Arsene Wenger - The Invincible Man
Năm 2002, trong một buổi trả lời phỏng vấn với báo chí, huấn luyện viên Arsene Wenger đã phát biểu rằng “đội bóng của ông có thể vô...
Năm 2002, trong một buổi trả lời phỏng vấn với báo chí, huấn luyện viên Arsene Wenger đã phát biểu rằng “đội bóng của ông có thể vô địch mà không để thua bất cứ trận đấu nào”. Phát biểu ấy lập tức gây sửng sốt cho giới mộ điệu, nhưng ngay lập tức bị quên lãng sau đó, bởi ai cũng nghĩ rằng, phát biểu của ông thầy người Pháp chỉ là "đùa vui, nói phét, và hoàn toàn phi lý".
Chỉ có Arsene là nghĩ khác với tất cả. Ông nói điều đó, và ông sẽ thực hiện lời nói của mình.
Kết thúc mùa giải 2001-2002 với cú đúp danh hiệu vô địch Premier League và Cup FA, Arsenal bước vào mùa giải tiếp theo với tâm thế của những kẻ thống trị bóng đá Anh. Cáng cân quyền lực tại đảo quốc Sương Mù dần chuyển từ Manchester sang London và đó là điều mà Arsene Wenger đã ấp ủ bấy lâu kể từ ngày đặt chân đến mảnh đất này. Man United đã làm vua tại Premier League nhiều năm và đó là điều mà Wenger không thể chấp nhận, việc trở thành đối trọng với một bậc thầy như Alex Ferguson đã thôi thúc Giáo sư người Pháp đặt ra mục tiêu điên rồ: vô địch với thành tích bất bại.
Dù vậy, với sự tỏa sáng và một phong độ rực rỡ của Ruud Van Nisterooy, Wenger và Arsenal không còn cách khác là phải chấp nhận về nhì. Man United vô địch mùa giải với Van Gol là vua phá lưới, giới truyền thông ngay sau đó được dịp thỏa sức cười nhạo và chế giễu Arsene Wenger. "Ngoại hạng Anh không phải là J-League, Arsene", hay "Man United là số 1" là những tít báo ở trang bìa tại tất cả các quầy báo chí xứ Sương Mù. Mặc kệ mọi lời đùa cợt và chê cười ấy, Wenger vẫn vững vàng với niềm tin và mục tiêu mà ông đã đề ra, mục tiêu biến Pháo Thủ thành đội bóng bất khả chiến bại.
Mùa hè năm 2003, hành trình chinh phục danh hiệu bất bại của Wenger và Arsenal được bắt đầu bằng việc mang về các bản hợp đồng chất lượng nhằm gia cố thêm sức mạnh cho đội chủ sân Highbury. Thủ thành giàu kinh nghiệm Jens Lehmann được mang về từ Dortmund thay cho Seaman, bên cạnh đó là các cầu thủ trẻ như Fabregas, Gael Clichy và Senderos. Bộ khung mới kết hợp từ kinh nghiệm và những hảo thủ sẵn có và đang vào độ chính sự nghiệp như Bergkamp, Henry, Vieira,... Wenger biết, đây chính là thời cơ mà ông đã chờ đợi lâu nay, ông biết rằng, để có được danh hiệu đội bóng bất bại, Arsenal phải nắm bắt cơ hội này, bây giờ hoặc không bao giờ.
Mùa hè năm 2003, hành trình chinh phục danh hiệu bất bại của Wenger và Arsenal được bắt đầu bằng việc mang về các bản hợp đồng chất lượng nhằm gia cố thêm sức mạnh cho đội chủ sân Highbury. Thủ thành giàu kinh nghiệm Jens Lehmann được mang về từ Dortmund thay cho Seaman, bên cạnh đó là các cầu thủ trẻ như Fabregas, Gael Clichy và Senderos. Bộ khung mới kết hợp từ kinh nghiệm và những hảo thủ sẵn có và đang vào độ chính sự nghiệp như Bergkamp, Henry, Vieira,... Wenger biết, đây chính là thời cơ mà ông đã chờ đợi lâu nay, ông biết rằng, để có được danh hiệu đội bóng bất bại, Arsenal phải nắm bắt cơ hội này, bây giờ hoặc không bao giờ.
Pháo Thủ khởi đầu chiến dịch bằng thắng lợi 2-1 trước Everton với các bàn thắng của Henry và Pires. Tuy nhiên, cái mà người ta quan tâm nhất lại chính là lối chơi của thầy trò Wenger. Không còn là một Arsenal nhàm chán dưới thời Graham, thay vào đó là một đối bóng chơi ban bật nhỏ và ít chạm, sử dụng kỹ thuật cá nhân của các ngôi sao để tạo nên bàn thắng. Jens Lehmann sẽ chuyền ngắn lên cho Campbell hoặc Toure, hai trung vệ sẽ chuyền lên cho Vieira hoặc Gilberto Silva để hai con thoi này điều bóng lên tuyến trên, nơi Henry luôn sẵn sàng để bức tốc hạ gục mọi hàng thủ, hoặc phối hợp với Bergkamp tạo nên bàn thắng. Ở hành lang cánh, những bộ đôi Cole-Pires ở cánh trái hay Lauren-Ljungberg ở cánh phải luôn kết nối và bổ khuyết cho nhau để tăng khả năng hỗ trợ tấn công lẫn phòng ngự cho đội bóng Bắc London. Về lý thuyết, đây là đội hình ở mức gần như hoàn hảo về mọi mặt, và thực tế, những con người ấy hợp lại với nhau còn hơn cả sự hoàn hảo.
Bàn thắng, bàn thắng, rồi bàn thắng cứ đến liên tiếp sau mỗi pha đan bóng của các Pháo Thủ. Chiến thắng, chiến thắng rồi chiến thắng cứ thế nối tiếp nhau, và chỉ có kém may mắn, Arsenal mới chấp nhận một trận hòa. Từ Man United, Liverpool rồi Chelsea, Spurs, không một kẻ rắn mặt nào có thể đánh bại được tập thể của Wenger. Và tập thể ấy ổn định và vững vàng như thế cho đến trận đấu cuối cùng của mùa giải, để rồi lên ngôi với thành tích không thua một trận đấu nào, 26 chiến thắng, 12 trận hòa, đội chủ sân Highbury đã vô địch giải đấu cao nhất nước Anh với thành tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Và để ghi nhớ kỷ lục ấy, liên đoàn Bóng đá Anh đã quyết định trao cho Pháo Thủ chiếc cup vô địch Premier League bằng vàng, lần đầu tiên, và duy nhất trong lịch sử trăm năm của nền bóng đá lâu đời nhất Châu Âu.
Để đạt thành tích đó, tất nhiên yếu tố may mắn là không thể thiếu. Thế nhưng, có hay thì mới có may, Arsenal đã chơi một thứ bóng đá đẹp mắt nhưng đầy hiệu quả, Arsene Wenger sau bao nhiêu lần thất bại và làm lại, đã đạt được mục tiêu và hoài bão của mình, bằng chính con đường và cách đi riêng của ông. Chiến lược gia người Pháp đã đến trong vô danh, nhưng kẻ vô danh ấy đã một mình thách thức cả nền bóng đá lâu đời, đã đến và thay đổi gần như toàn bộ hệ thống vốn đã cũ kĩ và lạc hậu của bóng đá Anh, ở cả trong và ngoài sân cỏ. Từ một "Arsene Wenger nào cơ" của những ngày đầu, người ta sẽ phải thay đổi thành "Arsene Wenger, giáo sư người Pháp, nhà vô địch ngoại hạng".
Bàn thắng, bàn thắng, rồi bàn thắng cứ đến liên tiếp sau mỗi pha đan bóng của các Pháo Thủ. Chiến thắng, chiến thắng rồi chiến thắng cứ thế nối tiếp nhau, và chỉ có kém may mắn, Arsenal mới chấp nhận một trận hòa. Từ Man United, Liverpool rồi Chelsea, Spurs, không một kẻ rắn mặt nào có thể đánh bại được tập thể của Wenger. Và tập thể ấy ổn định và vững vàng như thế cho đến trận đấu cuối cùng của mùa giải, để rồi lên ngôi với thành tích không thua một trận đấu nào, 26 chiến thắng, 12 trận hòa, đội chủ sân Highbury đã vô địch giải đấu cao nhất nước Anh với thành tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Và để ghi nhớ kỷ lục ấy, liên đoàn Bóng đá Anh đã quyết định trao cho Pháo Thủ chiếc cup vô địch Premier League bằng vàng, lần đầu tiên, và duy nhất trong lịch sử trăm năm của nền bóng đá lâu đời nhất Châu Âu.
Để đạt thành tích đó, tất nhiên yếu tố may mắn là không thể thiếu. Thế nhưng, có hay thì mới có may, Arsenal đã chơi một thứ bóng đá đẹp mắt nhưng đầy hiệu quả, Arsene Wenger sau bao nhiêu lần thất bại và làm lại, đã đạt được mục tiêu và hoài bão của mình, bằng chính con đường và cách đi riêng của ông. Chiến lược gia người Pháp đã đến trong vô danh, nhưng kẻ vô danh ấy đã một mình thách thức cả nền bóng đá lâu đời, đã đến và thay đổi gần như toàn bộ hệ thống vốn đã cũ kĩ và lạc hậu của bóng đá Anh, ở cả trong và ngoài sân cỏ. Từ một "Arsene Wenger nào cơ" của những ngày đầu, người ta sẽ phải thay đổi thành "Arsene Wenger, giáo sư người Pháp, nhà vô địch ngoại hạng".
Thành tích bất bại Premier League tiếp tục kéo dài cho đến tận mùa bóng sau. Tuy nhiên, kẻ ngáng đường Man United lại một lần nữa xuất hiện, đánh bại Pháo Thủ trong cái ngày mà một chiếc bánh Pizza đã bay thẳng vào mặt Sir Alex Ferguson, còn Vieira và Roy Keane thì suýt đánh nhau trong đường hầm. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-0 nghiêng về quỷ đỏ và cho đến tận ngày nay đó vẫn là một vết nhơ của Premier League, khi mà gần như cả nước Anh muốn chống lại Arsenal, một mình Wenger làm sao có thể đứng vững. 49 trận bất bại đã dừng lại một cách không thể đau đớn hơn, thế nhưng dù thế nào đi nữa, đó vẫn sẽ mãi là kỷ lục, là thành tích vô tiền khoáng hậu mà mãi về sau, mãi lâu nữa, hoặc có thể là không bao giờ, có đội bóng thứ hai tại Anh có thể làm được. Và Cup vàng Ngoại Hạng của Pháo Thủ sẽ mãi vô giá, sẽ mãi bất tử.
Giờ đây, hơn 10 năm từ sau dấu mốc vàng son ấy. Sol Campbell và Thiery Henry đã giải nghệ, Patrick Vieira đã làm huấn luyện viên, Arsenal đã đổi sân, và cục diện bóng đá thế giới đã thay đổi, nhưng Arsene Wenger vẫn ở đó, nơi Bắc London, bền bỉ qua năm tháng, ông đã già hơn, và triết lý làm nên một Arsenal bất bại giờ đây đã lỗi thời và lạc hậu. Thế nhưng Wenger vẫn độc hành trên con đường đó, dẫu chẳng thể bất bại lần thứ hai, thì ông vẫn có thể tự hào rằng, con đường mà ông đi là con đường do chính tay mình tạo ra, sẽ mãi là con đường có niềm tin và triết lý của riêng Arsene Wenger, niềm tin và triết lý đưa Arsenal lên tầm vĩ đại như ngày nay.
Để rồi một ngày nào đó, nếu có cần điền vào một biểu mẫu thông tin bất kì nào, Wenger có thể tự hào viết:
"Tôi là Arsene Wenger, một ông già lạc hậu, một tiến sĩ kinh tế người Pháp, một huấn luyện viên bóng đá, một người yêu Arsenal, và là nhà vô địch Ngoại hạng với thành tích bất bại".
Để rồi một ngày nào đó, nếu có cần điền vào một biểu mẫu thông tin bất kì nào, Wenger có thể tự hào viết:
"Tôi là Arsene Wenger, một ông già lạc hậu, một tiến sĩ kinh tế người Pháp, một huấn luyện viên bóng đá, một người yêu Arsenal, và là nhà vô địch Ngoại hạng với thành tích bất bại".
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất