[BÀI DỊCH] TAYLOR SWIFT NÓI VỀ CHỨNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG TRONG PHIM TÀI LIỆU MỚI TRÊN NETFLIX: TẠI SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG.
Dù là tuyên ngôn chính trị hay tung ra bài hát mới, khi Taylor Swift lên tiếng, hàng triệu người yêu âm nhạc lắng nghe! Đó là lí...
Dù là tuyên ngôn chính trị hay tung ra bài hát mới, khi Taylor Swift lên tiếng, hàng triệu người yêu âm nhạc lắng nghe!
Đó là lí do vì sao tuyên bố của nữ ca sĩ về chứng rối loạn ăn uống của cô gần đây đã gây chú ý không hề nhẹ với tác động to lớn nhằm đẩy lùi sự kỳ thị về tình trạng này.
Trong buổi phỏng vấn với tờ Variety, Swift nói về vấn đề bình phẩm ngoại hình theo hướng tiêu cực và cách mà những bình phẩm về cơ thể cô - cả theo hướng khen và chê - đã góp phần vào chứng rối loạn ăn uống của ca sĩ này. Cô tiết lộ trải nghiệm bản thân một cách rõ nét hơn thông qua phim tài liệu công chiếu ngày 31/01 trên Netflix “Miss Americana”.
Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia (NEDA), có tới 30 triệu người Mỹ mắc chứng rối loạn ăn uống tại một số thời điểm trong đời. Và chính sự kỳ thị, định kiến về những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn ăn uống ngăn cản nhiều người nhận được sự giúp đỡ họ cần.
Khi một người nổi tiếng như Taylor kêu gọi sự chú ý về những vấn đề như chứng rối loạn ăn uống hay thậm chí rộng hơn là body-shaming và mặc cảm ngoại hình, một hiệu ứng tích cực đã được lan tỏa rộng khắp - Roseann Capanna-Hodge, chuyên gia sức khỏe tâm lý nhận định trên tờ Healthline.
“Taylor Swift là một hình tượng phụ nữ được đánh giá cao bởi những cô gái trẻ nên ngay khi cô thổ lộ rằng ‘Nhìn này, chính tôi cũng cảm thấy như bạn, tôi đã thừa nhận vấn đề sức khỏe bản thân và chữa trị nó’, Taylor đã lan tỏa thông điệp rằng nạn nhân của chứng rối loạn ăn uống rất nên tìm kiếm sự giúp đỡ và họ CÓ THỂ trở nên khá hơn.” Capanna-Hodge nói.
Liệu những tiết lộ của Taylor có gây khó chịu? Có thể. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng đây là sự kiện lợi bất cập hại.
“Hi vọng rằng, mặc dù khó khăn, đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở các nạn nhân hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia tâm lý, những người có chuyên môn”. Capanna-Hodge chia sẻ.
NGAY CẢ LỜI KHEN CŨNG DẪN TỚI RỐI LOẠN ĂN UỐNG
Swift chia sẻ rằng những lời bình phẩm không ngớt về cơ thể mình - cả phê phán lẫn ngợi khen - đều đã khiến cô nhìn nhận đồ ăn liên quan mật thiết tới ngoại hình hơn là một nguồn cung cấp năng lượng hay sức khỏe, từ đó dẫn tới chứng rối loạn ăn uống.
“Bạn sẽ bắt đầu đặt mọi thứ vào thế KHEN hoặc CHÊ bao gồm cả CƠ THỂ BẠN”, Swift chia sẻ.
“Taylor đã làm rất tốt khi nói về sự ủng hộ vô tình cho việc trở nên cực kỳ gầy gò”, Capanna-Hodge nhấn mạnh.
“Ai mà chẳng thích nghe lời hay ý đẹp? Nhưng đi kèm với sự chú ý quá đà vào ngoại hình khẳng khiu - vốn không phải là tạng người tự nhiên của số đông phụ nữ - xã hội đã vô hình chung tạo nên một hình mẫu lý tưởng vô lý, không thể đạt được và điều đó là mầm mống cho sự thù ghét ngoại hình bản thân” Capanna nhận định.
Tiến sĩ Brooke Nicole Smith, một người sống sót sau rối loạn ăn uống đã trở thành chuyên gia ăn uống chánh niệm, đồng ý với kinh nghiệm của Taylor Swift rằng văn hóa tôn thờ sự gầy gò đang diễn ra mạnh mẽ.
“Sự thật là Taylor Swift cảm thấy xấu hổ về ngoại hình của mình cùng với trải nghiệm bị đối xử khác đi tùy theo số cân của cô ấy đã đủ để nhấn mạnh rằng vấn đề không nằm ở tình trạng cơ thể của nạn nhân, mà là ý niệm về sự phải-gầy”. Smith chia sẻ trên Healthline.
“Chia sẻ của Taylor về việc cô ấy nghĩ mình ‘buộc phải’ cảm thấy như sắp ngất đi khi đang diễn là bằng chứng nhấn mạnh mức độ nguy hại của sự bình-thường-hóa dấu hiệu chứng rối loạn”.
Crystal Karges, một cựu nạn nhân chứng rối loạn ăn uống, hi vọng thông điệp của Taylor giúp những bệnh nhân rối loạn ăn uống nhận thức được rõ ràng các hành vi của họ là không lành mạnh - bước đầu tiên để kêu gọi giúp đỡ và cải thiện chứng bệnh này.
“Khá khó để nhận ra các hành vi rối loạn khi chúng ta đang sống trong xã hội gần như sùng bái và ngập trong văn hóa ăn kiêng” Karges lý giải.
ĐA PHẦN NHỮNG NẠN NHÂN CHỨNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG KHÔNG CÓ NGOẠI HÌNH NHƯ TAYLOR SWIFT
Trong khi Taylor liên tục đón nhận những bình phẩm về cơ thể và ngoại hình cô ấy, thì những người thường, đặc biệt là phụ nữ trẻ, cũng bị nhận xét thường xuyên về cơ thể họ - cả ngoài đời và trên mạng.
“Không thể đếm nổi số lần chúng tôi phải tư vấn tâm lý cho nạn nhân của sự tàn ác trên MXH. Những bình luận xúc phạm, đặc biệt hướng tới phụ nữ trẻ, thường bao gồm nhận định ác ý về ngoại hình họ.” Capanna-Hodge chia sẻ.
Cô ấy không nghĩ việc bình phẩm về cơ thể người khác, đặc biệt về cơ thể của các cô gái trẻ, là khôn ngoan.
Capanna cũng nói rằng “Xã hội đã có quá nhiều lời nhận định về ngoại hình của phụ nữ cùng sự quan tâm quá độ tới sự gầy gò. Người ta luôn nói ra những điều tích cực về người ngoài nhưng lại nhận định khác khi nói về cơ thể bản thân”.
Nhà dinh dưỡng và cựu bệnh nhân chứng rối loạn ăn uống Lauren Cadillac đồng tình. “Tôi nghĩ chúng ta nên dừng bình phẩm về cơ thể người khác, dẫu là tích cực hay tiêu cực”
Một người có thể đang trải qua chứng rối loạn hoặc ốm ăn, vì vậy bạn không thực sự biết lời khen của bạn có thể ảnh hưởng tới họ đến mức nào. Khen ngợi gây khó khăn cho việc nhìn nhận biểu hiện rối loạn như một vấn đề.
“Khá là có ích khi một người nổi tiếng tự chia sẻ về vấn đề rối loạn của họ nhưng đồng thời nó củng cố định kiến ai có thể nhiễm phải chứng rối loạn ăn uống.” Chevese Turner - Giám đốc điều hành NEDA chia sẻ.
“Đó là những người nổi tiếng bị định hình bởi các loại đồ ăn nhất định, các chương trình tập thể thao và chịu đựng lo lắng ngoại hình, họ thường sẽ gầy còm, trẻ trung, là những người phụ nữ da trắng với chứng chán ăn điển hình, nghĩa là số ít. Thực tế là dù có tạng người và ngoại hình nào bạn cũng có thể bị rối loạn ăn uống như thường bất kể chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, khuynh hướng tình dục, giới tính hay tuổi tác”
Karges đồng tình là việc chỉ chăm chăm tập trung vào những phụ nữ trẻ gầy yếu khi nhắc tới rối loạn ăn uống không hề giúp giảm bớt sự kỳ thị và rập khuôn của xã hội với những nạn nhân có ngoại hình khác biệt mắc chứng rối loạn này. Những người cao lớn chẳng hạn.
“Đôi khi, các cá nhân tin là họ chưa đủ ‘gầy’ để phải kiếm tìm sự giúp đỡ, nhưng phải nhớ là bất cứ vấn đề ăn uống hay mặc cảm ngoại hình nào dẫn tới chứng phiền muộn đều là bất thường - bất kể ngoại hình nạn nhân”
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất