Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Tuần này mình khá ấn tượng với 1 số podcast của Tim Ferriss với Arthur C. Brooks, giáo sư về hạnh phúc tại Harvard Business School. Có khá nhiều ý rất hay mà một người có thể ghi lại và nghiền ngẫm trong này, ví dụ như thực ra thứ quan trọng nhất chúng ta phải làm để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc là chú ý tránh những thứ chắc chắn sẽ khiến chúng ta không thể hạnh phúc. Cái lối suy nghĩ lật ngược vấn đề này khá giống với tư tưởng của Charlie Munger, huyền thoại đầu tư mới qua đời, mà chắc đợt tới mình sẽ viết nhiều hơn về ông. Có một đoạn khá hay trong “Richer, wiser, happier” về Charlie như thế này:
Charlie: “Mọi người thường cố gắng để trở nên thông minh hơn. Còn tôi, tất cả những gì tôi là là cố đừng để trở thành kẻ ngốc nghếch điên rồ. Tôi nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta phải làm để có thể thành công trong cuộc đời là đừng làm kẻ ngốc và sống thật lâu. Thực ra rất khó để tránh trở nên ngốc nghếch, khó hơn rất nhiều so với mọi người thường nghĩ” … Thật thú vị khi một trong những người được cho là thông thái nhất trên thế giới lại tập trung vào việc tránh sự ngốc nghếch điên rồ Bản tiếng Anh: Charlie: "Other people are trying to be smart. All I’m trying to be is non-idiotic. I find that all you have to do to get ahead in life is to be non-idiotic and live a long time. It’s harder to be non-idiotic than most people think" … It’s a curious paradox that one of the smartest people on earth focuses primarily on avoiding stupidity
Anw, trong số podcast có 1 đoạn khi Tim và Arthur nhắc lại về 10 quy tắc của Aristotle để có thể có được 1 cuộc sống hạnh phúc, đó là:
1. Name your fears and face them 2. Know your appetites and control them. 3. Be neither a cheapskate nor a spendthrift. 4. Give as generously as you can. 5. Focus more on the transcendent; disregard the trivial. 6. True strength is a controlled temper 7. Never lie, especially to yourself 8. Stop struggling for your fair share 9. Forgive others and forbear their weaknesses 10. Define your morality. Live up to it, even in private
Điểm thú vị là 2 người chọn điều thứ 7: “Đừng bao giờ nói dối, đặc biệt là với chính mình” để bàn luận sâu hơn. Vì có một câu quote rất ấn tượng mà mình vừa ghi lại sau lần đọc “Anh em Karamazov” như thế này:
Above all, don’t lie to yourself. The man who lies to himself and listens to his own lie comes to such a pass that he cannot distinguish the truth within him, or around him, and so loses all respect for himself and for others. And having no respect he ceases to love, and in order to occupy and distract himself without love he gives way to passions and coarse pleasures, and sinks to bestiality in his vices, all from continual lying to other men and to himself. The man who lies to himself can be more easily offended than any one. You know it is sometimes very pleasant to take offense, isn’t it? A man may know that nobody has insulted him, but that he has invented the insult for himself, has lied and exaggerated to make it picturesque, has caught at a word and made a mountain out of a molehill – he knows that himself, yet he will be the first to take offense, and will revel in his resentment till he feels great pleasure in it, and so pass to genuine vindictiveness – Father Zossima
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Về đọc, tuần này mình cày xong được 2 cuốn. 1 là “Ethan Frome”, mình đọc cho một book club meeting sắp tới. Cuốn này khá là kỳ lạ, viết về 1 vùng băng tuyết phủ trắng ở Mỹ và là câu chuyện về một gia đình bất hạnh. Tự dưng nghĩ đến câu mở đầu Anna Karenina: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mọi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách riêng của họ”. Đọc xong, lại một lần nữa nghiệm được cái sự dày dặn hơn một chút về cảm xúc, về cảm quan cuộc đời, khi được đọc về những cảm xúc suy nghĩ sâu kín của nhân vật trong những tình huống trớ trêu bi kịch. Và mình đặc biệt thích cách viết trong cuốn này (bảo sao được liệt hẳn vào dòng classic).
Cuốn thứ 2 là “Think like a monk” của Jay Shetty. Nói thực thì mình không ấn tượng lắm với cuốn này, viết hơi lê thê và không rõ ràng được cái đóng góp lớn nhất của nó cho dòng sách. Nhưng có một thứ mình thấy rất thuyết phục khi nó bàn khá kỹ về tại sao việc sáng mở mắt ra là sờ vào cái điện thoại lại có hại đến thế. Và mình bắt đầu luyện thói quen giữ “chế độ máy bay” thêm ít nhất 1 tiếng sau khi thức dậy, không email, không mạng xã hội, không cả thông tin, trọn vẹn chỉ dành thời gian cho bản thân mà thôi (nếu thích bật nhạc thì mình cũng tải hẳn về máy chứ không onl nữa).
À, đầu tuần này mình có 1 cái book club meeting, nhưng bọn mình đã khá chật vật khi quán pub quen thuộc đông nghịt, toàn tiệc Giáng sinh, và mãi bọn mình mới tìm được chỗ để ngồi nói chuyện. Chẳng hiểu sao giữa những tiệc tùng liên miên, sự nhộn nhịp tưng bừng mọi nơi này, tự dưng nghĩ lại, đọc lại, và lại gật gù tâm đắc những lời thông thái của Seneca trong bức thư số 18 đến thế:
“Đây chính là thời gian mà mỗi người càng cần phải cẩn thận với việc kiểm soát tâm trí, để có thể tránh xa những thoải mái xa hoa trong khi mọi người đều hướng tới chúng. Vì nếu nó không hướng tới những thứ như thế, những thứ dẫn đến chơi bời phóng đãng và sự trượt ray của quá trình phát triển bản thân, tâm trí ta sẽ chứng tỏ một bản lĩnh kiên cường. Nó sẽ giúp ta duy trì sự tỉnh táo khi mà mọi người đều say khướt và nôn mửa ở mọi nơi”
Và một bài nhạc lễ. Chúc mọi người tối chủ nhật thư thái thảnh thơi nhé!
A Dreamer