Trong Chiến tranh Peloponnisos (một cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại từ năm 431 đến 404 TCN — theo Wikipedia), tướng Pericles đã dẫn 100 tàu chiến tiến hành đánh trận. Khi đang tiến đến vị trí kẻ thù, nhật thực xảy ra và nhấn chìm mọi thứ xung quanh vào bóng tối. Không biết gì về khoa học ẩn sau sự kiện này, một cơn hoảng loạn nhanh chóng nổ ra nơi những người lính.
Pericles tiến lại chỗ của hoa tiêu, trùm một chiếc áo choàng lên đầu anh ta , và hỏi: "Anh có sợ những gì anh thấy không?" "Tất nhiên là không," người hoa tiêu đáp, "chỉ là một mảnh vải đen thôi mà!" Pericles cười: "Vậy nếu nguyên nhân của bóng tối là một thứ gì khác thì đã sao?"

Khi không hiểu cuộc đời, ta nghĩ ra những viễn cảnh tồi tệ nhất. Điều đó dẫn tới nỗi sợ, và nỗi sợ dẫn tới những quyết định sai lầm. Thay vào đó, ta phải thay đổi góc nhìn của bản thân.
Góc nhìn là tất cả, và ta được tự do thay đổi nó bất cứ khi nào.
Ta có thể đánh giá mọi tình huống từ nhiều góc độ khác nhau. Ta có thể chia nó ra thành từng phần. Ta có thể nhìn thẳng vào nó, từ phía sau, xung quanh hay thậm chí là xuyên qua nó cũng được. Dù cho có nhiều góc độ đến mấy ta cũng phải thử, và cuối cùng, ta sẽ tìm được cho mình một quan điểm cho phép ta tiến đến phía trước — và đó chính là toàn bộ quan điểm sống.
Mục đích của những thí nghiệm tưởng tượng (thought experiment) không phải là để cung cấp cho bạn câu trả lời cho những vấn đề về quan điểm cá nhân, mà là để cho bạn sự can đảm để dừng lại khi đối mặt với những điều chưa biết. Chỉ mất một phút để tìm thấy sự can đảm này, và bạn có thể sử dụng một câu chuyện duy nhất để kích hoạt thói quen làm dịu bản thân.
Đừng để trí tưởng tượng của bạn bỗng vụt lên thành nỗi sợ hãi. Hãy hít thở sâu, tò mò lên rồi lần lượt xem xét từng góc nhìn khác nhau cho đến khi tìm được một cái phù hợp. Giải thích nỗi sợ hãi của mình và nhận ra: Nguyên nhân của bóng tối không phải là vấn đề. Vấn đề là giờ ta phải tiến lên.
nguồn: https://medium.com/@ngoeke/a-one-minute-history-lesson-you-can-use-for-the-rest-of-your-life-78655c7298e7