BÁN CHỊU, MUA CHỊU VÀ KHOẢN PHẢI THU LÀ CÁI QUÁI GÌ?

Bài trước mình đã nhắc đến vốn lưu động trong doanh nghiệp, và ở bài viết này sẽ mình sẽ nói đến khoản phải thu. Để thấy rằng vốn lưu động, khoản phải thu và doanh thu đều là những thước đo có mối liên hệ với nhau và thể hiện khá rõ nhiều khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy “ khoản phải thu”sẽ cho ta biết những gì ở một doanh nghiệp?
Khi doanh nghiệp có doanh thu, thường thì khách hàng sẽ trả bằng tiền mặt. Nhưng ở một vài trường hợp, khách hàng muốn mua chịu (nhận hàng trước, trả tiền sau). Phần doanh thu chưa thu được này gọi là khoản phải thu.
Tại sao cần bán chịu?
Khi có khoản phải thu doanh nghiệp sẽ dễ bán hàng hơn ( tăng khả năng bán hàng), giúp ích cho việc đẩy lượng hàng tồn kho từ đó giảm chi phí lưu kho cùng với đó là việc tối ưu quy trình sản xuất.
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp có công suất tối đa 1000 sản phẩm/lần sản xuất.
Hiện tại có khả năng bán được 600 sản phẩm ( khách hàng thanh toán luôn). Khi đó doanh nghiệp sẽ chỉ sản xuất ra 600 sản phẩm. Việc này làm giảm hiệu quả sản xuất, do chi phí cố định bị chia đều cho 600 sản phẩm thay vì 1000 sản phẩm.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp còn dư 3000 sản phẩm trong kho
Việc bán chịu sẽ giúp khách hàng mua tăng số lượng sản phảm khi đó doanh nghiệp sẽ đấy bán được lượng hàng tồn kho. Tiết kiệm được chi phí lưu kho.
Tại sao cần mua chịu?
Khi có khoản phải thu khách hàng sẽ giảm áp lực vốn lưu động và tăng đòn bẩy kinh doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua có khả năng sử dụng 1000 sản phẩm nhưng khi có thể mua chịu ( không chịu áp lực về tiền mặt), doanh nghiệp có thể nhập trước 2000 sản phẩm và đẩy mạnh bán hàng. Khi đó doanh nghiệp sẽ có tiền thanh toán cho bên cung ứng. ( Khi doanh nghiệp mua có khả năng sử dụng hiệu quả hoặc bán được nhiều hơn mức sản phẩm có thể mua bằng tiền mặt).
Tuy nhiên để có được hiệu quả cho hai bên như trên, doanh nghiệp bán và doanh nghiệp mua cần xác định những mức độ bán chịu, mua chịu hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
1. Khoản phải thu bao nhiêu là hợp lý?
Vì doanh thu luôn được chia thành hai phần, một phần đi thẳng vào tiền mặt, phần còn lại là khoản phải thu.
Khoản phải thu lớn sẽ có hai lý do: (1) Tỉ lệ khách nợ cao và (2) Doanh thu cao.
Khoản phải thu sẽ không tốt khi tỉ lệ nợ cao và khoản phải thu sẽ tốt nếu doanh thu cao ( bán được nhiều hàng).
Vì vậy khi xem xét khoản phải thu chúng ta cần xem tỉ lệ của nó so với doanh thu.
Đối với doanh nghiệp bán
+ Lợi nhuận cộng thêm ( khi cho khách hàng nợ) phải lớn hơn hiệu quả sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp.
+ Giảm thời gian hàng tồn trong kho, giảm chi phí lưu kho (nếu có). Giảm chi phí khấu hao của sản phẩm ( do hỏng, thay mới).
Vì vậy cần so sánh giữa những lợi ích hay mức lợi nhuận cho khách hàng nợ với chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp mua
Khi có thể mua hàng không cần tiền mặt, lượng mua sẽ phụ thuộc vào khả năng bán hàng và lãi suất phải trả khi mua chịu.
Thể hiện qua công thức:
Doanh thu – chi phí để có thêm doanh thu – chi phí mua – lãi suất mua chịu >0
( Chỉ xét riêng về việc hiệu quả lợi nhuận đem lại)
2. Những vấn đề khi đánh giá khoản phải thu
+ Chi phí cơ hội của doanh nghiệp
Việc bán được nhiều hàng chưa chắc đã đem lại mức lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu có hai lựa chọn cùng bán bằng đó sản phẩm, khách hàng có thể trả hết 100 triệu luôn hoặc trả trước 50 triệu và sau 6 tháng trả 60 triệu ( lãi thêm 10%) thì nếu trong 6 tháng khả năng kinh doanh của công ty trên 10% thì chắc chắn doanh nghiệp không nên cho khách hàng nợ.
+ Thời gian thu hồi vốn
Doanh nghiệp sẽ bán chịu hàng trong thời gian bao lâu? Thường thì sẽ là 1-2 tháng. Tuy nhiên thực tế có nhiều bên sẽ trả chậm, những bên trả sớm.
Thời gian khách nợ = ( khoản phải thu/ doanh thu)*365
Từ đó có thể sử dụng công thức sau để điều chỉnh khoản phải thu.
Công thức: 
Khoản phải thu điều chỉnh = Khoản phải thu hiện tại/ Doanh thu * ( Doanh thu – khoản phải thu hiện tại)
+ Bản chất của việc sử dụng khoản phải thu là tận dụng kinh tế quy mô ( economy of scale), tuy nhiên việc tăng quy mô cũng có thể mất nhiều chi phí mới, khiến mức lợi nhuận thấp hơn ban đầu.
Việc bán được nhiều hàng có thể sẽ khiến doanh nghiệp lao vào vòng xoáy tăng quy mô ( đầu tư thêm vào máy móc, nhà xưởng) mà quên đi việc tăng tỉ lệ lợi nhuận.
3. Khoản phải thu của HSL
Nhận xét
Thời gian bán hết hàng nhanh hơn thời gian thu tiền bán được vì vậy cần giảm thời gian khách nợ hoặc tăng tiền mặt ( cho khách nợ ít đi) hoặc tăng lượng hàng tồn kho.
Tỉ lệ nợ và thời gian nợ sẽ thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ( công ty hoạt động hiệu quả sẽ hạn chế cho khách nợ và trong thời gian đó đem tiền đi kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn).
Khoản phải thu điều chỉnh là: 92,939,881,537