Alan Turing (1912-1954)
Alan Turing (1912-1954)
"Máy móc có thể suy nghĩ không?, tôi tin là quá vô nghĩa để xứng đáng được thảo luận"
Alan Turing là cha đẻ của ngành khoa học máy tính hiện đại, một nhà toán học. Computing Machinery and Intelligence (1950) là bài báo được xuất bản đầu tiên của Turing tập trung hoàn toàn vào trí thông minh máy móc. Turing bắt đầu bài báo năm 1950 với tuyên bố, "Tôi đề nghị xem xét câu hỏi 'Máy móc có thể suy nghĩ không?'". Alan Turing đã đề nghị bỏ qua câu hỏi "Máy móc có thể suy nghĩ không" hoàn toàn với câu kết luận đằng sau đó. Tại sao Alan Turing lại nói như vậy. Nói cách khác, chúng ta có thực sự trả lời câu hỏi đó nếu chúng ta không biết "suy nghĩ" thực sự là gì? Thay vào đó, ý của Alan là liệu một người có bao giờ tin rằng họ đang có một trò chuyện với người khác, khi trên thực tế họ thực sự đang trò chuyện với máy tính.
Đây là một "bài kiểm tra" nổi tiếng của Turing ( tức là Turing test). Đối với Alan, không quan trọng nếu một máy tính hoặc máy móc có thể nháy mắt với con người. Điều quan trọng với ông là liệu một máy tính có thể... Vâng, thực sự suy nghĩ.
Trong khi mọi người dường như đang nói về trí tuệ nhân tạo những ngày nay, thật tốt vì điều này không phải mới mẻ, năm 1950, Alan Turing đã đề xuất với bài kiểm tra Turing trong cùng năm, Issac Asimov đề xuất "Three laws of robotics" (Có thể hiểu là ba định luật của rô bốt). Vào năm 1951, chương trình trí tuệ đầu tiên được viết bởi Christopher Strachey. Năm 1955, chương trình trò chơi tự học được tạo ra bởi Arthur Samuel và khái niệm trí tuệ nhân tạo được sinh ra. Năm 1958, John McCarthy phát triển ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo LISP, cho đến ngày nay vẫn được sử dụng. Năm 1959, phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo MIT (MIT AI Lab) được thành lập bởi John McCarthy và Marvin Minsky. Năm 1961, Unimate là robot công nghiệp đầu tiên, hoạt động trên dây chuyền lắp ráp của General Motors tại nhà máy ở thị trấn Ewing, New Jersey.
Robot lắp ráp đầu tiên của General Motors
Robot lắp ráp đầu tiên của General Motors
Năm 1964, bản thử nghiệm đầu tiên của một chương trình trí tuệ nhân tạo trong luận án của Danny Bobrow tại MIT AI Lab, cho thấy rằng AI có thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên để giải quyết các vấn đề đại số. Năm 1965, bot trò chuyện đầu tiên Eliza được phát minh bởi Joseph Weizenbaum tại MIT AI Lab. Trong giai đoạn này, trí tuệ nhân tạo thời điểm đó chỉ có thể giải quyết các vấn đề cơ bản thay vì giải quyết các vấn đề thực tế, nên nhiều dự án trí tuệ nhân tạo đã dừng tài trợ tại Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo bước giai đoạn được gọi là mùa đông AI - AI winter.
Mặc dù các nguồn tài trợ bị cắt giảm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo vẫn được tiếp tục phát triển. Vào những năm 1980, một hình thức chương trình AI được gọi là "hệ thống chuyên gia" (expert system) đã được các tập đoàn trên khắp thế giới áp dụng và kiến thức trở thành trọng tâm của nghiên cứu AI chính thống. Trong những năm đó, chính phủ Nhật Bản đã tích cực tài trợ cho AI với dự án máy tính thế hệ thứ năm của mình. Một sự kiện đáng khích lệ khác vào đầu những năm 1980 là sự hồi sinh của chủ nghĩa kết nối trong tác phẩm của John Hopfield và David Rumelhart. Một lần nữa, AI đã đạt được thành công.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 1997, Deep Blue trở thành hệ thống chơi cờ vua máy tính đầu tiên đánh bại một nhà vô địch cờ vua thế giới trị vì, Garry Kasparov. Siêu máy tính là một phiên bản chuyên biệt của một khung do IBM sản xuất, và có khả năng xử lý gấp đôi số lần di chuyển mỗi giây so với trong trận đấu đầu tiên (mà Deep Blue đã thua), được báo cáo là 200.000.000 di chuyển mỗi giây. Sự kiện này được phát sóng trực tiếp qua internet và nhận được hơn 74 triệu lượt truy cập.
Năm 1999, Sony giới thiệu chú chó robot AIBO đầu tiên, cùng thời gian đó, MIT Lab đã trình diễn trí tuệ nhân tạo có cảm xúc đầu tiên. Cuộc thi DARPA Grand Challenge được tổ chức vào ngày 13 tháng 3 năm 2004 tại khu vực sa mạc Mojave của Hoa Kỳ, một cuộc thi xe lái tự động đầu tiên trên thế giới. Năm 2009, Google bắt đầu xây dựng xe tự lái. Năm 2011, IBM Watson đã đánh bại hai nhà giành nhiều giải thưởng nhất, Brad Rutter và Ken Jennings trong chương trình giải đố Jeopardy, một chương trình giải trí yêu thích của người Mỹ. Cùng với năm đó, trợ lý ảo Siri do Apple được phát triển được ứng dụng trên toàn thiết bị điện tử của hãng. Tiếp đến là Cortana của Microsoft năm 2014, trợ lý ảo Google năm 2016. Năm 2016, Elon Musk và những người khác quyên góp hàng tỷ đô cho dự án OpenAI.
Như bạn thấy, trí tuệ nhân tạo không phải là mới nhưng những tiến bộ mà chúng ta đạt được đang tiến triển ở cấp độ số nhân. Nâng khả năng tính toán của máy tính một cách nhanh hơn nữa. Sự bùng nổ của dữ liệu kỹ thuật số và tốc độ các công trình kết nối theo một số hướng. Thương mại hóa kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo được bắt đầu và nó ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới của chúng ta như chúng ta đã quen với điều đó.

Tham khảo:

https://projects.csail.mit.edu/films/aifilms/AIFilms.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Timeline_of_artificial_intelligence
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_artificial_intelligence
___________________________________________________________________
Chú ý bài viết mang tính chất tham khảo, nếu có gì sai sót, mong các độc giả bình luận chỉ ra chỗ sai và mình sẽ xem xét và sửa lại.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, theo dõi và ủng hổ page nhóm mình:
Liên hệ: