BẰNG ĐẠI HỌC CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT KHÔNG?
Có lẽ đây là câu hỏi thường trực của các bạn trẻ mới ra trường, hoặc đã đi làm được 2, 3 năm. Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm Điều hành...
Có lẽ đây là câu hỏi thường trực của các bạn trẻ mới ra trường, hoặc đã đi làm được 2, 3 năm. Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm Điều hành nhiều doanh nghiệp, bao gồm Quản trị nhân sự trong nhiều lĩnh vực, bài viết này mình sẽ đưa ra ý kiến với hi vọng giúp các bạn trẻ giải đáp được phần nào câu hỏi trên.
Bản chất mối quan hệ giữa Người lao động và Người sử dụng lao động
Rất nhiều bạn trẻ ra trường, đi làm, trong lòng có một suy nghĩ na ná nhau "em đi làm kiếm kinh nghiệm, rồi sau đó em mở công ty riêng/ hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn". Các bạn đi phỏng vấn, vào Công ty, gặp đồng nghiệp, gặp sếp và làm công việc của mình nhưng không mấy ai tự hỏi thế tóm lại mình với Công ty là mối quan hệ kiểu gì? Hãy tạm bỏ qua những cái gọi là "cấp trên - cấp dưới"; "sếp - nhân viên"... để có thể hiểu như thế này:
- Bên Bán: Người lao động - chính là các bạn. Các bạn bán sức lao động, thời gian, sức khỏe, thành quả lao động của mình.
- Bên Mua: Người sử dụng lao động - Doanh nghiệp hoặc Tổ chức. Họ mua những gì các bạn bán bằng Tiền lương, cơ hội, đào tạo, đãi ngộ.
- Hai bên được ràng buộc với nhau bởi một thứ được gọi với cái tên là "Hợp đồng lao động" với các điều khoản, quy định... có cấu trúc tương đồng với một Hợp đồng thương mại.
- Bên Mua: Người sử dụng lao động - Doanh nghiệp hoặc Tổ chức. Họ mua những gì các bạn bán bằng Tiền lương, cơ hội, đào tạo, đãi ngộ.
- Hai bên được ràng buộc với nhau bởi một thứ được gọi với cái tên là "Hợp đồng lao động" với các điều khoản, quy định... có cấu trúc tương đồng với một Hợp đồng thương mại.
Bản thân các bạn chính là một nhà đầu tư, có vốn và lợi nhuận được định danh, có chiến lược kinh doanh cụ thể; đồng nghiệp các bạn là đối tác/hoặc đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư của mình (lý thuyết này mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong một bài viết khác).
Như vậy, bản chất đó là quan hệ giữa các bạn và Doanh nghiệp là mối quan hệ đối tác làm ăn thương mại thuần túy, thuận mua, vừa bán.
Có cần thiết phải có Bằng Đại học khi đi tuyển dụng hay không?
Quay lại bản chất mối quan hệ trên, vậy có nghĩa là các bạn đang đi bán hàng, và Doanh nghiệp là người mua hàng.
Để cho dễ hiểu, hãy ví dụ các bạn bán máy lạnh nhé.
Các bạn sau một quá trình sản xuất, nghiên cứu (đi học, đi làm các nơi khác), đã sản xuất ra một cái máy lạnh (là chất lượng lao động của các bạn); và đem bán cho người mua (Doanh nghiệp). Quá trình tiếp thị bán hàng được gọi là quá trình phỏng vấn tuyển dụng.
Có nhiều cách để tiếp cận bán hàng, nhưng các bạn sẽ luôn phải đối diện với 1 câu hỏi thường trực của người mua đó là "Máy lạnh này có tốt không em?". Tất nhiên bạn trẻ nào cũng sẽ trả lời rằng "Tốt chứ anh/chị. Nó làm được this, that... và quan trọng nhất là nó chạy không biết mệt, tích cực tự nâng cấp, điện năng tiêu thụ ổn...". Ok, vậy có 2 cách để chứng minh:
Có nhiều cách để tiếp cận bán hàng, nhưng các bạn sẽ luôn phải đối diện với 1 câu hỏi thường trực của người mua đó là "Máy lạnh này có tốt không em?". Tất nhiên bạn trẻ nào cũng sẽ trả lời rằng "Tốt chứ anh/chị. Nó làm được this, that... và quan trọng nhất là nó chạy không biết mệt, tích cực tự nâng cấp, điện năng tiêu thụ ổn...". Ok, vậy có 2 cách để chứng minh:
1, Yêu cầu người mua cứ mua về dùng thử, sau 1, 2 tháng chạy thử thấy không ổn thì đổi trả.
2, Bạn trình cho người mua chứng chỉ nguồn gốc, chất lượng (CO/CQ); khẳng định rằng máy lạnh của bạn đã đã được kiểm định bởi một Tổ chức có uy tín; người mua có thể sử dụng thử 1, 2 tháng với 85% chi phí; sau đó quyết định sử dụng lâu dài (cái này chính là Bằng Đại học và các chứng chỉ khác liên quan của các bạn)
2, Bạn trình cho người mua chứng chỉ nguồn gốc, chất lượng (CO/CQ); khẳng định rằng máy lạnh của bạn đã đã được kiểm định bởi một Tổ chức có uy tín; người mua có thể sử dụng thử 1, 2 tháng với 85% chi phí; sau đó quyết định sử dụng lâu dài (cái này chính là Bằng Đại học và các chứng chỉ khác liên quan của các bạn)
Mình tin chắc chắn rằng phần quá đông Người mua sẽ chọn phương án số 2, trừ khi máy lạnh của các bạn được giới thiệu bởi người quen, hoặc vớ phải người mua dạng không kỹ tính mà thôi.
Bởi vậy cho nên câu trả lời là Cần và Nên có Bằng Đại học khi đi ứng tuyển, bởi nó là thứ tài liệu đảm bảo cho Doanh nghiệp một cách nhất định về chất lượng lao động của các bạn, thông qua đó họ tin tưởng hơn về việc đỡ mất thời gian của đôi bên và những lằng nhằng không đáng có.
Điểm số của Bằng Đại học có quan trọng không?
Thực tế câu trả lời là Không.
Có 2 yếu tố Doanh nghiệp sẽ quan tâm trong Bảng điểm của Bằng Đại học của các bạn:
1, Điểm số các môn học liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển
Ví dụ bạn phỏng vấn làm Giám sát thi công xây dựng; Doanh nghiệp sẽ quan tâm đến điểm số các môn như Kết cấu thép, Bê tông Cốt thép...
Nhà tuyển dụng là người hiểu hơn ai hết về công việc các bạn đang ứng tuyển sẽ cần kỹ năng gì, và dù bảng điểm bạn bê bết ở đâu chăng nữa, nhưng với một số kỹ năng đặc thù cần có kiến thức nền, họ sẽ trông chờ một điểm số tương đối, đủ để đáp ứng được yêu cầu đào tạo tiếp theo hoặc vào việc được luôn.
Nhà tuyển dụng là người hiểu hơn ai hết về công việc các bạn đang ứng tuyển sẽ cần kỹ năng gì, và dù bảng điểm bạn bê bết ở đâu chăng nữa, nhưng với một số kỹ năng đặc thù cần có kiến thức nền, họ sẽ trông chờ một điểm số tương đối, đủ để đáp ứng được yêu cầu đào tạo tiếp theo hoặc vào việc được luôn.
2, Quan trọng với những kỹ năng mềm cần có
Trong thời gian học Đại học, ngoài kiến thức cơ bản, các bạn còn được học những kỹ năng khác như sử dụng phần mềm chuyên dụng, tin học văn phòng, ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức, quản lý dự án... Và điểm số hay chứng chỉ của những môn học liên quan đến những kỹ năng này sẽ luôn được quan tâm một cách nhất định.
Thực tế thì không có quá nhiều Nhà tuyển dụng để tâm đọc kỹ Bảng điểm bởi xu hướng phỏng vấn tuyển dụng hiện nay thiên về đánh giá thực chiến hơn là xem kỹ hồ sơ đến tiểu tiết, nên công bằng mà nói, câu trả lời là không, tuy nhiên các bạn cũng không nên quá chủ quan trong vấn đề này.
Công việc hiện tại không đúng với chuyên ngành được đào tạo
Ngoại trừ những công việc quá thuần túy về chuyên môn như Y, Dược, Điện công nghiệp... thì thực tế, việc này hoàn toàn không có vấn đề gì cả.
Phần lớn nhân sự trong thị trường lao động hiện tại không làm đúng chuyên ngành được đào tạo chính quy trong trường Đại học!
Điều này là hoàn toàn tự nhiên, được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường, sự linh hoạt trong tích lũy kinh nghiệm, hoàn cảnh và cơ hội của mỗi người cũng khác nhau; vì vậy các bạn không cần quá bận tâm về nó.Tuy nhiên, việc không làm đúng chuyên ngành được đào tạo đem lại không ít bất lợi cho các bạn, đòi hỏi các bạn phải hiểu rõ vấn đề và phải có ý chí học hỏi, phấn đấu cao hơn nhiều so với các bạn được làm đúng chuyên môn.Khi đi làm cho Doanh nghiệp, các bạn sẽ không chỉ đối diện với việc giải quyết các vấn đề bằng kiến thức chuyên môn, mà quan trọng hơn là sự tương tác giữa các bộ phận, phòng ban để tạo ra thành quản chung, cái này được gọi là Quy trình hoạt động của Doanh nghiệp.
Với những người trẻ, các bạn sẽ được đào tạo lại cơ bản lại kỹ năng làm việc, cách thức làm việc, yêu cầu xử lý công việc... Các bạn sẽ phải đối diện với quá nhiều thứ hơn là giải các bài toán chuyên môn, và các bạn sẽ nhận ra rằng hóa ra có vô số điều kỳ lạ mà trong trường vốn không dạy mình. Kiến thức là nền tảng, còn quy trình là cách thức để biến thành thành quả thực tế. Vì vậy, dù làm việc trong lĩnh vực được học hay không, các bạn cũng phải học và rèn luyện những thứ này nhiều hơn là chuyên môn.Cá nhân mình thì thích những bạn có chuyên ngành khác trong lĩnh vực mình đang hoạt động; bởi chỉ cần các bạn ấy bắt kịp về nền tảng chuyên môn hiện tại thì sẽ trở thành những mảng màu rất đa dạng; kiến thức, kinh nghiệm phong phú sẽ bổ trợ cho nhau ở những chỗ các bạn không thể ngờ được.
Tóm lại,
Bằng Đại học là thứ quan trọng, là thứ các bạn nên và cần có trong bước đường đầu tiên xây dựng sự nghiệp của mình. Ngoài những kiến thức, kỹ năng, cách tư duy, quản lý mà nhà trường đào tạo; thì Bằng Đại học là một chứng chỉ chất lượng/ nguồn gốc xuất xứ quan trọng mà Doanh nghiệp nào cũng quan tâm khi tuyển dụng.
Tin mình đi, sẽ không có bất kỳ kinh nghiệm, kỹ năng nào các bạn tích lũy được trong quá khứ sẽ bị bỏ phí!
Nhân sự đa năng, đa nhiệm, đa chiều luôn là lựa chọn số 1 trong việc giao quyền, giao cơ hội của Doanh nghiệp.
Cái các bạn cần trau dồi là tinh thần làm việc, niềm đam mê, lựa chọn đúng điểm mạnh, đầu tư hiệu quả với "nguồn vốn của mình", và nhớ nhé, hãy "thật cứng kỹ năng mềm, và thật mềm kỹ năng cứng"!
Chúc các bạn thành công!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất