Ăn sáng trước hay đánh răng trước?
Câu hỏi huyền thoại, nhưng nếu gõ trên google tiếng việt thì chả có kết quả nào thỏa mãn người đọc cả. Bài viết này hi vọng sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn trong việc lựa chọn phương pháp chăm sóc răng.
Format của câu hỏi này có nghĩa là A hoặc B, nên câu trả lời tương ứng một trong hai. Tui có thể đưa cho bạn câu trả lời ngay lập tức, nhưng để kèm với siêu thuyết phục và với mục tiêu đưa đến cách thực hành tốt nhất thì câu trả lời ngắn là không đủ. Rảnh thì ngồi đọc chơi cho hết nha.

Giới thiệu bạn răng.

Giới thiệu sơ lược về 2 lớp chính của răng:

Cấu tạo răng

Enamel: men răng là lớp ngoài cùng của răng. Rất cứng ( thứ cứng nhất trên cơ thể đó ngheng) và thường có màu trắng ngà. Dày tầm 1-1.5mm.
(Fact: màu răng trắng nhất cũng không trắng bao giờ trắng tinh như trong quảng cáo đâu, đừng bị lừa)

Dentin: ngà răng là lớp vỏ tiếp theo ở dưới men răng. Nó có màu hơi vàng vàng. Trong đời người, cái lớp men răng qua nhiều quá trình khiến nó ngày càng mỏng dần, từ từ mất đi màu trắng và ngả sang màu vàng. Cái màu vàng làm chị em thất thiểu là đây nè.

* Còn một lý do nữa răng bị vàng là do cao răng (tartar). Cao răng được hình thành khi mảng bám răng/ bựa răng (plaque) [1] ở trên răng quá lâu, khiên cho vùng răng nay bị nhiểm khuẩn và có nấm. Đó là khiến răng mấy ông già hay quên đánh răng có cái màu của nắng trên miệng đó
[1] Lưu ý Plaque : không phải là thức ăn nha, mặc dù dịch ra tiếng Việt dễ bị hiểu nhầm !!  Plaque là một ổ tạo bởi vi khuẩn, thức ăn, nước bọt. Vai trò của Plaque rất bự. Bự sao thì xíu nữa nói nha.

Thế mục đích của đánh răng là gì?

Rất bất ngờ, trái với sự niềm tin chung (có phần được cũng cố do quảng cáo đại chúng) có tận 2 mục đích của việc đánh răng.

1. Loại bỏ thức ăn. Lý do này thì chắc nhiều người cũng mặc định là lý do duy nhất (nhờ anh chị Marketer từ các công ty kem đánh răng). Mỗi lần nhai một cái gì đó, như bánh quy, cơm, cháo, rau,…. chúng ta cứ tưởng là thức ăn đã chui tót xuống bụng rồi. Tuy nhiên vì răng có bề mặt lồi lõm (để nhai thức ăn tốt hơn) và các kẽ răng, thế nên các mảng thức ăn nhỏ bám vào các khe đó. 
Ở trong khoang miệng của mình, các vi khuẩn trong răng sẽ mang đầm ra trẫy hội linh đình, chúng ăn carbonhydrate (tinh bột, đường,…) và sinh sản cực nhanh. Lúc tiêu hoá chúng sản sinh ra lượng acid lớn- đây là lý do chính làm chúng ta sâu răng (cavities) và có cảm giác chua chua tởm tởm trong miệng. Nhiều người đánh răng sau khi ăn là vì cảm giác này 
(Nhưng đừng đánh vội liền nhé !!)
Túm gọn: Thức ăn ( Carbonhydrates) + Vi khuẩn = Acid (+ xúc tác) -> hư răng. Đánh răng sau là để loại bỏ thức ăn trong phương trình.

Cái màu vàng tớ vẽ là bựu răng đó. 
Hình thật về plaque ( ahhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh)
2. Loại bỏ mảng bám (Dental Plaque). Đây là lý do ít người biết. Mảng bám là cái lớp vàng vàng, trắng trắng ở trên răng.  Mà thường thấy nhất là lúc ngủ dậy á [2]. 
Mảng bám trên răng, theo định nghĩa, là một lớp mảng bám sinh học, mềm, dính được tạo bởi vi khuẩn sống trong miệng. Bình thường hình thành bắt đầu từ dưới đường nướu lên (gumline). Mảng bám này có thể hình thành chỉ trong một ngày nếu không đánh răng. Và như đề cập ở trên, nếu để mảng bám lâu ngày thì nó sẽ cứng dần và phát triển thành cao răng.
Hừ, cao răng, vừa xấu xí, vừa gây ra nhiều vấn đề về nướu.
[2] Lý do mà mảng bám được tạo ra nhiều trong lúc ngủ là vì lúc đó enzyme amylase trong miệng tiết ra ít, mà enzyme đó là cái cân bằng nồng độ pH trong khoang miệng. Ít enzyme có nghĩa là môi trường cực kỳ tuyệt vời, mưa thuận gió hoà, cho vi khuẩn. Lúc đó thì vi khuẩn bắt đầu  party xuyên đêm và tạo ra các ổ vi khuẩn to đùng.
 Nói túm lại mảng bám là một ổ vi khuẩn. Theo phương trình cũ ta có Thức ăn ( Carbonhydrates) + Vi khuẩn = Acid  (+ xúc tác) -> hư răng.  Vì vậy đánh răng trước khi ăn là để loại bỏ/ giảm yếu tố vi khuẩn.

“Ô thế ra là phải đánh răng cả trước lẫn sau luôn à? Mà nghe nói đánh răng nhiều là hư hết răng.  À, mà tại sao vậy nhỉ?”
Chất xúc tác của quá trình: Tác động vật lý
Khi ở trạng thái bình thường, men răng hết sức là cứng, tuy nhiên khi thức ăn đi vào khoang miệng. Đặc biệt là các loại thức ăn có nhiều carbonhydrate sẽ kết hợp với vi khuẩn tạo ra acid. Acid này làm mềm răng, lúc này mà đánh răng thì lớp men răng rất dễ tổn thương, đó là lý do tại sao mình được khuyên đánh răng nhiều không tốt. Bởi vậy, để bảo vệ răng:
Ta nên đánh răng khi răng vẫn chưa có nhiều acid trong miệng.

Nếu: Đánh răng TRƯỚC và KHÔNG đánh răng SAU.

Lợi: loại bỏ được vi khuẩn (plaque)  trước khi ăn, nên acid trong miệng tao ra ít đi, trong quá trình ăn và ăn xong.
Ta không gây tác động vật lý cho răng khi răng đang còn mềm do acid khi vừa mới ăn xong.
Florua trong kem đánh răng còn giúp tạo một lớp kháng vi khuẩn nữa, khiến ngăn vi khuẩn hình thành hơn.
Hại : Sau khi ăn vẫn còn thức ăn trong miệng, lúc này sau đó sẽ làm gia tăng acid trong khoang miệng và dẫn đến sâu răng.
Cảm giác không ngon miệng sau khi đánh răng, và cảm giác khó chịu trong miệng khi ăn xong (cũng như lý do thẩm mỹ ở một vài người).

Nếu: KHÔNG đánh răng TRƯỚC mà đánh răng SAU.

Lợi: Ăn ngon hơn ( đối với một số)  và cảm giác thoải mái khi ăn xong.
Sau khi đánh răng có lớp florua phủ làm chống vi khuẩn sau đó.
Loại mảng bám sau bữa ăn để chống tạo ra acid sau đó.
Hại: Vi khuẩn nhoi nhóp đầy mồm, cộng với thức ăn sẽ tạo ra acid khổng lồ cho khoang miệng.
Lượng acid này kết hợp với việc tác động lên răng sẽ khiến lớp men răng hao mòn, héo hon từng ngày.


GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẤT LÀ ĐÂU CHO EM????!!

Đánh răng trước khi ăn, và sau khi ăn thì dùng chỉ nha khoa. Đánh răng trước vì các lý do kể trên: loại mảng bám trước khi ăn và hạn chế tác động cho răng. Chỉ nha khoa sau khi ăn là vì: chúng loại mảng bám tốt hơn và nhẹ nhàng với các em răng hơn các anh bàn chải cộc tính.  
Kết hợp cả hai công cụ thì nụ cười em sáng chói không thua gì Obama.

 Nguồn:
(mặc dù đã cố tránh các trang web thương mại, nhưng mà…. nó có ích, science-based thì vẫn đọc chớ..)
Đọc thêm: