BẦU CỬ CHỈ LÀ TẠM BỢ, VÌ SAO?
Giá trị, định nghĩa về dân chủ có hẳn một lịch sử phát triển từ cổ đại đến nay. Cơ chế lựa chọn người lãnh đạo cũng vậy, nhiều phương...
Giá trị, định nghĩa về dân chủ có hẳn một lịch sử phát triển từ cổ đại đến nay. Cơ chế lựa chọn người lãnh đạo cũng vậy, nhiều phương thức nhưng giờ đang bị bó hẹp tại cơ chế được công nhận là tốt đẹp nhất, khả dĩ nhất đó chính là "bầu cử". Các nhà nghiên cứu chính trị học người Mỹ đều nhận định chung nhất rằng:
Bầu cử là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho việc xây dựng một nền dân chủ”
Liệu có thật hữu hiệu nhất không? Bởi khi, giá trị dân chủ ngày càng giãn nở và chưa có một cái đích đến cụ thể để có thể hiểu thực chất dân chủ là gì. Ấy vậy, về nội hàm, bầu cử là sự thể hiện cho tính dân chủ. Bản chất thay đổi sao hình thức chưa thay đổi, bầu cử liệu có bị phong hóa theo thời gian bởi những nhân tố chuyển hóa liên tục. Những vấn đề hiện sinh đang gặp phải ở cơ chế bầu cử ngày nay là gì? Liệu rằng, trong tương lai sẽ còn một phát minh vĩ đại của một nghệ sĩ dân chủ nào đó đem tới cho nhân loại hay không?
Khoảng thời gian vừa qua, lớp tớ đã thống nhất chọn lớp trưởng mới thông qua cuộc bầu cử bỏ phiếu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu (mỗi người một phiếu có giá trị tương đương nhau) của các thành viên trong lớp. Cuộc bầu cử xuất hiện trong đầu tớ với một suy nghĩ rất tốt rằng là đây sẽ là việc thể hiện tính đoàn kết và dân chủ của bản thân trong việc quyết định lựa chọn ai sẽ làm lớp trưởng và phải khẳng định không phụ thuộc vào việc giáo viên chủ nhiệm chỉ định hay tác động lợi ích (hàm ý chỉ tầng lớp tinh hoa).
Tới khi, bầu cử đang diễn ra trực tiếp tại lớp thì mọi suy nghĩ về tính dân chủ của tớ tan biến. Đầu tiên là trong lớp chỉ có 3 ứng viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này giả sử ẩn tên là A, B và C. Lúc ngồi viết phiếu tớ nhận ra rằng các ý kiến lá phiếu của từng người có thể gộp thành những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nhóm người bầu cử kiểu chiến lược và tớ ở trong nhóm như vậy, nghĩa là nếu biết A là người mình thích được đa số người trong lớp ít ủng hộ vì vậy cơ hội nắm quyền rất thấp. Hiển nhiên rằng tớ sẽ bầu cử cho người không thích là B để tránh người cực ghét là C lên làm lớp trưởng.
Thứ hai, nhóm người bầu cử theo cách là “cử tri trung vị”, họ sẽ bầu cho người nằm ở giữa trong danh sách, nghĩa là người đấy được sự ủng hộ không ít cũng không nhiều. Ví dụ thực tiễn rõ hơn nhưng mình ít nói thẳng thắn, mình đã từng đi kiểm phiếu bầu cử ở Việt Nam và nhận ra định lý "cử tri trung vị" được sử dụng thông minh của các nhà tổ chức bầu cử. Tiếc rằng, nhân dân Việt Nam chưa đủ chín chắn nên toàn gạch đầu, gạch đít chứ chẳng ai gạch người xếp ở giữa danh sách. Và dĩ nhiên, ai được xếp ở giữa danh sách bỏ phiếu có tỷ lệ thắng cử cao gấp nhiều lần. (về phần này, nếu các bạn quan tâm mình sẽ viết một bài hoàn thiện kể về thực tiễn bầu cử ở Việt Nam).
Thứ ba, nhóm người kiểu thờ ơ sự đời, việc ai lên làm lớp trưởng thật sự chẳng liên quan gì tới họ cả và thậm chí họ cũng không đi bầu và nhờ người khác bầu hộ. Nhóm người này rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Một nước bầu cử sôi động như ở Mỹ cũng không tránh khỏi, theo tính toán của GS. McDonal thì trong bầu cử tổng thống Mỹ 2020 vừa qua chỉ có tỷ lệ người đi bầu 65%, con số cao nhất tính từ năm 1908 đến nay. [1]
Thứ tư, nhóm người bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ xã hội, việc bầu cử cho ai không phải tự ý kiến cá nhân của họ mà là sự trao đổi lợi ích hoặc bị đe dọa ảnh hưởng bởi uy quyền, nói chung là họ bị ràng buộc bởi các yếu tố bên ngoài cuộc bầu cử này quá lớn. Nhưng các nhóm hay các cá nhân như trên suy cho cùng vẫn liên quan tới lợi ích cá nhân chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyết định của mình.
Cuối cùng, đến lúc kiểm phiếu và thống cáo kết quả với là C chiến thắng cuộc bầu cử này với nhiều phần trăm phiếu bầu nhất. Do vậy, tớ kết luận rằng cuộc bầu cử này không dân chủ như mong muốn. Vì sao ư?. Vì “nhiều phần trăm phiếu bầu” là bao nhiêu được cho là đủ cho sự dân chủ của các thành viên trong lớp học. Giả sử C với 51% phiếu thắng 49% phiếu của B, lẽ dĩ nhiên rằng C sẽ thắng cử với số phiếu nhỉnh hơn 1%, vậy với số 49% người phản đối họ có thực sự đang cảm thấy dân chủ hay không. Trường hợp khác là nếu C thắng cử làm lớp trưởng với 100% phiếu nhưng trừ một người phản đối (đến từ thầy giáo) thì sự nhất trí này cần phải được xét lại. Thực tiễn, trong quá trình bỏ phiếu của người dân Anh đối với sự kiện Brexit cho thấy kết quả tương tự với 52% đồng ý và 48% phản đối.[2] Liệu 48% đó họ thấy điều gì từ sự công bằng? Cam chịu và tin vào tính thượng tôn pháp quyền ư, vớ vẩn?.
Kết luận lại, bầu cử vẫn chỉ là một cơ chế tạm bợ vẫn tồn tại bởi sự dân chủ chưa tới mức độ thay thế và tìm được cách thức khác. Sự thắng cử của một người dựa theo đa số phiếu đè bẹp ý chí thiểu số, điều này cần thay đổi trong tương lai tới như một điều cực kì quan trọng. Có thể là tôn trọng ý kiến thiểu số hoặc thậm chí phải thay đổi cơ chế bầu cử. Trí tuệ con người đa dạng, không ngừng vận động phát triển và quyền con người cũng vậy, khi nào quyền lợi của họ bị giam cầm thì chính lúc đó họ suy nghĩ cách thức để giải thoát. Thay đổi, cải cách sẽ là điều dĩ nhiên cho cách giải quyết vấn đề nhưng một cơ chế phù hợp phải thuận theo chiều hướng phù hợp cho tất cả mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoài Hương, (2020), "Bầu cử Mỹ 2020: Một cuộc bầu cử không giống cuộc bầu cử nào khác",
[2] Statista Research Department, (2021), "In hindsight, do you think Britain was right or wrong to vote to leave the European Union?"
[3] Eamonn Butler, (2019): Lựa chọn công lược khảo, NXB Tri Thức, Hà Nội.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất