12 Rules for Life: An Antidote to Chaos
Dr. Jordan B. Peterson, Nhà tâm lý học lâm sàng & Giáo sư tâm lý học
-ThanhCj dịch-
Rule 1: Đứng thẳng với lưng vai thẳng.
Những con tôm hùm và lãnh địa
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ ít khi nghĩ về những con tôm hùm - trừ khi bạn đang ăn một con. Tuy nhiên, mấy con tôm thú vị và ngon nghẻ này rất đáng giá để xem xét. Hệ thống thần kinh của chúng tương đối đơn giản, với những tế bào thần kinh lớn và dễ quan sát, đó là những tế bào ma thuật của bộ não. Nhờ vào điều này mà các nhà khoa học có thể xây dựng một bản đồ rất chính xác về mạch thần kinh của những con tôm hùm. Điều này đã giúp chúng ta hiểu được cấu trúc và chức năng của bộ não và những hành vi của những loài vật phức tạp hơn, bao gồm cả loài người. Những con tôm hùm có nhiều điểm tương đồng với bạn hơn là bạn tưởng đấy (đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy cáu gắt - ha ha). 
Những con tôm hùm sống ở đáy đại dương. Chúng cần một vùng căn cứ trú ẩn bên dưới, là một khoảng không gian mà chúng đi săn mồi và nhặt nhạnh những mẩu thức ăn bất kỳ rơi rớt xuống từ sự tàn sát và giết chóc của sự hỗn loạn liên tục ở xa phía trên. Chúng muốn một nơi nào đó đảm bảo, nơi mà việc săn bắt và lượm lặt là ổn. Chúng muốn một chỗ ở.
Điều này có thể tồn tại một vấn đề, vì ở đó có rất nhiều tôm hùm. Điều gì xảy ra nếu có hai con cùng chiếm giữ một vùng lãnh địa, ở đáy của đại dương, vào cùng một thời điểm, và cả hai đều muốn sống ở đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu có đến hàng trăm con tôm hùm, tất cả chúng đều cố gắng sinh tồn và gây dựng gia đình trong cùng một vùng đáy cát đá đông ngặt ấy?
Những sinh vật khác cũng có vấn đề tương tự như thế này. Một ví dụ, khi những con chim bay về phía bắc vào mùa xuân, chúng vướng vào cuộc tranh chấp lãnh địa dữ dội. Những tiết hót của chúng, với con người thì nghe thật là êm tai và đẹp đẽ, nhưng là những tiếng loan báo và kêu gào của sự thống trị. Một con chim có tiếng kêu lảnh lót là một chiến binh nhỏ bé đang tuyên bố chủ quyền của mình. Lấy ví dụ về loài chim hồng tước, một loài chim nhỏ, biết hót, hăng hái, ăn sâu bọ côn trùng sống ở Bắc Mỹ. Một con chim hồng tước mới di cư đến và muốn một chỗ an toàn tránh được mưa gió để xây tổ. Nó muốn vị trí đó gần chỗ có thức ăn, và có tiềm năng để tìm được bạn tình. Và nó cũng muốn làm những con chim đối thủ của nó tránh xa chỗ đó ra nữa.
Những con chim - và - Vùng lãnh địa
Lúc tôi mười tuổi, tôi đã cùng bố của mình dựng một cái chuồng chim cho một tổ khổng tước. Nó trông giống như một cái thùng xe Conestoga vậy, và có một cửa vào ở phía trước có kích thước bằng một đồng 25 xu. Điều này làm cho nó trở thành một chỗ ở tốt cho những con hồng tước bé nhỏ, nhưng nó sẽ không phù hợp với mấy loại chim kích thước lớn hơn, tất nhiên bọn chúng sẽ không thể chui vào. Chúng tôi cũng đã làm một cái chuồng chim từ một đôi ủng cũ cho người phụ nữ lớn tuổi sống cạnh nhà. Nó có một cửa mở vừa đủ cho kích thước của một con chim cổ đỏ. Và bà ấy mong đợi một con chim sẽ đến chiếm cái ủng và làm tổ ở đó.
Một con hồng tước sớm phát hiện ra cái chuồng chim của chúng tôi và nó định cư ở đó. Chúng tôi có thể nghe tiếng hót rền vang của nó, lặp đi lặp liên hồi trong suốt cả đầu mùa xuân. Tuy nhiên, khi nó đã xây dựng xong cái tổ trong cái thùng được bảo vệ kia thì kẻ ở trọ biết bay này lại bắt đầu mang những que cây nhỏ sang cái ủng của người hàng xóm ở gần đó. Nó tha đầy que cây vào đó đến nỗi không có con chim lớn hay bé nào có thể chui vào. Bà hàng xóm của tôi không hài lòng với cái trò chiếm chỗ này của nó lắm, nhưng chẳng có cách nào để xử lý vụ này cả. "Nếu chúng ta lấy nó xuống," - bố tôi nói, "dọn sạch rồi đặt lại lên cây, con hồng tước sẽ lại mang đầy que cây cho vào đó một lần nữa." Loài hồng tước nhỏ bé và đáng yêu, nhưng chúng thật ma mãnh.
Tôi bị gãy chân khi trượt tuyết hồi mùa đông vừa rồi - trong lần đầu tiên trượt xuống đồi - và đã nhận được một ít tiền từ chính sách bảo hiểm của nhà trường dành cho những đứa trẻ gặp tai nạn hoặc không may mắn. Tôi đã mua một máy ghi âm (một công nghệ mới lúc bấy giờ) từ số tiền có được ấy. Bố tôi đã gợi ý rằng tôi hãy ngồi ở bãi cỏ phía sau, ghi âm tiếng hót của con hồng tước và mở nó lại để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Vậy nên, tôi đã ra ngoài giữa mùa xuân rực rỡ và ghi âm lại vài phút cho tiếng hót mãnh liệt bảo vệ chủ quyền lãnh địa của con chim hồng tước. Sau đó tôi để nó nghe lại chính giọng hót của nó. Cái con chim nhỏ bé đó, chỉ to bằng một phần ba con chim sẻ, đã bắt đầu lao vào tôi và cái máy ghi âm, sà xuống lượn qua lại ngay gần cái loa. Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều những loại hành vi như thế, ngay cả khi không có cái máy ghi âm nữa. Nếu một con chim lớn hơn dám thách thức bằng cách đậu hoặc nghỉ chân ở trên một cây nào đó gần cái chuồng chim của tôi thì có lẽ đó là cơ hội tốt để nó bị đánh văng khỏi chỗ đậu bởi con chim hồng tước thần phong kia.
Giờ hãy xem xét, loài chim hồng tước và loài tôm hùm rất khác nhau. Lũ tôm hùm thì không bay, không hát hay đậu trên cây. Chim hồng tước có bộ lông vũ, không phải là lớp vỏ cứng. Nó không thể thở dưới nước, và hiếm khi được phục vụ với cùng với bơ tỏi. Tuy nhiên, chúng cũng có những phương diện quan trọng tương tự. Cả hai đều bị ám ảnh về vị trí và địa vị là một ví dụ, khá giống với nhiều loài sinh vật khác. Nhà động vật học người Thụy Điển và là nhà tâm lý học so sánh Thorlief Schjelderup-Ebbe đã quan sát (quay lại năm 1921) rằng ngay cả những con gà - loại cầm thông thường cũng thiết lập nên một "trật tự quyền mổ thức ăn".
Việc xác định Ai Là Ai trong thế giới của bọn gà có sự ảnh hưởng quan trọng đến mỗi cuộc sống của những con gia cầm đó, đặc biệt là trong thời gian khan hiếm. Khi thức ăn được rải ra sân vào buổi sáng, những con có quyền ưu tiên được ăn trước là những con gà nổi trội nhất. Sau đó là đến lượt những con hạng hai, mấy con ăn bám và đám tiểu tốt. Sau đó là đến lượt những con gà hạng ba, và tiếp tục như vậy, đến những con gà trụi lông và những con có những vết mổ trên đầu, chúng là những con gà ở tầng thấp nhất, không thể chạm tới được hệ thống phân cấp gà.
Những con gà thì sống một cách có cộng đồng. Những con chim như hồng tước thì không, nhưng chúng vẫn vẫn có hệ thống phân cấp địa vị. Nó chỉ trải rộng trên nhiều lãnh địa. Những con chim mạnh nhất, khỏe nhất, tinh ranh nhất và những con may mắn nhất chiếm giữ và bảo vệ những vùng lãnh địa tốt nhất. Nhờ vậy mà chúng sẽ có nhiều cơ hội ví dụ như thu hút bạn tình chất lượng, và ấp nở ra những đứa con có khả năng sống sót và phát triển. Bảo vệ khỏi mưa gió và những con vật ăn thịt, cũng như dễ dàng tiếp cận tới những nguồn thức ăn chất lượng, làm cho sự sinh tồn của chúng đỡ vất vả hơn rất nhiều. Các vấn đề về lãnh địa, và có một chút khác nhau giữa quyền lãnh thổ và địa vị. Đó thường là vấn đề của sự sống và cái chết.
Nếu có có một dịch bệnh gia cầm tràn qua khu vực những con chim được phân cấp tốt, thì nơi đó sẽ có những con ít bị ảnh hưởng nhất. Những con bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở vị trí thấp nhất trong nấc thang thế giới chim, cũng là những con dễ bị bệnh và chết nhất. Điều này cũng đúng với khu vực sống của con người, khi virus cúm gia cầm và các bệnh khác quét qua hành tinh. Những người nghèo và căng thẳng sẽ chết trước, và với số lượng lớn hơn. Họ cũng dễ mắc phải những căn bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường, bệnh tim. Khi tầng lớp quý tộc bị cảm lạnh, như người ta nói, nhóm tầng lớp lao động chết vì viêm phổi.
Vì những vấn đề lãnh địa, và vì những nơi ở tốt nhất luôn trong tình trạng không đủ cho tất cả, những cuộc tìm kiếm lãnh địa giữa những loài vật sẽ gây ra sự xung đột. Xung đột, trong trường hợp này lại nảy sinh một vấn đề khác: làm thế nào để thắng hoặc thua giữa những nhóm bất hòa không phải gánh chịu một cái giá quá đắc. Điều sau cùng này cực kỳ quan trọng. Thử tưởng tượng hai con chim tham gia vào một cuộc tranh chấp địa điểm đáng mong ước để xây tổ. Sự tranh chấp có thể dễ dàng trở thành một cuộc chiến bạo lực tay đôi với nhau. Trong trường hợp như vậy, sẽ có một con chim, thường là con to lớn nhất, sẽ giành được chiến thắng cuối cùng - nhưng ngay cả kẻ chiến thắng cũng sẽ bị trọng thương trong cuộc chiến. Điều này có nghĩa là một con chim thứ ba nào đó, ở ngoài cuộc chơi, giờ có thể tiến vào, chớp cơ hội và đánh bại kẻ chiến thắng đang bị thương kia. Điều đó không hề là một thỏa thuận tốt cho hai con chim đầu tiên.
Xung đột và Lãnh địa
Trải qua hàng nghìn năm, những loài vật mà phải sống chung với những con khác trong cùng vùng lãnh thổ đã học được những cách để xác lập địa vị của mình mà vẫn đảm bảo sự thiệt hại ở mức thấp nhất có thể. Ví dụ như một con sói bị đánh bại, nó sẽ lăn mình trên đất, phơi ra cái cổ họng của nó cho kẻ chiến thắng, kẻ mà không có ý định sẽ xé cái cổ họng đó ra. Sau tất cả, con sói đang thống trị ấy có thể vẫn cần một đối tác để cùng tham gia một cuộc đi săn trong tương lai, ngay cả đối tác đó là một kẻ địch hiện đang thảm bại dưới chân nó. Loài rồng Úc, loài thằn lằn có tính xã hội đáng chú ý, chúng vẫy hai chân trước một cách hòa bình trước mặt một con khác để thể hiện thiện chí mong muốn cho sự hòa hợp xã hội. Những con cá heo phát ra những nhịp điệu âm thanh đặc biệt trong khi săn thức ăn và trong những lần căng thẳng cao độ nhằm mục đích giảm thiểu sự xung đột tiềm tàng giữa những cá thể vượt trội và những thành viên yếu thế hơn. Những hành vi như vậy là những đặc trưng cố hữu trong cộng đồng của những sinh vật sống.
Loài tôm hùm, đang chạy quanh dưới đáy biển cũng không ngoại lệ. Nếu bạn bắt vài tá, và chuyển chúng đến một địa điểm mới, bạn có thể quan sát thấy quá trình định hình trạng thái và cách thức  của chúng. Mỗi con tôm đầu tiên sẽ khám phía lãnh thổ mới này, định hình về chi tiết của nơi đó, và một phần tìm kiếm một nơi tốt để ẩn nấp. Loài tôm học được rất nhiều về nơi chúng sinh sống, và chúng nhớ những gì mà mình đã học. Nếu bạn làm một con giật mình ngay tại gần chỗ ở của nó, nó sẽ nhanh chóng thu mình lại và trốn ở đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều đó khi nó ở một khoảng cách xa chỗ ở, nó sẽ ngay lập tức phóng đến chỗ trốn phù hợp gần nhất để ẩn nấp, vị trí đã được xác định trước đó và bây giờ đã được ghi nhớ.
Một con tôm hùm thì cần một nơi trú ẩn an toàn để nghỉ ngơi, tránh xa được các loài ăn thịt và các thế lực tự nhiên. Hơn nữa, khi những con tôm hùm lớn lên, chúng thay lớp vỏ mới bằng việc lột xác, điều này khiến chúng trở nên mềm yếu và rất dễ bị tổn thương trong một thời gian dài. Một cái hốc đá có sẽ là một chỗ ở tốt cho con tôm hùm, đặc biệt là nếu khi con tôm hùm ẩn náu gọn gàng bên trong và có thể kéo những vỏ sò hoặc mảnh vụn để che lại và bảo vệ lối vào. Tuy nhiên, có thể chỉ có một vài chỗ ẩn nấp chất lượng tốt hoặc chỉ có vài chỗ có thể ẩn nấp được ở một vùng lãnh thổ mới. Chúng khá khan hiếm và có giá trị. Những con tôm hùm sẽ liên tục đi tìm những chỗ như thế này.
Điều này có nghĩa là những con tôm hùm sẽ thường bắt gặp một con khác khi đi thăm dò xung quanh. Những nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả khi một con tôm hùm được nuôi cách ly cũng biết cần phải làm gì khi mọi chuyện xảy ra. Nó có các hành vi phòng vệ và tấn công phức tạp được xây dựng sẵn trong hệ thống thần kinh của nó. Nó bắt đầu nhảy xung quanh, như một võ sĩ, mở và giơ càng của nó lên cao, di chuyển tới lui và qua hai bên, phản chiếu hành động của đối thủ, đôi càng vẫy tới vẫy lui. Cùng lúc đó, nó dùng một vòi nước đặc biệt bên dưới mắt để thổi một dòng chất lỏng trực tiếp vào đối thủ của nó. Chất lỏng này chứa hỗn hợp các hóa chất để cảnh báo với con tôm hùm khác về kích thước, giới tính, sức khỏe và tâm trạng của nó.
Đôi khi một con tôm hùm có thể biểu hiện ngay lập tức từ việc phô trương kích thước bộ càng của nó, nếu là nhỏ hơn bộ càng của đối thủ thì nó sẽ lùi lại mà không cần phải đánh nhau. Thông tin hóa chất được trao đổi cũng tạo ra hiệu ứng tương tự, thuyết phục con tôm hùm kém khỏe mạnh hơn hoặc ít hung dữ hơn rút lui. Đó là cách giải quyết tranh chấp ở cấp độ một. Tuy nhiên, nếu hai con tôm hùm có kích thước gần bằng nhau hoặc nếu nó trao đổi thông tin qua dòng hóa chất không đầy đủ, chúng sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp ở cấp độ hai. Với việc đánh hai cái râu liên hồi và gõ cặp càng xuống, một con sẽ chiếm ưu thế, một con sẽ rút lui. Sau đó con phòng thủ sẽ chiếm được ưu thế, và kẻ xâm lược rút lui. Sau một vài vòng như vậy, những tế bào thần kinh của con tôm hùm có lẽ cảm thấy rằng việc tiếp tục hành vi đó sẽ không mang lại lợi ích gì. Nó sẽ quẩy đuôi theo phản xạ, phóng ngược và biến mất để tìm vận may ở một nơi khác. Tuy nhiên, nếu không thấy ngán, những con tôm hùm sẽ bước vào giai đoạn tranh chấp cấp độ ba, với một trận chiến thực sự.
Lần này, những con tôm hùm giận dữ sẽ tiến đến với nhau một cách dữ dội, với đôi càng mở rộng để vật lấy nhau. Mỗi con đều cố gắng lật ngửa con kia lên. Một con tôm bị lập lên một cách hoàn toàn sẽ nhận ra rằng đối thủ của nó có thể gây ra những sát thương đáng gờm. Nói chung là nó sẽ bỏ cuộc và rời đi (mặc dù nó đang có sự phẫn nộ dữ dội và những lời bàn tán không ngừng về kẻ chiến thắng phía sau lưng nó). Nếu không có con nào có thể lật được đối thủ của nó - hoặc nếu một con bị lật mà nó vẫn không chịu từ bỏ thì chúng sẽ bước vào giai đoạn tranh chấp cấp độ bốn. Bắt đầu với những việc có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng, và những hậu quả không thể lườn trước được: một hoặc thậm chí cả hai con tôm hùm sẽ bị trọng thương từ cuộc ẩu đả, hoặc có thể sẽ mất mạng.
Những con tôm hùm sẽ tiến lên trước mặt đối thủ của nó với tốc độ nhanh chóng. Đôi càng của chúng mở rộng ra để chúng có thể kẹp một cái chân, một cái râu, mắt hoặc bất kỳ thứ gì có thể bị tổn thương khi phơi bày ra. Một khi túm được đối thủ bằng đôi càng, con tôm hùm sẽ quẩy đuôi của mình ra phía sau, một cách đột ngột, với cái càng kẹp chặt và cố gắng xé nó ra. Tranh chấp leo thang đến thời điểm này thường sẽ tạo ra kẻ chiến thắng và bại rõ ràng. Kẻ thất bại sẽ không có khả năng sống sót, đặc biệt là khi nó vẫn còn ở lại trong lãnh địa đã bị chiếm giữ bởi kẻ thắng cuộc mà bây giờ đã là một kẻ thù tàn độc.
Sau một trận chiến thua cuộc, bất kể trước đó nó từng là một con tôm hùm mạnh mẽ như thế nào, kẻ chiến bại giờ đây sẽ chẳng còn ý định tiếp tục chiến đấu nữa, kể cả với những đối thủ từng bị nó đánh bại trước đó. Đôi khi, một đấu thủ thất bại sẽ bị mất đi sự tự tin trong nhiều ngày. Đôi khi kẻ thất bại có thể gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Nếu một con tôm hùm vượt trội hơn nhưng bị thất bại một cách nặng nề, về cơ bản, bộ não của nó sẽ tan rã. Sau đó nó phát triển một bộ não mới, một bộ não của kẻ thứ cấp, một bộ não phù hợp với vị trí mới thấp kém của nó. Bộ não ban đầu của nó đơn giản chỉ là không đủ khôn ngoan để xoay sở cho quá trình lên voi xuống chó mà không buộc phải trải qua quá trình tan rã và tái tạo mới. Bất kỳ ai đã từng trải qua những thay đổi đau đớn sau những thất bại nghiêm trọng trong chuyện tình cảm lãng mạn hay sự nghiệp thì có thể sẽ cảm thấy một chút đồng cảm với loài giáp xác chỉ biết đến sự thành công một lần này.
Hóa học thần kinh của Chiến Thắng và Thất Bại
Bộ não hóa học của con tôm bại trận đặc biệt khác với con chiến thắng. Điều này phản ánh vị thế tương đối của chúng. Dù con tôm hùm có tự tin hay là đang khúm núm thì nó vẫn phụ thuộc vào tỉ lệ của hai chất hóa học điều khiển sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trong bộ não là: serotonin và octopamine. Chiến thắng sẽ làm tăng tỉ lệ của serotonin và ngược lại là octopamine.
Một con tôm hùm có bộ não với một tỉ lệ lớn là serotonin trên một lượng nhỏ chất octopamine sẽ là một con tôm hùm vênh váo tự phụ với dáng đi khệnh khạng, và nó sẽ hiếm khi lùi lại khi bị thách thức. Bởi vì chất serotonin làm hỗ trợ cho việc điều chỉnh tư thế uốn lưng. Một con tôm hùm với tư thế uốn lưng và dang rộng các bộ phận ra ngoài trở nên cao và nguy hiểm, giống như Clint Eastwood trong bộ phim về miền Tây hoang dã vậy. Khi một con tôm hùm bị thua trong cuộc chiến được tiêm thêm chất serotonin, nó sẽ tiếp tục vươn mình ra và tiến lên, kể cả trước mặt là kẻ đã giành chiến thắng với nó trước đó, và chiến đấu lì lợm hơn và mạnh bạo hơn. Những loại thuốc kê cho những người bị suy nhược, là những chất ức chế hấp thu serotonin, cũng có tính chất hóa học và tác dụng gần giống vậy. Một minh chứng sốc cho sự tiến hóa liên tục của cuộc sống trên trái đất là Prozac - một loại thuốc điều trị rối loạn tinh thần - là thứ thậm chí đang cỗ vũ cho những con tôm hùm.
Tỉ lệ cao giữa serotonin/octopamine là biểu hiện của con chiến thắng. Ở phía ngược lại, một bộ não với tỉ lệ cao của octopamine sẽ sản sinh ra một kẻ bại trận, một con tôm hùm với bước đi lạo xạo, thiếu tự nhiên, khúm núm, lén lút, kiểu lẩn khuất trong góc đường và lủi đi ngay khi đụng phải dấu hiệu đầu tiên của sự bất ổn. Serotonin và octopamine đồng thời cũng điều chỉnh phản xạ búng đuôi, có tác dụng đẩy con tôm hùm lùi lại phía sau một cách nhanh chóng khi nó cần phải trốn chạy. Thiếu đi yếu tố khiêu khích là điều cần thiết để kích hoạt phản xạ đó ở một con tôm hùm đã bị đánh bại. Bạn có thể thấy được điểm đặc trưng tương tự đó ở phản xạ giật mình của người lính hoặc đứa trẻ bị đánh đập với biểu hiện của hậu chấn tâm lý (PTSD - rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
Nguồn gốc của sự phân bổ không tương xứng
Khi một con tôm hùm bị đã đánh bại lấy lại được dũng khí và sự thiện chiến để chiến đấu tiếp thì nhiều khả năng là nó sẽ thua trận một lần nữa hơn là bạn tưởng, dựa trên những trận chiến trước đó. Mặc khác, đối thủ chiến thắng của nó thì khả năng cao là lại chiến thắng. Đó là kiểu người-thắng-thì-được-tất-cả trong thế giới của loài tôm hùm, giống như trong xã hội loài người, nơi mà nhóm 1 phần trăm có được nhiều cải hơn so với 50 phần trăm số người ở dưới cùng, cũng là nơi mà trong 85 người giàu nhất có tổng tài sản lớn hơn tổng tài sản của 3,5 tỷ người xếp ở tầng lớp dưới cùng.
Quy luật quái đản của việc phân bổ không đều tương tự như thế này còn xuất hiện bên ngoài lĩnh vực tài sản, thực vậy, ở bất kỳ nơi nào yêu cầu công việc sản xuất sáng tạo. Phần đông các báo cáo khoa học đều được xuất bản bởi một nhóm nhỏ các nhà khoa học. Một tỉ lệ nhỏ các nhạc sĩ sáng tác ra hầu hết các bản nhạc được thu âm. Chỉ có một nhúm nhỏ các tác giả bán được tất cả sách. Một triệu rưỡi đầu sách được bán ra mỗi năm ở Mỹ. Nhưng chỉ có khoảng năm trăm trong số chúng là bán được hơn 100,000 bản. Tương tự như vậy, chỉ có bốn nhà soạn nhạc cổ điển (Bach, Beethoven, Mozart và Tchaikovsky) đã viết hầu hết các bản nhạc được chơi bởi các dàn nhạc hiện đại. Riêng phần của Bach, ông ta đã sáng tác nhiều đến nỗi phải mất cả chục năm mới có thể chép tay hết lại các bản nhạc của ông ấy, và mới chỉ có một số nhỏ trong số lượng phi thường các bản nhạc này được chơi một cách rộng rãi. Điều tương tự với ba người còn lại trong nhóm nhạc sĩ phi thường này: chỉ có một số nhỏ các bản nhạc của họ được chơi một cách rộng rãi. Có nghĩa là, chỉ có một lượng nhỏ các bản nhạc được sáng tác bởi một nhóm nhỏ trong tất cả các nhạc sĩ cổ điển sẽ chiếm hầu hết các bản nhạc cổ điển mà thế giới biết đến và yêu thích.
Nguyên lý này thỉnh thoảng được biết đến với cái tên quy luật Price, được đặt theo tên nhà nghiên cứu Derek J. de Solla Price, người đã tìm ra sự ứng dụng của nó trong khoa học vào năm 1963. Nó có thể được biểu diễn trên đồ thị, với số người ở trục tung, và năng xuất hoặc sản phẩm trên trục hoành. Nguyên lý cơ bản đã được khám phá ra sớm hơn trước đó một chút. Vilfredo Pareto (1848-1923), một học giả người Ý đã nhận thấy khả năng áp dụng của nó trong sự phân bố của cải vào đầu thế kỷ 20, và nó có vẻ đúng cho mọi loại xã hội từng được nghiên cứu, bất kể hình thức chính phủ của nó là như thế nào. Nó cũng được áp dụng vào dân số của các thành phố (một số nhỏ là đủ có hầu hết tất cả các loại người), số lượng của các thiên thể (một số rất nhỏ lưu trữ tất cả vật chất), và tần suất của các từ trong một ngôn ngữ (90 phần trăm của việc giao tiếp là sử dụng chỉ khoảng 500 từ), và còn nhiều thứ khác nữa. Đôi khi nó được biết đến với cái tên Nguyên Tắc Matthew (Matthew 25:29), được trích từ lời tuyên bố có vẻ là khắc nghiệt nhất từ trước đến giờ của Giê-su: "Vì phàm những ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn những ai không có thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy đi."
Bạn thực sự biết bạn là Con của Chúa khi lời phán của bạn đúng với cả với những loài giáp xác.
Quay trở lại với loài tôm cứng đầu: Không mất nhiều thời gian để những con tôm hùm thử nghiệm lẫn nhau để tìm ra ai mới là kẻ gây rối và ai nên được cho một chỗ ở rộng rãi - và một khi chúng tìm ra được, hệ thống phân cấp trở nên cực kỳ ổn định. Tất cả mọi thứ mà một con chiến thắng cần làm một khi giành được thắng lợi là vẫy cái râu của mình theo kiểu đe dọa, và một con đối thủ trước đó của nó sẽ biến đi ngay khỏi vũng cát trước mặt nó. Một con tôm hùm yếu hơn sẽ từ bỏ việc cố gắng, chấp nhận vị trí thấp kém của mình để giữ cho những cái chân của nó còn nguyên vẹn. Ngược lại, những con tôm hùm ở bậc cao hơn sẽ chiếm giữ những nơi trú ngụ tốt nhất, có được sự nghỉ ngơi tốt, hoàn thành một một bữa ăn ngon lành - diễu hành phô trương địa vị của nó quanh lãnh địa, quấy phá những con tôm hùm cấp dưới ra khỏi nơi trú ẩn vào ban đêm chỉ với mục đích nhắc nhở rằng ai mới là bố ở đây.
Tất cả những con cái
Những con tôm hùm cái (cũng chiến đấu hết mình cho lãnh địa trong suốt quá trình làm mẹ của cuộc đời chúng) sẽ nhanh chóng nhận diện ra kẻ đứng đầu và bị hấp dẫn không thể cưỡng lại bởi anh ta. Đây là một chiến lược tuyệt vời, theo đánh giá của tôi. Cách này cũng được sử dụng bởi con cái ở nhiều loài vật khác nhau, bao gồm cả con người. Thay vì làm một nhiệm vụ ước lượng tính toán khó khăn để xác định đâu là con đực tốt nhất, những con cái sử dụng nguồn lực bên ngoài để xác định - như sự tính toán dựa trên cấp bậc địa vị. Chúng để những con đực đánh nhau và từ đó bốc ra được nhân tình từ những kẻ đứng đầu. Điều này cũng chính là thứ diễn ra với việc định giá cả chứng khoán, nơi mà giá trị của bất kỳ tổ chức kinh doanh riêng biệt nào đều được xác định dựa trên sự cạnh tranh với tất cả những doanh nghiệp khác.
Khi những con cái sẵn sàng lột vỏ và mềm đi một chút, chúng trở nên hứng thú với việc kết đôi. Chúng bắt đầu lảng vảng quanh chỗ ở của con tôm hùm thống trị, phun những mùi hương cuốn hút và chất kích thích tình dục về phía con đực, cố gắng để quyến rũ anh ta. Sự gây hấn đã giúp con đực có được thành công, nhờ vậy nó đạt được một địa vị, theo kiểu cách đầy kích động. Thêm nữa, con đực thì to, khỏe mạnh và mạnh mẽ. Nên nó không dễ bị chuyển từ trạng thái tập trung chiến đấu sang việc ghép đôi với con cái. (Tuy nhiên, nếu sử dụng sự quyến rũ một cách thích hợp, con đực sẽ thay đổi hành vi để đi theo con cái. Đấy là con tôm hùm phiên bản Năm Mươi Sắc Thái - Xám, loại sách bìa mềm bán chạy nhất mọi thời đại, và nguyên mẫu của sự lãng mạn bất diệt trong cốt truyện Người Đẹp và Quái Vật. Đấy là kiểu mẫu hành vi đã xuất hiện một cách liên tục trong các bộ văn chương giả tưởng về tình dục giới tính phổ biến ở nữ giới cũng như những bức ảnh phụ nữ khỏa thân khiêu gợi phổ biến ở giới đàn ông.)
Tuy nhiên, có một điểm cần nhìn ra là với sức mạnh cơ bắp đơn thuần thì đó không phải là nền tảng bền vững để xây dựng nên sự thống trị lâu dài, như nhà linh trưởng học người Hà Lan Frans de Waal đã cố gắng lý giải. Trong số các bầy tinh tinh mà ông đã nghiên cứu, những con đực mà giữ được thành công trong một khoảng thời gian lâu hơn đã phải giữ vững năng lực cơ bắp của chúng cùng với những đặc tính phức tạp hơn. Ngay cả với một con tinh tinh đứng đầu hung bạo nhất sau cùng cũng có thể bị đánh bại bởi hai đối thủ. Do đó, những con đực đứng đầu lâu dài là những con có sự hình thành nên liên minh với đồng loại ở vị trí thấp hơn, và là những con để mắt đến những con cái và những con non trong đàn. Thủ đoạn chính trị của việc hôn-một-đứa-trẻ theo đúng nghĩa đen đã có tuổi đời hàng triệu năm rồi. Những loài tôm hùm vẫn còn tương đối nguyên thủy, cho nên các yếu tố cốt truyện trần trụi của Người Đẹp và Quái Vật vẫn đủ cho chúng.
Một khi con Quái Vật đã bị mê hoặc hoàn toàn, con cái (tôm hùm) thành công đó sẽ cởi bỏ áo ngoài, lột ra khỏi lớp giáp xác, khiến cho chính nó trở nên mềm yếu một cách nguy hiểm, dễ bị tổn thương và sẵn sàng để kết đôi. Vào thời điểm thích hợp, con đực, bây giờ đã trở thành một kẻ chu đáo si tình, sẽ gửi một gói tinh trùng vào chỗ chứa thích hợp của con cái. Sau đó, con cái sẽ lượn quanh đó một vài tuần đến khi lớp vỏ cứng trở lại (một hiện tượng không hoàn toàn xa lạ với thế giới con người). Vào thời điểm nhàn nhã, con cái sẽ trở về chỗ ở riêng của nó, mang theo cái bụng đầy trứng đã thụ tinh. Cùng lúc này, những con cái khác cũng sẽ cố gắng làm những việc tương tự như thế. Những con đực thống trị, với dáng đứng thẳng và tự tin, không những có được chỗ mảnh đất thực sự tốt và dễ dàng nhất cho việc săn tìm thức ăn. Mà nó còn có được tất cả các con cái. Quả là một sự thành công đáng giá theo cấp số nhân, nếu bạn là một con tôm hùm và là con đực.
Tại sao tất cả những điều này lại có liên quan? Có nhiều những lý do đáng kinh ngạc, ngoài trừ những nguyên do rõ ràng một cách hài hước khác. Đầu tiên, chúng ta biết rằng những con tôm hùm kia đã tồn tại khắp nơi, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong suốt 350 triệu năm qua. Đây là một khoảng thời gian rất dài. Sáu mươi lăm triệu năm trước, vẫn có loài khủng long tồn tại. Một quá khứ xa không thể tưởng nổi đối với chúng ta. Tuy nhiên, đối với loài tôm hùm thì những con khủng long hiện đại giàu có kia đã xuất hiện và biết mất trong dòng chảy liên tục của thời gian. Điều này có nghĩa là hệ thống phân cấp địa vị đã trở thành một tính năng cơ bản lâu đời của môi trường mà tất cả những loài sinh vật phức tạp khác đều có. Ba tỷ năm trước, những bộ não và hệ thống tế bào thần kinh tương đối sơ khai. Tuy nhiên, chúng đã có những cấu trúc và thần kinh hóa học cần thiết để xử lý những thông tin về trạng thái và xã hội. Tầm quan trọng của sự thật này quả là thật khó để mà phóng đại.
Bản chất của tự nhiên
Một sự thật hiển nhiên trong sự tiến hóa của sinh vật là cách để bảo tồn giống loài. Khi sự tiến hóa diễn ra, nó phải được xây dựng dựa trên những cái đã có sẵn. Những chức năng khác có thể được thêm vào, những chức năng cũ có thể trải qua một vài sự thay đổi, nhưng hầu hết mọi thứ còn lại thì giống nhau. Đấy là lý do mà vì sao cánh của loài dơi, tay của con người, và vay của loài cá voi có hình thái khung xương giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Chúng còn có số lượng xương bằng nhau nữa. Và sự tiến hóa đã tạo ra nền tảng sinh lý học cơ bản từ lâu.
Phần lớn sự tiến hóa hiện tại hoạt động thông qua đột biến và chọn lọc tự nhiên. Sự đột biến xuất hiện từ rất nhiều nguyên do, bao gồm sự xáo trộn gen di truyền (nói một cách đơn giản) và đột biến ngẫu nhiên. Các cá thể cùng loài mang những đặc điểm khác nhau là vì vậy. Tự nhiên chọn lọc từ đó theo thời gian. Chính lý thuyết này, như đã nói, xuất hiện để giải thích cho sự biến đổi liên tục của các dạng sống qua các giai đoạn thời gian dài. Nhưng có một câu hỏi khác bị che giấu bên dưới của vấn đề này: chính xác thì "tự nhiên" trong "chọn lọc tự nhiên" là thứ gì? Chính xác thì "môi trường" là cái gì mà các loài vật thích nghi được? Chúng ta đưa ra nhiều điều giả định về tự nhiên, về môi trường, và những điều này đóng vai trò quang trọng. Mark Twain đã có một lần phát biểu thế này "Không phải điều chúng ta không biết đã đẩy chúng ta vào trong rắc rối. Mà là những điều chúng ta chắc chắn nhưng lại không đúng như vậy."
Đầu tiên, rất dễ để giả định rằng "tự nhiên" là một cái gì đó bất biến của tự nhiên. Nhưng nó không phải vậy: ít nhất không phải trong bất kỳ ý nghĩa đơn giản nào. Nó bất biến và đồng thời cũng thay đổi. Môi trường tự nhiên tự thân nó có sự biến đổi. Biểu tượng âm dương nổi tiếng của các đạo sĩ đã nắm bắt được điều này một cách tuyệt vời. Sự sống, đối với đạo Lão, thực tế, bao gồm hai thái cực đối lập, thường được biết đến là âm và dương, hoặc nghĩa hẹp hơn là nam và nữ. Tuy nhiên, âm và dương hiểu một cách chính xác thì đó là sự hỗn loạn và trật tự. Biểu tượng của đạo Lão là một vòng xoáy khép kín của hai (con rắn) thái cực này, nối đuôi nhau. Biểu tượng màu đen, là sự hỗn loạn, có một chấm tròn màu trắng (mắt) ở đầu của nó. Biểu tượng màu trắng, là trật tự, có chấm tròn màu đen ở đầu. Là vì hỗn loạn và trật tự có thể hoán đổi lẫn nhau, cũng như nối tiếp nhau một cách không ngừng. Không có thứ gì chắc chắn rằng nó sẽ không thể thay đổi. Ngay cả mặt trời cũng có vòng chu kỳ bất ổn. Và cũng vậy, không có gì là liên tục thay đổi đến mức không thể cố định được. Mỗi một vòng xoay tạo ra một trật tự mới. Mỗi cái chết cũng đồng thời là sự biến hóa.
Hãy thử xem xét tự nhiên như là thứ bất biến hoàn toàn, và nó chỉ ra những lỗi nghiêm trọng mà nó nhận thấy được. "Lựa chọn" tự nhiên. Khái niệm lựa chọn này nằm hoàn toàn bên trong ý tưởng về sự phù hợp. "Sự phù hợp" có nghĩa là đã "được lựa chọn". Sự phù hợp, nói một cách đại khái là khả năng một sinh vật đã cho có thể sản sinh ra thế hệ kế tiếp (sẽ lưu giữ được bộ gen theo thời gian). Do đó, sự "phù hợp" ở đây nghĩa là những đặc tính của sinh vật tương thích với yêu cầu từ phía môi trường sống. Nếu yêu cầu đó là một phạm trù bất biến - nếu tự nhiên là phạm trù bất biến, không thay đổi và bền vững - thì sự tiến hóa là một chuỗi tuyến tính không bao giờ kết thúc của sự cải tiến, và theo thời gian thì sự phù hợp sẽ có nghĩa gần đúng như vậy. Một ý tưởng vẫn còn mạnh mẽ về quá trình tiến hóa xuất hiện từ thời Victoria, với con người ở trên đỉnh, là một kết quả không công bằng trong hình mẫu này của tự nhiên. Nó tạo ra quan niệm sai lầm rằng có một đích đến của chọn lọc tự nhiên (tăng dần sự phù hợp với môi trường), và rằng nó được khái niệm hóa như một đích đến cố định.
Nhưng tự nhiên, tác nhân cho sự chọn lọc, không phải là một cỗ máy lựa chọn bất biến trong bất kỳ ngữ nghĩa đơn giản nào. Tự nhiên khoác lên nó một diện mạo khác nhau theo mỗi giai đoạn của thời gian. Nó thay đổi như một bản nhạc - và điều đó phần nào giải thích vì sao âm nhạc lại tạo ra những ý nghĩa sâu sắc của riêng nó. Khi môi trường hỗ trợ cho một loài thay đổi, các đặc tính mà đã giúp các cá thể của loài đó sống sót và sinh sản thành công cũng phải biến chuyển và thay đổi theo. Do đó, thuyết chọn lọc tự nhiên không phải đặt những loài vật phù hợp hoàn toàn với bản thân nó vào trong khuôn mẫu do thế giới chỉ định. Còn hơn thế, các loài vật đang trong một buổi khiêu vũ với tự nhiên, một buổi khiêu vũ đầy chết chóc. "Trong thế giới của ta," như lời của Hậu Đỏ nói với Alice trong Xứ Sở Thần Tiên, "ngươi phải chạy nhanh nhất có thể để có thể giữ được chỗ đứng của mình." Không một ai đứng yên một chỗ mà có thể đạt được thắng lợi, dù có được tạo ra tốt đến đâu đi nữa.
Tự nhiên không chỉ biến đổi một cách đơn giản. Đôi khi nó thay đổi một cách nhanh chóng, nhưng chúng được lồng vào bên trong những thứ khác thay đổi một cách chậm hơn (âm nhạc cũng thường xuyên theo mô hình này). Lá thì thay đổi nhanh hơn cây, và cây thì thay đổi nhanh hơn một khu rừng. Thời tiết thay đổi nhanh hơn khí hậu. Nếu nó không đi theo hướng này, thì tính bảo lưu của sự tiến hóa sẽ không diễn ra, như hình dáng cơ bản của bàn tay và cánh tay sẽ phải thay đổi nhanh như độ dài của xương cánh tay và chức năng của các ngón tay. Đó là sự hỗn loạn bên trong một sự trật tự, sự trật tự này lại nằm bên trong sự hỗn loạn, rồi chúng lại nằm bên trong một trật tự cao hơn. Trật tự thực tế nhất là trật tự ít có sự thay đổi nhất - và trật tự ấy không nhất thiết là dễ dàng nhìn thấy được. Chiếc lá, khi được nhìn thấy, có thể sẽ che đi cái nhìn đến một cái cây. Một cái cây có thể làm mù đi cái nhìn về khu rừng. Và một vài thứ thực tế nhất (chẳng hạn như là hệ thống phân cấp địa vị hiện tại) hoàn toàn không được "nhìn thấy".
Đó cũng là một sự sai lầm khi khái niệm hóa tự nhiên một cách lãng mạn. Những cư dân trong thành phố giàu có và hiện đại, khi đang bị bao quanh bởi bê tông nung nóng, đã tưởng tượng rằng môi trường như là một cái gì đó giống thuở ban sơ và như thiên đường, kiểu nó phải giống như một bức tranh phong cảnh trường phái ấn tượng của Pháp. Các nhà hoạt động xã hội sinh thái thậm chí còn duy tâm hơn trong quan điểm của họ khi hình dung tự nhiên như một nơi cân bằng một cách hài hòa và hoàn hảo, với sự vắng bóng sự phá hoại và cướp bóc của loài người. Thật không may, "môi trường" ở đây cũng là giun chân voi và giun đũa (đừng có hỏi là gì), bọn muỗi a-nô-phen và bệnh sốt rét, nạn đói do hạn hán, bệnh AIDS và dịch hạch đen. Chúng ta không tưởng tượng về vẻ đẹp ở khía cạnh này của tự nhiên, mặc dù chúng cũng có thực như khía cạnh thiên đường của chúng. Tất nhiên, vì sự tồn tại của những thứ như vậy, cái mà chúng ta cố gắng thay đổi môi trường xung quanh, bảo vệ con cái, xây dựng những thành phố cùng hệ thống giao thông, nuôi trồng thực phẩm và tạo ra năng lượng. Nếu Mẹ Thiên Nhiên không nhất định hủy diệt chúng ta, thì chúng ta sẽ dễ dàng tồn tại trong sự hòa hợp đơn giản với những mệnh lệnh bà.
Và điều này đưa chúng ta đến một khái niệm sai lầm thứ ba: tự nhiên là một cái gì đó tách biệt một cách hoàn toàn với kiến trúc văn hóa đã xuất hiện bên trong nó. Trật tự bên trong sự hỗn loạn và trật tự của Sự Tồn Tại là tất cả những gì càng "tự nhiên" thì càng tồn tại lâu hơn. Điều này là vì "tự nhiên" là "những cái được chọn", và một đặc tính đã tồn lại lâu dài thì càng có nghĩa là nó được lựa chọn và định hình nên sự sống. Không quan trọng đặc tính đó là vật lý và sinh học hay tính văn hóa và xã hội. Tất cả những gì quan trọng,  theo quan điểm học thuyết Darwin là sự tồn tại bền vững, và với hệ thống cấp bậc thống trị, đặc tính văn hóa và xã hội có lẽ đã xuất hiện, tồn tại gần nửa tỷ năm qua. Đó chính là sự tồn tại bền vững. Và nó có thật. Hệ thống cấp bậc thống trị không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng không phải là chủ nghĩa cộng sản. Nó không phải là khu phức hợp về công nghiệp quân sự. Nó cũng không phải là chuyên quyền độc đoán. Nó thậm chí còn không phải là một sự sáng tạo của con người; hoàn toàn không, theo đúng nghĩa. Thay vào đó, nó là một khía cạnh gần như vĩnh viễn của môi trường, và phần lớn những gì chịu trách nhiệm cho những sự biến chuyển liên hồi là kết quả của sự tồn tại gần như bất biến đó. Chúng ta ("chúng ta" theo cái nghĩa cao nhất, là những sinh vật đã tồn tại từ thời ban đầu của sự sống) đã sống trong một hệ thống cấp bậc thống trị trong một thời gian dài. Chúng ta đã vật lộn cho vị trí cấp bậc của mình trước cả khi có da, hoặc tay hoặc phổi hoặc xương. Trong chuyện này có một chút thuộc về tự nhiên hơn là văn hóa. Những hệ thống cấp bậc thống trị tồn tại trước, lâu đời hơn cả cây cối.
Do đó, bộ não của chúng ta bây giờ vẫn có một phần phần đặc tính căn bản cổ xưa ấy để xác định vị trí cấp bậc của mình trong hệ thống phân cấp địa vị. Nó là một hệ thống kiểm soát tổng thể, điều chỉnh các nhận thức, giá trị, cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Nó có tác động một cách mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của Sự Tồn Tại, cả trong nhận thức lẫn vô thức. Đấy là lý do vì sao khi chúng ta bị đánh bại, chúng ta hành động rất giống những con tôm hùm đã thua trong một cuộc chiến. Tư thế của chúng ta khi đó là rũ xuống và nhìn xuống mặt đất. Chúng ta cảm thấy bị đe dọa, tổn thương, lo lắng và nhu nhược. Nếu mọi thứ không được cải thiện, chúng ta sẽ trở nên suy yếu kinh niên. Trong điều kiện như vậy, chúng ta không thể đưa ra dạng đấu tranh nào mà cuộc sống yêu cầu, và chúng ta dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt có lớp vỏ cứng cáp hơn. Và đó không chỉ là sự tương đồng về hành vi hay trải nghiệm mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Phần lớn các hóa học thần kinh cũng giống như vậy.
Hãy xem xét serotonin, hóa chất chi phối tư thế và chạy trốn trong con tôm hùm. Những con tôm ở địa vị thấp sẽ sản xuất tương đối thấp lượng serotonin. Điều này cũng đúng với con người có vị trí tương tự (và mức độ thấp đó sẽ giảm nhiều hơn sau mỗi lần thất bại). Lượng serotonin thấp đồng nghĩa với việc giảm sút sự tự tin. Lượng serotonin cũng đồng nghĩa với việc nhạy cảm hơn với áp lực và sự chuẩn bị về thể chất sẽ tốn kém hơn trong các trường hợp khẩn cấp, thứ có thể bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở dưới đáy của hệ thống phân cấp địa vị (và hiếm khi có gì đó tốt đẹp). Lượng serotonin thấp có nghĩa là ít hạnh phúc hơn, nhiều đau đớn và lo lắng, nhiều bệnh tật hơn và tuổi thọ thường ngắn hơn giữa loài người cũng như giữa các loài giáp xác. Những vị trí cao hơn trong hệ thống cấp bậc thống trị, với đặc tính tiêu biểu của mức độ serotonin cao hơn, là những những cá thể ít bệnh tật, ít khổ cực và giảm bớt chết chóc, và cả các yếu tố như thu nhập tuyệt đối hay số lượng thức ăn lượm nhặt được cũng sẽ ổn định hơn. Tầm quan trọng của việc này thực sự khó để cho là nói quá lên.
