Thông thường mọi người thường nghĩ kinh doanh là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó cho người khác nhưng chúng ta thử nghĩ chính việc phát triển bản thân mình là một sản phẩm thì có thể áp dụng như thế nào? 

Các tiêu chí để kinh doanh

Nếu nói về khái niệm “kinh doanh” thì có vô vàn chủ đề để bàn tới nhưng Matthew xin rút gọn chỉ trong 5 vấn đề để mở rộng khi kinh doanh bất cứ mô hình nào: 
- Product (Sản phẩm) 
- Operation (Vận hành) 
- Finance (Tài chính) 
- Marketing (Quảng bá) 
- Sell (bán hàng) 
Chỉ với 5 tiêu chí này có thể áp dụng đơn giản cho bất cứ mô hình kinh doanh nào. Vậy với bản thân mình có thể phát triển như nào từ 5 điều này? 

Product (Sản phẩm) 

Phần này có thể dễ chiêm nghiệm nhất khi sản phẩm chính là chúng ta. Điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao của chúng ta là gì? 
Về Product thì mình tập trung nói về 2 điều chính yếu: 

Năng lực chuyên môn (Giá trị cốt lõi sản phẩm)

Luôn luôn dễ hiểu nếu không có năng lực chuyên môn trong công việc chính thì giống như sản phẩm chẳng có bất cứ giá trị cốt lõi nào để bán cho khách hàng. 
Trong năng lực chuyên môn, chúng ta có thể bẻ nhỏ ra: 
Năng lực chuyên môn về công việc – kiến thức, kỹ năng:
Đây là năng lực chuyên môn gần như bắt buộc phải có để triển khai công việc, không thể bạn có năng lực chuyên môn về cơ khí rồi nhảy sang làm IT dù không biết code 1 chữ 
Năng lực chuyên môn về quy trình:
Bạn hiểu về quy trình công việc, phòng ban và lắp ráp chúng với nhau thành 1 thể thống nhất, ai sẽ là người phù hợp để triển khai công việc đó nhất
Năng lực chuyên môn về công nghệ, công cụ:
Bạn biết về design thì bạn phải biết xài AI hay PTS, hay làm nhân viên văn phòng phải biết về excel, word. Đây là năng lực chuyên môn về công nghệ hay công cụ bạn triển khai trong công việc
Năng lực chuyên môn về ứng dụng:
Cái này đối với mình đánh giá là những case study bạn đã làm thành công trong quá khứ và cách bạn có thể ứng dụng và phản xạ thành công trong công việc như thế nào

Ngoại hình & thể chất (Bao bì và kích cỡ sản phẩm) 

Việc sở hữu một ngoại hình bắt mắt giống như một sản phẩm có bao bì đẹp đến nỗi đốn tim người dùng và muốn mua chúng ngay lập tức. Về ngoại hình và thể chất chúng ta có thể nhìn nhận ra 2 tiêu chí tối ưu và phù hợp.
Tối ưu:
Tiêu chí tối ưu là việc so sánh với bản thân bạn với người khác, nếu bạn đẹp hơn, cao hơn, vóc dáng cân đối hơn sẽ là một điểm cộng trong quá trình phỏng vấn hay đánh giá. Đối với lợi thế hiển nhiên này thì việc ngoại hình đẹp sẽ được đánh giá là thông minh hơn nhiều so với một người có ngoại hình bình thường.
Một nghiên cứu ở London với 17.000 tham gia rằng những phụ nữ có ngoại hình ưa nhìn thường có chỉ số IQ cao hơn những phụ nữ khác khoảng 11,4 điểm; nam giới hấp dẫn cũng có chỉ số IQ cao hơn, khoảng 13,6 điểm. 
Phù hợp:
Chủ yếu đánh giá cho các loại công việc đặc thù mà bạn cần đòi hỏi, bạn không thể chỉ cao khoảng 1m, da mặt mụn hoặc có bộ phận dị tật trên cơ thể có thể ước mơ làm người mẫu và phấn đấu tất cả đều làm người mẫu trong một sớm một chiều, công việc này cần bạn có một lợi thế bất công hơn người khác chính là chiều cao, ngoại hình. Hoặc bạn đánh giá như nào với một người cao tới 1m9, sải tay dài tới đầu gối với lưng rộng gấp 3 lần so với người bình thường – Nếu là một người bình thường có thể đánh giá là khá dị nhưng đây chắc chắn là vận động viên bơi lội tiềm năng. Với những ngành, công việc đặc thù, điều đầu tiên chúng ta phải có những tiêu chí phù hợp để chạm tới mơ ước.

Operation (Vận hành) 

Việc vận hành cho bản thân mình có thể là gì? Đối với mình đây chính là những kỹ năng mềm bạn cần phải có trong công việc, những kỹ năng mình đánh giá cao như: 

Nhóm kỹ năng mềm: 

Tối ưu hiệu suất công việc:Khả năng sắp xếp, đánh giá và xử lí công việc nhanh – gọn – lẹ, khả năng làm việc multitask hay những công việc khác chuyên môn của mìnhKhả năng quản lý thời gian:Sắp xếp thời gian một cách chuẩn chỉ, từ công việc, đời sống, học tập và gia đình, sắp tới mình sẽ có 1 bài viết về 4 ngọn lửa trong cuộc sống và cách điều chỉnh chúng, cùng hóng nhé! Kỹ năng làm việc nhóm:Bạn muốn tiết kiệm thời gian – công sức thì cách tốt nhất là triển khai công việc theo nhóm nếu có cơ hội
Tất nhiên ngoài việc vận hành tốt thì cũng đòi hỏi một cơ thể thật tốt để đáp ứng cho tất cả những kỹ năng trên thì trong nhóm vận hành mình cũng chia làm 3 dạng: 
Nhóm kỹ năng mềmnhư đã đề cập tới bên trênNhóm tư duy:mình sẽ nói phần cuốiNhóm kỹ năng về cơ thể:Đây là tập hợp một chủ đề khá rộng về việc tập luyện và cân bằng chế độ dinh dưỡng nhưng để ngắn gọn và xúc tích mình chỉ cần tập trung vào mấy việc cơ bản sau

Nhóm kỹ năng về cơ thể

Rèn luyện cơ thể: Bất cứ môn thể thao nào cũng được miễn là bạn đi tập và có thể đốt được calories của mình nhằm phát triển bản thân, chỉ đơn giản tránh việc ù lì như nhân viên văn phòng thông thường. Cơ thể con người là một “sản phẩm” đã thích nghi, sinh tồn và tiến hóa hàng triệu năm nay bằng việc săn bắn và hái lượm và cụm từ “nhân viên văn phòng” chỉ mới xuất hiện 2 thể kỷ nay. 
Con người không thể tiến hóa nhanh vậy với việc hạn chế lao động vậy được và thể thao và tập luyện chính là chìa khóa đơn giản khắc phục điều đó. Còn về lợi ích tập luyện thì chắc hẳn bạn đã đọc được quá nhiều rồi, tuy nhiên việc tập luyện nếu bẻ đôi ra còn rất nhiều điều thú vị như việc tập luyện cho khỏe – tập luyện thích ứng (môn thể thao nào cũng có thể tập và thích ứng nhanh) – tập luyện theo chiều sâu (bạn giỏi nó là chuyên sâu). 
Tập luyện đòi hỏi bạn trí thông minh phản xạ rất nhiều và hỗ trợ đặc lực cho việc phân tích phản xạ, phương hướng kịp thời như tổ tiên chúng ta săn bắn và thích nghi trong thời đại tiền sử (việc phân chia này hoàn toàn là do mình tự suy không có tài liệu nào cụ thể).
Cân bằng ăn uống: Trong thời đại này nay, việc đói ăn có thể ít hơn việc ăn uống thừa mứa. Cha ông ta có một câu rất hay “Bệnh từ miệng mà ra” và việc tiêu thụ rất nhiều thực phẩm giàu năng lượng chỉ khiến bạn bệnh tật nhiều hơn. Làm nhân viên văn phòng hay bất cứ ngành nghề nào khác cũng không tránh được việc nhậu, ăn uống hay cafe, trà sữa. 
Điều duy nhất bạn có thể làm cho mình là hạn chế điều đó hết sức có thể, tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ăn khiến cơ thể bạn trở lên chậm chạp và thừa mứa trong cơ thể mình, giàu đạm như hải sản, thịt đỏ, sữa – trứng. Có một sự thật là nền ẩm thực Châu Âu – Mỹ với nhiều dinh dưỡng từ thịt bò đang phổ biến hiện nay thì người Việt Nam khi bắt chước có thể không phù hợp bởi cơ thể người Việt không thể hấp thụ quá nhiều thịt bò, sữa trứng như họ. Nên keyword cho phần này của mình nghĩ là “hạn chế”, việc bớt ăn vài bữa trong tuần không khiến bạn xấu đi mà giúp cơ thể bạn luôn nhẹ nhàng và khỏe mạnh, thỉnh thoảng nhịn ăn 1 – 2 bữa cũng tốt. 
Nói không: Điều cuối cùng trong việc giữ vững một lối sống tốt lành chính là nói không những gì bạn không muốn. Nếu bạn là một người không thích thuốc lá, cứ thoải mái và thẳng thắn vấn đề việc mời chào. Hoặc đơn cử nhất việc uống bia – nhậu là cách nhanh nhất để kết nối thì đối với mình nghĩ đây là một ý niệm không đúng cho lắm, việc kết nối dựa trên nhiều điều bằng niềm tin – tài lực – ngoại hình và nhiều tình huống để xử lý hơn nếu bạn cần, nếu bạn thấy đúng – phù hợp với xã hội và không ảnh hưởng tới ai thì cứ thoải mái nói không với vấn đề đó.

Nhóm tư duy 

Một điều mà muốn cơ thể – trí óc mình vận hành không kém và phát triển bản thân đều đặn chính là một tư duy tốt. Vậy bao gồm những tư duy nào? 
Tư duy lọc:
Đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp. Một tư duy lọc được điều đó đòi hỏi bạn có đủ kiến thức, đạo đức để hiểu cho đúng và quyết định làm nó hay không.
Tư duy tích cực – tiêu cực:
Trong thời đại ngày nay vô vàn những điêu tiêu cực trong cuộc sống, bạn có đủ một mindset tích cực để vượt qua nó hay không hay đắm chìm để triệt tiêu tinh thần trong cơ thể. Nhưng song song đừng loại bỏ các tư duy tiêu cực đi bởi chính điều đó là sự tiến hóa con người giúp bạn đánh giá được những rủi ro tiềm năng khi triển khai bất cứ vấn đề nào. 
Tư duy học:
Việc học không bao giờ thừa, đặc biệt trong thời đại ngày nay, chu kỳ bán rã kiến thức ngày càng nhanh nên việc bạn chậm chân một chút cũng mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống của mình, hãy học bằng bất cứ giá nào từ việc đọc, gặp thêm nhiều người giỏi hơn, tự suy,…
Tư duy phản biện:
Đây là nhóm tư duy mình luôn ưa chuộng nhất và xử lý trong bất cứ trường bao gồm 3 tư duy: logic thinking – creative thinking – critical thingking và xử dụng nhuần nhuyễn 3 luồng tư duy này với nhau (hóng bài viết sớm nhất của mình nhé!) 

Finance (Tài chính) 

Một mô hình kinh doanh không tạo ra thặng dư thì là một công ty phá sản thì chính bản thân chúng ta cũng như vậy. Với vấn đề tiền bạc thì lâu nay người Việt Nam chúng ta khá ngại động chạm tới chủ đề đó, và lắm lúc như bố mẹ mình thường đề cập đừng nghĩ quá nhiều tiền bạc sẽ khiến con trở lên tham lam hay giàu có là số trời. 
Nhưng khi được tiếp xúc được nhiều thông tin hơn thì mình biết thêm được 2 điều: 
Tham lam không phải là điều xấu Chủ đề về tiền bạc nên biết càng nhiều càng tốt, không chỉ giúp bạn sớm kiếm được tiền mà còn biết bảo vệ tài sản của bạn trong túi 
Để đơn giản hóa vấn đề thì phần tài chính chỉ có 2 đầu, đầu thu và chi và lúc nào thu > chi. Chỉ vậy thôi, nhưng đối với bài toàn thực tế thì khốc liệt hơn nhiều. 

Loại công việc

Để miêu tả thì công việc của 1 người bình thường gồm 4 loại (mình dựa trên kim tư đồ của Robert Kiyosaki): 
E (Employee – Làm công): Việc bạn làm thuê, làm công nhận lương 
B (Business Owner – Làm chủ): Bạn sở hữu hệ thống và vận hành
S (Self Employed – Làm tự do): Bạn tự làm, tự ăn 
I (Investor – Đầu tư): Bạn đầu tư ra tiền
Bạn có thể giàu có trong khi đều là E cũng được khi nhận tháng lương hơn 100tr/tháng tại Việt Nam hay chỉ đơn giản là S bán banh đa cua đầu ngõ nhưng khách vào nườm nượp với lợi nhuận 10tr/ngày. Hoặc cũng trở lên nghèo khi khi startup B, đầu tháng bạc đầu nghĩ cách trả lương cho nhân viên và đầu tư I ngày càng thua lỗ không thấy đường ra nên đừng tin ai bảo là cứ làm chủ và đầu tư là giàu. 
Việc đạt tới mục tiêu tự do tài chính một cách nhanh nhất theo mình nghĩ chính là phối hợp nhịp nhàng 4 loại kìa tùy vào tình huống và hoàn cảnh bản thân như thế nào. Mình từng là sinh viên không có gì trong tay và phải đi làm E để có tiền trang trải rồi dần dần biết sản phẩm nào có thể kiếm được tiền tự nhập về làm con buôn S. 
Sau khi có một số vốn thì mới bắt đầu tính đến chuyện I, đầu tư chứng khoán hay xây dựng một cửa hàng dể thuê nhân viên về làm B. 
Và hiện giờ mình đang trải qua cả 4 loai để có một thu nhập bền vững trong suốt thời gian qua, không có loại nào tốt và không tốt, chỉ có loại nào phù hợp cho bạn trong thời điểm hiện tại. 

Thu & Chi 

Làm cách nào để thu lớn hơn chi, có phải chỉ cần cố gắng kiếm đc nhiều tiền hơn chi phí hiện tại là đủ không? 
Cuộc sống đâu có đơn giản như vậy, số tiền bạn kiếm được bạn phải trừ đi thuế hữu hình, từ hữu hình còn những vấn đề vô hình về lạm phát, mất giá đồng tiền trừ đi, giá cả hàng hóa tăng lên mà sức lực lại có hạn. Vậy có cách nào? 
Cố găng thu nhiều hơn để mua tài sản, cái này mình cũng chia làm 3 loại: 
Tài sản tăng tiến theo thời gian: ví dụ như bất động sản, hàng hóa giá trị Tài sản tạo ra thu nhập: bất động sản để cho thuêTiêu sản biến thành tài sản: Ví dụ như mua vàng PNG mất ngay 20% giá trị nhưng để trong 10 năm tới thì có thể có lãi 
Với 3 loại tài sản này bạn phải cân nhắc phù hợp theo tài chính – thời điểm – kiến thức – may mắn để mua, nếu mua sai thì ngay lập tức sẽ trở thành tiêu sản của bạn và rủi ro hơn nó biến thành món nợ khi bị mắc lừa. 
Còn chi thì sao? 
Chắc hàng trăm ngàn khóa học và bài viết về chủ đề tiết kiệm cũng đã nói lên điều này rồi nên mình chỉ tóm lại vài ý: 
Chi cho đúng, cho phù hợp:Cần thì mua, không cần thì thôi chẳng có gì phải ngại, nếu bạn chỉ có nhu cầu nghe gọi mà mua 1 cái iphone 13 pro max mà phải đi vay thì thôi mua làm gì chỉ vì nó mới nhất và khoe với thiên hạ? Nên biết cái nào là tiêu sản, cái nào là tài sản:Bạn mua 1 căn nhà có phải là tài sản không? Tùy mục tiêu, bạn mua căn nhà rồi bạn phải mua nội thất, trang trí lại nhà cửa, sửa sang ống nước, đủ thứ trong thời điểm bạn không có nhiều tiền, và mục đích cuối cùng chỉ để cho thuê 5tr/tháng và giá đất chỗ đó tiềm năng không lên cao? Đó là đầu tư sai mục đích, giá lên cao vì chủ yếu đất nó lên cao thôiNên để quỹ dự phòng trong trường hợp khẩn cấp:Ai cũng biết đau ốm cần tiền nhưng mọi người có biết cơ hội cũng cần tiền? Việc bạn dồn quá nhiều tiền không cần thiết cho cơ hội A nhưng nếu cơ hội B tiềm năng hơn thì bạn cũng không có sự lựa chọn để đầu tư tiếp. 

Marketing (Quảng bá) 

Làm trong ngành, mình thấy rất nhiều người giỏi nhưng họ muốn kiếm một công việc khác hay kiếm thêm thu nhập cho bản thân rất khó khăn chỉ vì 2 keyword là “lười” và “ngại”. Họ ngại đưa mình ra ngoài xã hội bởi sợ người ta đánh giá, hay ngại mình viết không hay, khuôn mặt mình nổi mụn nên không dám, nhưng chính những điều đó sẽ khiến mình vuột mất 1 cơ hội đối với nhà tuyển dụng hay một nhà đầu tư nào đó. 
Thêm một điều nữa, theo góc nhìn bản thân, chúng ta thường hay nhầm tưởng 2 khái niệm “Khoe mẽ” và “Chia sẻ có mục đích” với nhau. Với văn hóa Á Đông, thường chúng ta đánh giá cao những con người khiêm tốn và hy sinh trong thầm lặng để gặt được kết quả trong tương lai. 
Nhưng trong đời sống hiện nay, việc bạn khiêm tốn đến nỗi không chia sẻ bất cứ điều gì cho ai, bất kể những thành tựu và điều gì bạn đạt được trong cuộc sống một cách có chủ đích thì chẳng ai biết bạn là ai trừ những người làm với bạn xung quanh. 
Nếu là một nhân viên bình thường mong muốn một mức thu nhập cao hơn hay một startup đang trong quá trình khởi nghiệp thì bạn cũng nên chia sẻ, việc chia sẻ bao gồm chia sẻ kiến thức, quan điểm trong nghề với mong muốn phát triển hơn, vấn đề nhức nhối hay mong muốn được giải quyết, thậm chí dùng hình ảnh bản thân mình với một dấu ấn đặc trưng… Tất cả những điều này không chỉ bản thân bạn được nhiều người biết đến hơn mà còn xây dựng được một mạng lưới hay cộng đồng luôn chia sẻ cho nhau những kiến thức bổ ích để mà phát triển. 
“Nếu muốn kiếm tiền từ người khác, bạn phải làm rất nhiều thứ miễn phí” 
Vậy mình có thể quảng bá bản thân và chia sẻ ở đâu? 
Chắc câu hỏi này cũng có rất nhiều nơi đã trả lời cho bạn, nhưng mình cũng xin tóm gọn lại: 
Môi trường offline:bao gồm các môi trường như cơ quan bạn đang làm việc, vòng bạn bè nơi bạn đã tiếp xúc hoặc bạn chính là người khởi động được môi trường này. Môi trường này cực kỳ hữu dụng bởi nơi giúp bạn chắt lọc được những mối quan hệ nào là cần thiết và hữu ích cho mình trong công việc hay đời sống. 
Môi trường online:Đủ các platform paid – owned – earned để bạn triển khai. 
Facebook:Môi trường online phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất, bạn có thể triển khai bất cứ thứ gì về bản thân, kiến thức hay sở thích qua page hoặc tạo riêng cộng đồng tùy mục tiêu của bạn hoặc đơn giản nhất trên trang cá nhân của mình
Instagram:Một nền tảng đăng ảnh và chỉnh ảnh dễ dàng, gần đây nhất bạn có thể tạo video clip ngắn tiện dụng
Tiktok: Chắc trong 2 năm trở lại đây thì nền tảng này dần vươn tới top những mạng xã hội về video được yêu thích nhất, bất cứ chủ đề gì từ bản thân, kiến thức, giảng dạy, vui nhộn, review bạn đều có thể làm được trên này với tỷ lệ reach cực kỳ cao 
Website:Ai không thích mặt mình hay triển khai setup clip và hình ảnh mệt mỏi thì cứ đơn giản một chiếc blog và các bài viết lên đây. 
Linkedin: Một social cho môi trường công sở đúng nghĩa, chuyên nghiệp và không có nhiều thành phần tạp nham 
Youtube, Pinterest,…. Rất nhiều trang social nữa bạn có thể biết
Mỗi chanel để triển khai bạn cần biết thêm về chính sách và các tiêu chí thực hiện là có thể hoàn toàn đạt được những thành tựu nhỏ trong sớm muộn. Nhưng thêm một điều nữa là đừng quá tham lam mà triển khai toàn bộ chanel cùng một lúc, bạn nên phân bổ lại nguồn lực, xem thế mạnh mình là gì rồi triển khai trước. Khi đạt được một số thành tựu thì bắt đầu lên chiến lược cho các kênh tiếp theo, điều này sẽ giúp bạn giữ được động lực triển khai cực kỳ tốt. 
Có rất nhiều case study từ việc triển khai các nền tảng như tiktok thành công và các bạn đó đã có một bước đệm vững chắc để bước sáng một nấc cao hơn và đó là phần mình muốn nói cuối cùng.

Sell (Bán hàng)

Bán bản thân mình ra sao cho đúng – đủ – đạt? 

Đúng: Bạn đã định giá đúng bản thân mình như nào?

Việc đinh giá bản thân rất quan trọng, việc này sẽ giúp bạn không chỉ bị hớ hênh về mức thu nhập của bản thân mình trên thị trường, mà còn cho bạn một sự tự tin nhất định để bạn có thể deal được vị trí – mức lương mong muốn. 
Ví dụ như bản thân mình muốn tuyển vô vị trí Senior thì mình đã nắm rõ rank lương có thể đạt được của mình là từ 17.000.000 VNĐ trở lên, đặc biệt sẽ tìm hiểu rõ job description và nói chuyện với nhà tuyển dụng ở vị trí mình sẽ phải làm những gì, nhằm có handle được không và handle được bao nhiêu %. Và cứ như vậy mà xúc tiến. 
Lúc đó mình cũng phải show-up được bao gồm kiến thức – thái độ – case study và mindset của mình khi phỏng vấn để đảm bảo được nhận mức lương min như mong muốn. Ngoài ra, đừng quên phải đảm bảo các phúc lợi như vấn đề bảo hiểm xã hội, cơ sở vật chất,… cũng nên đạt được như ý mình muốn. 
Có rất nhiều nguồn để bạn tham khảo rank lương như: 
Các trang web về tuyển dụng như vietnamwork, topCV
Các group tuyển dụng, bình luận tuyển dụng
Mối quan hệ trong ngành xung quanh 

Đủ: Nhầm lẫn tự tin và ảo tưởng?

Nhiều bạn dù chỉ đạt được một ít thành tựu nho nhỏ chủ yếu nhờ vào sự may mắn hoặc ảo tưởng về chính vị trí mình đã đạt ở công ty hiện tại tầm cấp quản lý nhưng năng lực chưa tới. Lúc này các bạn sẽ luôn tìm kiếm các vị trí và mức lương phải tương xứng bằng được trong ý nghĩ của mình về năng lực nhưng:
Bạn thất vọng khi không công ty nào nhận và dễ dàng buông xuôi xuống vị trí cực kỳ thấp hơn với năng lựcBạn may mắn được nhận vào nhưng cũng sớm out vì năng lực handle không đủ chất lượng công việc
Nên câu trả lời đơn giản nhất để biết đủ chính là hãy xem xét giá trị bản thân mình đang ở đâu, đã tạo được những gì, quay trở lại về phần Operation (Vận hành) mình đang ở nấc nào để có thể deal lương và nhắm được chất lượng công việc đạt được bao nhiêu % khi phỏng vấn. 

Đạt: Nếu đã biết Đúng & Đủ rồi còn đạt là gì? 

Đạt chính là đạt được nấc thang mới từ việc quảng bá bản thân mình, bạn đã mất bao nhiêu công sức vậy, đã biết min và max bản thân mình thì bạn cần làm gì tiếp theo để nâng tầm. 
Tư duy mở rộng: Từ việc xây dựng thành công nền tảng tiktok bằng việc review > Bạn có thể nhanh chóng mở rộng sang youtube với tệp fan từ tiktok > Mở rộng thêm các bài viết chuyên sâu về chủ đề mình đang xây dựng từ tệp khách hàng trung thành từ các kênh trước > Mở rộng và chốt đơn 
Tư duy đa nguồn thu nhập: 
Bạn có gì khi xây dựng được 1 kênh instagram 100.000 follower hay tiktok 100.000 followers về review sản phẩm công nghệ? 
Bạn kiếm được tiền từ booking: trong booking có booking về video quảng bá, video chạy ad, về hình ảnh thương hiệu, về đặc quyền đặt link,…Bạn kiếm được tiền từ affiliateBạn có thể tận dụng để mở rộng các kênh khác và kiếm thêm tiền booking và affiliate từ youtube, facebookBạn xây dựng khóa học về cách review và livestream Bạn viết ebook hay sách 
Có rất nhiều cách để gia tăng và đa nguồn thu nhập của mình từ tài sản đã xây, quan trọng bạn muốn làm hay không thôi. 

Kết

Vậy đã kết thúc một ý tưởng nhỏ về việc đúc kết một mô hình kinh doanh áp dụng vô bản thân bạn, bạn luôn có thể thay đổi hay thêm thắt mô hình này phù hợp theo môi trưởng, hoàn cảnh sống của mình để tạo ra nhiều điều tốt đẹp.
Rất mong bạn có thể coi những bài viết của Matthew là những điều chia sẻ hữu ích cho cuộc sống, công việc và thêm một góc nhìn thú vị cho mình!
Chúc bạn một ngày tốt lành!
Website của mình: