Ảnh hưởng của sự gắn bó tuổi thơ của một người tới cách họ hành xử với bạn tình khi trưởng thành
Các bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khi yêu, bạn quá lo sợ đối phương sẽ chán và không yêu bạn nữa, và rằng bạn luôn có tính cách kiểm...
Các bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khi yêu, bạn quá lo sợ đối phương sẽ chán và không yêu bạn nữa, và rằng bạn luôn có tính cách kiểm soát đối phương quá mức, hay bạn bị đánh giá là một người vô tình khi quá dễ dàng từ bỏ một mối quan hệ? Dạo gần đây mình có đọc được một học thuyết về sự gắn bó (Trong quyển sách How psychology works - Hiểu hết về tâm lý học) - một trong những học thuyết chủ đạo trong tâm lý học về mối quan hệ - mà mình thấy rất hay và muốn chia sẻ với mọi người. Học thuyết này giúp người đọc hiểu rõ hơn một chút về nguyên nhân dẫn tới cách yêu của bản thân và bạn tình của mình, từ đó sẽ đưa ra được những cách thức phù hợp để kéo dài mối quan hệ của hai người.
Học thuyết này cho rằng sự gắn bó trong tuổi thơ của một người, đặc biệt là với người chăm sóc, sẽ ảnh hưởng đến cách họ hành xử với bạn tình khi đã trưởng thành. Học thuyết này bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của John Bowlby, giống với nhà phân tâm học Sigmund Freud, ông quan tâm đến cách mà các trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng đến cuộc đời về sau. Theo ông, những trải nghiệm đầu đời của một đứa trẻ sẽ quyết định loại mối quan hệ nào trẻ sẽ hình thành khi trưởng thành. Có nhiều nghiên cứu cũng cố cho thuyết này, trong đó có các thí nghiệm của Harry Harlow với những chú khỉ vàng vào thập niên một chín năm mươi và một chín sáu mươi. Kết quả nghiên cứu của ông đã cho thấy những chú khỉ không được mẹ chăm sóc thương yêu khi trưởng thành sẽ trở nên rụt rè hơn, ít chắc chắn hơn về cách cư xử với những chú khỉ khác, và ít có khả năng ghép đôi hơn. Vào những năm một chín 70, căn cứ trên các cuộc thí nghiệm đã được thực hiện từ trước, Mary Ainsworth Đã quan sát các tương tác giữa những bà mẹ và trẻ sơ sinh thông qua chiếc gương một chiều. Bà đi đến kết luận rằng những đứa trẻ có mẹ đắp ứng nhanh nhạy các nhu cầu của chúng sẽ hình thành một cảm giác an toàn trong mối gắn bó của mình, điều không có ở những đứa trẻ có người mẹ thiếu nhạy cảm hơn. Cảm giác an toàn này, hay việc thiếu vắng cảm giác an toàn này, sẽ hình thành nên phần nền tảng trong các mối quan hệ và tuổi trưởng thành.
Mối tương quan giữa mối quan hệ thuở nhỏ và loại tính cách được hình thành khi trưởng thành.
An toàn [Hồi nhỏ]
Khi trẻ cảm thấy chắc chắn rằng nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng, trẻ sẽ hình thành một mối gắn bó an toàn. Người chăm sóc nhạy cảm trước các nhu cầu của trẻ, phản ứng nhanh chóng và đều đặn. Đứa trẻ cảm thấy đủ hạnh phúc để khám phá môi trường xung quanh và cảm thấy an toàn.
==> An toàn [Trưởng thành]
Khi trưởng thành chúng sẽ cảm thấy tự tin trong các mối quan hệ và sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ từ một người bạn tình, cũng như trao đi sự hỗ trợ và an ủi bạn tình của mình khi cần thiết. Chúng sẽ duy trì được tính độc lập nhưng đối xử đầy tình yêu thương với bạn tình của mình.
Mơ hồ [Hồi nhỏ]
Trẻ không tin rằng có thể trông cậy vào người chăm sóc để đáp ứng các nhu cầu của chúng. Hành vi của người chăm sóc là không nhất quán, đôi khi họ nhạy cảm, đôi khi lại thờ ơ. Trẻ trở nên lo âu, bất an và giận dữ.
==> Lo âu ám ảnh [Trưởng thành]
Luôn sợ hãi rằng mình sẽ bị từ chối khiến cho người trưởng thành này trở nên bám dính, đòi hỏi, và gần như chạm ngưỡng ám ảnh, hoàn toàn không muốn bị chia tách khỏi bạn tình của mình cho dù chỉ một chút. Các mối quan hệ của họ bị thôi thúc bởi cơn đói khát cảm xúc thay vì tình yêu và sự tin tưởng thật sự.
Tránh né [Hồi nhỏ]
Nếu người chăm sóc lạnh nhạt và phần nào không phản ứng trước nhu cầu của đứa trẻ, đứa trẻ ấy cũng sẽ trở nên lạnh nhạt về cảm xúc, và vô thức nhận ra rằng nhu cầu của mình không có nhiều khả năng được đáp ứng. Đứa trẻ sẽ không hình thành được một mối gắn bó an toàn.
==> Chối bỏ tránh né [Trưởng thành]
Lãnh đạm về cảm xúc, người trưởng thành này trông bề ngoài có vẻ tập trung vào bản thân và độc lập. Sự độc lập ấy là một thứ ảo tưởng, là kết quả của việc chối bỏ tầm quan trọng của những người thân yêu. Nếu bạn tình của họ buồn bực và đe dọa chấm dứt mối quan hệ, họ cũng tỏ vẻ không quan tâm.
Vô tổ chức [Hồi nhỏ]
Một người chăm sóc thất thường sẽ khiến đứa trẻ sợ hãi, Hoặc là bởi họ lạm dụng, hoặc bởi chính trạng thái thụ động, sợ hãi của họ. Đứa trẻ khổ sở này sẽ trở nên thu mình không có phản ứng, và rối bời, không có một chiến lược để các nhu cầu của mình được đáp ứng.
==> Sợ hãi tránh né [Trưởng thành]
Người trưởng thành này chuyển từ một thái cực này sang một thái cực khác, thất thường về mặt cảm xúc, Và kết cục có thể rơi vào một mối quan hệ bảo hành. Họ bị giằng xé giữa một bên là muốn tìm kiếm niềm an ủi từ bạn tình của mình, một bên là sự tiến lại quá gần bởi họ sợ mình sẽ bị tổn thương.
Hệ quả của sự gắn hết giữa hai kiểu tính cách
Khi 2 người trưởng thành đến với nhau, sẽ là sự hòa trộn của các loại tính cách yêu khác nhau từ đó dẫn tới những trạng thái thăng trầm và kết cục khác nhau của một mối quan hệ. Dưới đây là 6 sự kết hợp giữa 3 loại tính cách: An toàn, Lo âu ám ảnh và Sợ hãi tránh né.
Lo âu ám ảnh ❤️🩹 Lo âu ám ảnh
Cuộc bắt gặp này có thể là một mối quan hệ nồng nhiệt, nhưng với sự mãnh liệt về mặt cảm xúc từ cả hai bên, sẽ có thể có những nốt cao và nút trầm cực độ và cuối cùng sẽ đẩy cặp đôi ra xa nhau.
Lo âu ám ảnh ❤️🩹 Chối bỏ tránh né
Cuộc bắt cặp khó khăn này sẽ cùng cố cho những hình ảnh về bản thân của cặp này. Người lo âu sẽ sợ hãi việc mình bị từ chối, do vậy người này phải trở nên mạnh mẽ hơn để mối quan hệ có thể vững bền. Người né tránh sợ hãi sự gần gũi bởi vậy sẽ cần phải tiến gần hơn đến với đối tác của mình.
Lo âu ám ảnh ❤️🩹 An toàn
Trong mối quan hệ yêu đương này người an toàn có thể giúp đỡ người lo âu cảm thấy bớt âu lo, bởi cả hai bên đều tìm kiếm sự gần gũi thân mật, và người an toàn sẽ có khả năng trấn an những nỗi lo âu ở bạn tình của mình và đáp ứng các nhu cầu của họ.
Chối bỏ tránh né ❤️🩹 Chối bỏ tránh né
Cuộc bắt cặp này hiếm khi nào dẫn đến một mối quan hệ dài lâu, bởi cả hai người đều không có khả năng cam kết. Đa phần các cá nhân tránh né đều khao khát được kết nối với một ai đó, nhưng một người né tránh khác sẽ ít có khả năng lấp đi hố sâu ngăn cách này.
Chối bỏ chính né ❤️🩹 An toàn
Là một cuộc bắt cặp có tiềm năng vững mạnh, người an toàn có thể giúp cho người tránh né cảm thấy ít bị giam hãm hơn bằng cách trao cho họ không gian, và điều này lại khuyến khích người tránh né thấy thoải mái thư giãn, tận hưởng, và học cách gần gũi trong mối quan hệ.
An toàn ❤️🩹 An toàn
Khi cả hai bên đều dễ dàng chia sẻ sự thân mật gần gũi và giao tiếp với nhau về những nhu cầu và mối quan tâm của họ một cách dễ dàng, đây sẽ là một cuộc bắt cặp hoàn hảo trao cho cả hai bên sự thỏa mãn
Lý thuyết về sự gắn bó không phải với mục đích khuyên các bạn với các nét tính cách tương khắc với nhau thì không nên đến với nhau (Ví dụ 2 người có kiểu tính cách Lo âu ám ảnh đến với nhau), mà nó mong muốn rằng các bạn hiểu hơn về bản thân mình và đối tác của mình, từ đó đánh giá và đưa ra các cách quan tâm hợp lý, tránh việc vẽ tra quá nhiều điều không xảy đến.
Lưu ý rằng 1 người hoàn toàn có thể có 2 loại tính cách khác nhau. Mình đã đưa ra lý thuyết này với rất nhiều người, và đa số nhận thấy rằng tính cách của họ là sự kết hợp giữa 2 kiểu (2 kiểu dễ gặp được trộn vào nhau phổ biến nhất mà mình biết là An toàn và Lo âu tránh né). Việc nhìn nhận thật kĩ để biết được tính cách chính xác của mình là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn chiến thắng trò chơi tình cảm này. Theo kinh nghiệm cá nhân, các tính cách này có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chất lượng của các mối quan hệ gần đây. Ví dụ đối với bản thân mình, trong 1 - 2 mối tình đầu mình thuộc kiểu tính cách Lo âu tránh né, nhưng dạo gần đây mình nhận thấy mình có thêm tính cách Chối bỏ tránh né nữa. Một vài người mình từng nói chuyện họ cũng có trải nghiệm giống mình.
Một điều nữa có thể rút ra từ lý thuyết trên, đó là cách chúng ta dạy chỗ, đối xử với những đứa trẻ chúng ta chăm sóc thời thơ ấu (trong đa số trường hợp là con cái của mỗi người) sẽ ảnh hưởng tới tiềm thức của những đứa trẻ, từ đó tác động lên tính cách, thói quen cũng như cách hành xử của chúng đối với thế giới xung quanh. Vì vậy chúng ta cũng nên trang bị kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ để nó có tác động tích cực tới tương lai của chúng.
Review ngắn về sách:
Nội dung của lý thuyết này nằm trong quyển How psychology works, đã được dịch sang tiếng việt với tên Hiểu hêt về tâm lý học. Quyển sách cung cấp những kiến thức chung chung và nền tảng của ngành tâm lý học, các phương pháp điều trị tâm lý và các căn bệnh tâm lý thường gặp. Chú ý rằng quyển sách chỉ nói một cách rất chung chung (mang tính tổng quát nhất có thể), vì vậy, đây không phải quyển sách giúp các bạn hiểu sâu, mà nó sẽ giúp các bạn mường tượng ra ngành tâm lý học nó như thế nào, có tư tưởng lớn nào và cách tiếp cận ngành này là gì. Vì vậy, các bạn không nên kì vọng sẽ "hiểu hết về tâm lý học" như cái tên nó đưa ra.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất