Sự ra đời của mạng xã hội TikTok không sai, mà cái sai chính là những người sử dụng nó.
Trong số 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 (Theo Dân trí)
Trong số 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 (Theo Dân trí)
Trong đời sống thường ngày, chúng ta gặp không biết bao nhiêu người có những tính cách, quan điểm khác nhau. Vậy nên những sự kiện như tranh cãi mới thường xuyên diễn ra. Và trên bất kỳ mạng xã hội nào cũng vậy, khi càng có nhiều người dùng, thì số lượng quan điểm, tính cách cũng tăng lên theo số người. Và đời sống thường ngày có người tốt - người xấu thì trên mạng xã hội nói chung hay TikTok nói riêng cũng vậy.
Nhưng, với đời sống của chúng ta, ta chỉ để ý những thứ diễn ra trong phạm vi gần, thậm chí chỉ để ý những nơi ta đến trong thời điểm đó, con người, sự kiện quanh ta ở đó nên những thứ xấu có thể đã không diễn ra khi ta có mặt ở đó. Nhưng mạng xã hội thì khác, nó lưu giữ lại mọi sự kiện được con người đăng lên. Như Facebook thường chỉ hiển thị những thông tin của người chúng ta theo dõi, những fanpage hay hội nhóm mà chúng ta tham gia và yêu thích. Vậy nên thông tin chúng ta tiếp nhận mới được chắt lọc hơn.
Nhưng TikTok thì khác, tất cả mọi người, ở mọi nơi trên một quốc gia đều có thể đăng tải hình ảnh, quan điểm cá nhân,...và chỉ cần nhiều người xem là video đó nổi tiếng, càng được hiện lên xu hướng với nhiều đối tượng khác nhau. Thế nên những thông tin trên TikTok mà chúng ta xem hàng ngày ít có tính chắt lọc hơn so với những nền tảng mạng xã hội khác. Bản thân nhà sáng lập nên nền tảng mạng xã hội này và các thuật toán hiển thị của họ không có gì đáng trách cả, chỉ là những người sử dụng lợi dụng thuật toán của TikTok mà làm mọi cách để video của mình được lên xu hướng, được càng nhiều người xem hơn để từ đó họ có sự nổi tiếng, có thêm thu nhập. Nhưng số đông những người có lượt người quan tâm lớn càng thực hiện các hình thức câu view, truyền tải những thông tin sai lệch, không đúng sự thật thì hậu quả gây nên càng nghiêm trọng.
Không phải người xem nào cũng biết chắt lọc thông tin, và có thể họ không có thời gian tìm hiểu kỹ đến nguồn thông tin chính thống. Họ chỉ nghe những gì vừa được truyền tải đến họ. Và không phải ai cũng đủ tỉnh táo để biết điều gì là đúng, điều gì là sai để không làm theo. Những "chuyên gia" không "chuyên" lại là những người có cách truyền đạt rất chuyên nghiệp, khiến nhiều người tin sái cổ là vậy. Ít ai có thể biết được sự thật đằng sau những video quảng cáo sản phẩm láo.
Ngoài việc quảng cáo những sản phẩm không chính hãng gây hại đến người tiêu dùng. Nhiều người còn tự nhận mình là chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, chuyên gia dạy làm giàu,... nhằm tìm kiếm sự tin tưởng để bán các khoá học ảo.
Có rất nhiều hình thức để "bịp" người sử dụng. Và tất cả nền tảng mạng xã hội nào cũng tiềm ẩn những rủi ro của những vụ lừa đảo, chỉ khi nào xã hội hoàn toàn văn minh, con người sống với nhau không vì lợi ích cá nhân thì mới có thể dập tắt được những hình thức "lừa" người như vậy.