ gây dựng qua mỗi giai đoạn, tốt thì cộng thêm, xấu thì trừ bớt. Để ta không bao giờ rơi vào thế "chết" khi quá tin tưởng sự tử tế của người khác. Người duy nhất để ta có thể tin cậy một cách vô điều kiện, đó chỉ có thể là chính mình.
Đây là trải nghiệm cá nhân, có thể với bạn sẽ khác.
Mai Văn Liêm
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất