[BÀI HỌC SAU NHỮNG CƠN GIẬN]
Đã được 5 tháng kể từ khi mình có cuộc cãi vã với bạn cùng phòng. Hôm đấy sau khi đi học về vô cùng mệt mỏi và tiếp tục chịu nhiều...
Đã được 5 tháng kể từ khi mình có cuộc cãi vã với bạn cùng phòng. Hôm đấy sau khi đi học về vô cùng mệt mỏi và tiếp tục chịu nhiều sự phiền toái. Mình đã tức giận và tụi mình đã cãi nhau một trận. Mình biết để dẫn tới một cuộc cãi vã lớn thường nguyên nhân là bởi sự tích tụ của những mâu thuẫn nhỏ.
Tưởng rằng sau cuộc cãi vã đó, mình sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng không mình càng cảm thấy khó chịu và luôn phải nhớ về sự việc đấy. Thật khó để giữ những điều tốt đẹp về nhau nhưng quá dễ dàng để những điều tiêu cực luôn âm ỉ mãi trong lòng.
Tưởng rằng sau cuộc cãi vã đó, mình sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng không mình càng cảm thấy khó chịu và luôn phải nhớ về sự việc đấy. Thật khó để giữ những điều tốt đẹp về nhau nhưng quá dễ dàng để những điều tiêu cực luôn âm ỉ mãi trong lòng.
Trước đây, mình từng là người rất hay nóng giận, to tiếng. Giờ nghĩ lại mình cảm thấy tiếc thay vì những người chịu sự nóng giận của mình lại là những người mà mình yêu thương, thân thuộc nhất. Mình đã đọc được một nghiên cứu tâm lý, lý giải một trong những lý do lớn nhất của việc con người thường tức giận với gia đình, bạn thân hơn so với người lạ là bởi trong thâm tâm họ sẽ mặc định rằng vì quá thân thiết nên những người thân, những người bạn bè của họ sẽ không bao giờ rời đi cho dù hoàn cảnh có thay đổi như thế nào đi chăng nữa!
Nhưng vết thương do nóng giận dù có làm theo năm tháng nó vẫn để lại một vết sẹo lớn trong lòng mỗi người. Mình đã hạn chế được sự nóng giận của bản thân bằng việc không phán xét, thử đặt mình vào vị trí của đối phương và "uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói để không phải gây ra hiềm khích. Vì suy cho cùng mục đích của giao tiếp là để hiểu người, hiêu mình. Dù sẽ có người nói mình là không dám nói lên cảm xúc của bản thân hay đang cố gắng kiềm chế bản thân để vừa lòng người khác. Mình luôn có cách để chuyển hóa từ trạng thái tiêu cực sang tích cực chứ không phải ôm một đống cảm xúc tiêu cực và mượn cớ là vì thẳng thắn, vì sống thật cho bản thân mà đổ xả lên người khác. Con người kỳ lạ thật cứ cố gắng thay đổi những điều nằm ngoài khả năng như suy nghĩ, cảm xúc của người khác để rồi khi mọi chuyện không đúng như mong đợi thì tự giận người, trách mình.
Mình hy vọng rằng chúng ta sẽ bản lĩnh, bình tĩnh đón nhận những thử thách và trở thành.
" Nóng giận là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh"
P/s: Cơ mà nhiều lúc chọc người khác giận cũng giải trúy :'>
#day3
#90dayswritingchallenge
Nhưng vết thương do nóng giận dù có làm theo năm tháng nó vẫn để lại một vết sẹo lớn trong lòng mỗi người. Mình đã hạn chế được sự nóng giận của bản thân bằng việc không phán xét, thử đặt mình vào vị trí của đối phương và "uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói để không phải gây ra hiềm khích. Vì suy cho cùng mục đích của giao tiếp là để hiểu người, hiêu mình. Dù sẽ có người nói mình là không dám nói lên cảm xúc của bản thân hay đang cố gắng kiềm chế bản thân để vừa lòng người khác. Mình luôn có cách để chuyển hóa từ trạng thái tiêu cực sang tích cực chứ không phải ôm một đống cảm xúc tiêu cực và mượn cớ là vì thẳng thắn, vì sống thật cho bản thân mà đổ xả lên người khác. Con người kỳ lạ thật cứ cố gắng thay đổi những điều nằm ngoài khả năng như suy nghĩ, cảm xúc của người khác để rồi khi mọi chuyện không đúng như mong đợi thì tự giận người, trách mình.
Mình hy vọng rằng chúng ta sẽ bản lĩnh, bình tĩnh đón nhận những thử thách và trở thành.
" Nóng giận là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh"
P/s: Cơ mà nhiều lúc chọc người khác giận cũng giải trúy :'>
#day3
#90dayswritingchallenge
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất