Có rất nhiều kiểu phát ra âm thanh của cơ thể khi kết hợp các hoạt động các bộ phận phát âm. 
Tuy nhiên, chúng ta thường thấy 3 cách phát âm sau đây:

  1. Phát âm bình thường:

Đây là cách phát âm khi chúng ta nói chuyện hàng ngày. Lúc nói chuyện, chúng ta hít thở bình thường, không chú ý đến việc khống chế, kiểm soát hơi thở, không chú đến hơi nở sâu hay cạn. Trong lúc này, phối chúng ta chỉ làm việc nhẹ nhàng, khi lấy vào rất ít hơi và thở ra cũng ít. Tuy nếu chỉ nói chuyện bình thường thì không vấn đề, nhưng dùng để hát thì cách lấy hơi, trữ hơi và sử dụng hơi thở này không đủ.

 2. Phát âm cưỡng chế

Là những trường hợp khi ta tức giận, cãi nhau, lúc la hét, lúc gọi ai đó từ xa,.. thường thấy hiện tượng âm thanh lớn, thé, gồng, thô,… không tự nhiên. Lúc này tất cả các bộ phận phát âm trở nên hoạt động mạnh, quá sức, máu dồn căng, âm thanh phát ra không tự nhiên, nặng nề, thiếu linh hoạt và đặc biệt là gây tổn hại đến cổ họng.
Ngoài những trường hợp trên ra, khi ta hát karaoke, gào thét, rống lên cho to hoặc cố hát cao lên quá quãng, hoặc luyện thanh sai kĩ thuật cũng thường mắc phải trường hợp tương tự.

3.  Phát âm có sự kiểm soát hơi thở:

Đây là hình thức phát âm đúng đắn và cần có thời gian tôi rèn các kĩ thuật liên quan đến ca hát. Đầu tiên là yêu cầu về hơi thở, cần có hơi thở sâu, và được kiểm soát bằng các cơ bao quanh phổi, tất cả các cơ này nằm bao gồm các bắp thịt ở cổ, bụng, ngực,.. không căng thẳng, có tính co giãn, đàn hồi mềm mại. Tiếp theo đó là sự vận dụng cách dùng hơi lên các vị trí xoang trên cơ thể (những khoảng trống trong đầu, ngực, trán, miệng,..) tạo ra âm thanh cộng minh, vang, dày, đầy. Và cuối cùng là hoạt động của môi, răng, lưỡi phát âm, tạo âm thanh rõ ràng, chính xác.
Theo 3 cách phát âm thanh trên, ta có thể thấy cách thứ 3 là phù hợp với ca hát nhất. Nếu áp dụng đúng các phương pháp, kết hợp thành thạo các bộ phận phát âm, ta có thể hoàn toàn nắm quyền kiểm soát giọng hát của mình và phát huy tất cả công dụng của bộ máy phát âm.

Chúc các bạn một ngày tốt lành!