Disclaimer: bài viết này rất nghiêm túcThông cảm.
//--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Ôi giời, bà đó học giáo dục thì làm được gì về công nghệ?"
Nhân dịp gần đây, vài kỷ niệm xưa ùa về trong tui. Nổi bật hơn cả là câu bình luận của ông bạn tui về một nữ tiến sĩ giáo dục nào đó cách đây hai ngày. Tui không khỏi bồi hồi xúc động vì nó nghe như những gì ông cha ta từng dạy cách đây trăm năm thật.
Tui biết các độc giả đang nghĩ gì, nhưng xin đừng hiểu nhầm! Với tư cách là một người bạn chí cốt, một con người xưa cũ, tui hiểu vì sao cậu ta lại nói vậy. Đó là một điều tui đã chiêm nghiệm được từ 19,83 năm ngắn ngủi của cuộc đời tui: gatekeeping.
The font looks horrendous. The designer must be better at Math and Computer Science, though.
Vậy gatekeeping là gì? Gác cổng? Gác cái gì vậy?
Tui sẽ không trích lại nghĩa từ Wikipedia vì lười (mà hình như cũng không có?). Tuy nhiên, theo tui, nó có 3 nghĩa khá đáng chú ý:
1. Một quá trình kiểm duyệt / lọc thông tin (more like cherry picking actually) trước khi nó được đem ra đại chúng.
Ví dụ: (Redacted)
2. Việc đặt ra một yêu cầu nhất định cho một vị trí hay cho một dịch vụ nào đó.
Ví dụ: Cơ sở pate cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để bán sản phẩm cho người tiêu dùng. 
Hmm, I guess it (almost) gatekept someone from life.
3. Việc một cá nhân nào đó quyết định rằng người khác không có đủ tư cách để làm có quyền làm một sở thích/ công việc hoặc tham gia một cộng đồng nào đó.
Một đoạn đối thoại nho nhỏ như thế này có thể là một ví dụ điển hình:
    A: Ủa, mày cũng là fan truyện trinh thám hả?
    B: Ừ, tao thích truyện "Thám tử lừng danh Conan" lắm.
    A: Pffft. Truyện cho con nít ấy à? Tao đọc "Cái chết của Roger Ackroyd" và       "Án mạng trên chuyến tàu Phương Đông" rồi nè. Đó mới là truyện trinh           thám đích thực.
    B (visibly irritated): Tao có hỏi mày thích cái gì à?
(Note: nếu ai có hứng thú với truyện của Agatha Christie thì 2 cuốn trên khá thú vị.)
Hử? Vậy quan điểm về Gatekeeping của tác giả là gì?
1. Về ý nghĩa đầu tiên: 
Tác giả xin được phân tích kỹ hơn trong một post khác về chủ đề truyền thông đại chúng trong tương lai (?). Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung về ý nghĩa thứ hai của Gatekeeping. Bài viết về ý nghĩa thứ ba sẽ nằm ở phần 2.
2. Về ý nghĩa thứ hai: 
Trong cuộc sống này có nhiều thứ cần được chọn lọc kỹ lưỡng. Bằng việc tạo ra những tiêu chuẩn nhất định, chất lượng của sản phẩm / dịch vụ sẽ được đảm bảo. Ở mặt này, ta có thể hiểu Gatekeeping như là Quality Control (việc kiểm soát chất lượng sản phẩm) vậy.
Gatekeeping cũng có thể được áp dụng vào trong các loại ngành nghề. Đây là điều tối quan trọng cho những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên ngành. Một ví dụ dễ thấy là ở ngành Y. Tại Việt Nam, các bác sĩ tương lai cần được đào tạo trong 6 năm và thêm 1,5 năm thực tập sinh tại một bệnh viện thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, các công ty cũng thường hay áp dụng triết lí này nhằm đơn giản hóa công việc tuyển dụng và tiết kiệm được tài nguyên và kha khá tuổi đời của các nhà phỏng vấn.
Đương nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Bạn có thể nghĩ rằng: gatekeeping chắc chắn sẽ luôn có lợi cho người tiêu dùng và "chặt đường sống" của các nhà sản xuất (Note: các nhà sản xuất ở đây cũng có thể hiểu là luật sư, bác sĩ, nhà tư vấn tài chính, môi giới nhà đất, nhân sự với trình độ cao...). Tuy nhiên, một nghiên cứu của đại học Stanford chỉ ra điều ngược lại: càng nhiều luật lệ quản lí, tiêu chuẩn đặt ra và thông tin người bán càng minh bạch thì "Consumer Surplus" càng thấp. Nói cách khác, người tiêu dùng càng bất lợi. "Consumer Surplus" hiểu đơn giản là thế này: bạn đi chợ thấy cọng rau giá 4k nhưng mặc cả còn 3k, cái surplus là 1k (quick maffs, huh?). Trái ngược của "Consumer Surplus" sẽ là "Producer Surplus". Well, bạn chắc chắn sẽ hiểu điều này khi mua trái dừa giá 150k ở Vũng Tàu.
Tại sao việc này lại xảy ra? Đúng là một vài nhà sản xuất (NSX) / chuyên gia lởm bị "cắt cổ" bởi luật thật, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm sự cạnh tranh trên thị trường (ít nhất là trong một thị trường mà sản phẩm / kỹ năng đó đang có nhu cầu cao). Kết quả là thị trường sẽ bị thao túng bởi số ít NSX / chuyên gia "đạt chuẩn". Có lẽ các nhà tuyển dụng vẫn không tránh khỏi việc phải cãi tay đôi với các ứng cử viên về mức lương, nhỉ?
Don't @me for this meme. I am serious.
Đương nhiên, thực tế mà nói thì những chuyên gia "nửa mùa" vẫn sẽ luôn sống tốt. Người tiêu dùng luôn sẵn sàng đặt cược để được cái gọi là đáng đồng tiền bát gạo nhất có thể. Vì sao bạn lại mua cái laptop cũ trong khi nó có thể không còn hạn bảo hành (tui chứ ai)? Vì sao một số người lại tìm đến kim đan thần dược bách thiên đảo thái dương hệ để chữa ung thư thay vì xạ trị? Đương nhiên, không phải điều này cũng một chiều tiêu cực như vậy. Cái ăn tiền cũng chỉ có thể đơn giản là "Em học ở Harvard." và "Em học ở trường làng." (Đương nhiên, nhà tuyển dụng vẫn sẽ coi trọng kĩ năng nhất. Có điều trong trường hợp hai người cùng một mức kinh nghiệm và kỹ năng, tui khá tin là bạn ở Harvard sẽ dễ mặc cả lương hơn). 
Suy cho cùng thì, các NSX / chuyên gia tốt sẽ thường luôn cố gắng quảng cáo sản phẩm tốt, thứ mà người tiêu dùng muốn cho dù có các luật lệ hay không. Tuy vậy, Gatekeeping vẫn sẽ cần thiết vì nó sẽ bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo tính công bằng cho các NSX / chuyên gia. Ít nhất, đó là điều mà tác giả cảm thấy vậy.
(Còn tiếp)
//--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Q & A:
0) Tại sao lại có tag tình yêu?
- Câu view.
1)  Tại sao tác giả chỉ mới viết một phần? 
- Tác giả lười. Tác giả tin rằng độc giả cũng lười đọc một bảng luận văn quá dài. Tốt nhất là chia nhiều phần.
2) Vậy phần tới sẽ như thế nào? 
Giải thích tại sao bạn tôi đúng hay sai và tại sao trái đất chắc chắn phẳng.
3) Tác giả còn dự án gì khác không?
- Sắp tới sẽ là một kênh Youtube về đời sống du học sinh. Viết tiếp phần hai của post này nếu reception tốt. 
4) Ủng hộ tác giả kiểu gì? 
- Follow tác giả để tác giả đi khoe chiến tích cho mẹ.