Trên đỉnh và dưới đáy
Có một bộ xử lý nguyên thủy đặc biệt nằm sâu thẳm bên trong bạn, ở chính cái nền tảng của bộ não, ở tầng thấp hơn nhiều so với suy nghĩ và cảm xúc. Nó biết được vị trí chính xác của bạn trong xã hội dựa trên thang điểm từ một đến mười để đánh giá. Nếu bạn là số một, cấp địa vị cao nhất, bạn có sự thành công rực rỡ. Nếu bạn là đàn ông, bạn có được sự ưu tiên đến những nơi tốt nhất để sinh sống và có những nguồn thực phẩm chất lượng nhất. Mọi người sẽ tranh đua nhau để được bạn chú ý đến. Bạn sẽ có vô vàng các cơ hội cho việc gặp gỡ lãng mạn và tình dục. Bạn là một con tôm hùm thành công, và những con cái đáng khao khát nhất sẽ xếp hàng và tranh giành sự chú ý từ bạn.
Nếu bạn là nữ, bạn có thể tiếp cận với nhiều đối tác phẩm chất tốt: cao ráo, khỏe mạnh và cân đối; sáng tạo, đáng tin cậy, chân thật và hào phóng. Và giống như đối tác nam ở cùng địa vị, bạn cũng cần cạnh tranh một cách dữ dội, thậm chí là không thương tiếc, để duy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trong hệ thống phân cấp lựa chọn đối tác ở giới nữ. Để cạnh tranh, bạn ít khi sử dụng sự gây hấn về thể chất, nhưng có nhiều những thủ thuật và chiến lược bằng lời lẽ để đạt được mục đích của mình, bao gồm cả việc chê bai đối thủ, và bạn có thể trở thành chuyên gia trong việc sử dụng chúng.
Ở phía ngược lại, nếu bạn ở một thang điểm xa hơn, kể cả bạn là đàn ông hay phụ nữ, bạn không có nơi nào để sống (hoặc nơi để sống tốt). Thực phẩm của bạn vẫn rất tệ ngay cả khi bạn có đủ thức ăn. Bạn có một cơ thể  yếu ớt, tinh thần suy nhược. Bạn chả tìm được cái mối quan hệ lãng mạn tối thiểu nào, trừ khi có ai đó cũng đang tuyệt vọng giống như bạn. Bạn dễ bị ốm đau hơn, nhanh già và chết trẻ với một vài người (nếu có) sẽ khóc thương cho bạn. Ngay cả tiền bạc tự nó cũng là một vấn đề đối với bạn. Bạn không biết làm thế nào để sử dụng chúng, bởi vì thật khó để dùng tiền một cách chi li và đúng cách nếu bạn không quen thuộc với nó. Tiền sẽ làm bạn phải chịu những cám dỗ nguy hiểm từ ma túy và rượu, là điều mà sẽ xảy đến với khả năng cao nếu bạn thiếu thốn những niềm vui trong một thời gian dài. Tiền cũng có thể làm bạn trở thành mục tiêu cho những kẻ săn mồi và những kẻ thái nhân cách, chúng là kẻ phát đạt nhờ việc lợi dụng, bóc lột những người đang tồn tại ở nấc thang thấp hơn của xã hội như bạn. Dưới đáy của hệ thống phân cấp địa vị rất là tồi tệ, một nơi nguy hiểm để có thể sống.
Một phần nguyên thủy trong bộ não của bạn được chuyên môn hóa cho việc đánh giá địa vị sẽ quan sát xem bạn được những người khác đối xử ra sao. Dựa trên những dấu hiệu đó, nó sẽ đưa ra sự xác định cho giá trị của bạn và tạo cho bạn một vị thế. Nếu bạn bị phán xét bởi những người ngang hàng rằng bạn ít có giá trị thì lượng serotonin sẽ bị giảm sút đi. Điều đó làm bạn chịu tác động nhiều hơn về mặt thể chất lẫn tinh thần với bất kỳ hoàn cảnh hay tình huống nào có tạo ra cảm xúc, đặc biệt nếu cảm xúc đó là tiêu cực. Bạn cần khả năng phản ứng đó. Bởi vì tình trạng khẩn cấp luôn là thứ phổ biến cần thiết ở các cấp địa vị thấp, là cách mà bạn phải luôn sẵn sàng để có thể sống sót.
Thật không may thay, những phản ứng bị phóng đại, những cảnh báo được duy trì liên tục đó sẽ đốt cháy rất nhiều năng lượng và tài nguyên của cơ thể. Những phản ứng này thực ra được mọi người gọi là sự căng thẳng (stress), và nó không chỉ hoặc thậm chí chủ yếu là về tâm lý. Mà nó còn là một sự phản ánh những ràng buộc thật sự từ những tình huống không mong đợi. Khi sống ở vị thế thấp, bộ não nguyên thủy sẽ giả định rằng đối với ngay cả những trở ngại bất ngờ nhỏ nhất cũng có thể tạo ra một chuỗi những sự kiện tiêu cực không thể kiểm soát được, những thứ mà sẽ buộc phải xử lý một mình, vì những người bạn hữu sẽ thực sự hiếm khi sống ở ngoài rìa của xã hội. Do đó, bạn sẽ phải liên tục tiêu tốn nhiều thứ - mà đáng lẽ bạn cần dự trữ cho tương lai - vào sự chuẩn bị sẵn sàng để trở nên hoảng loạn bất cứ lúc nào trong hiện tại. Khi bạn không biết cần phải làm gì, bạn sẽ buộc phải chuẩn bị để làm bất cứ thứ gì và mọi thứ trong trường hợp mọi thứ trở nên cấp thiết. Giống như là bạn đang ngồi trên xe của mình với cả hai chân ga và thắng đều bị ghì chặt xuống sàn. Quá nhiều cái như vậy và mọi thứ đều đổ xuống. Cái sự phản kháng nguyên thủy này thậm chí còn tắt luôn cả hệ thống miễn dịch của bạn, xài cạn cả nguồn tài nguyên và năng lượng cho mấy cơn khủng hoảng ở hiện tại, mà đáng lẽ ra phải dự trữ để đảm bảo sức khỏe trong tương lai. Nó sẽ khiến bạn như một kẻ bốc đồng, và bạn sẽ nhảy nhót liên tục, ví dụ như nhảy vào bất kỳ cơ hội giao phối ngắn hạn nào, hoặc bất kỳ khả năng nào tạo ra sự khoái lạc, bất kể phải trả cho cái giá, sự ô nhục hay tính bất hợp pháp. Khi nó bộc lộ ra, nó sẽ khiến bạn bất kể sống chết, một cách cẩu thả, để được một cơ hội hiếm hoi trong sự khoái lạc. Các yêu cầu về thể chất của tình trạng khẩn cấp sẽ làm bạn suy sụp về mọi mặt.
Ở một chiều hướng khác, nếu bạn có một vị thế cao, với một cái đầu lạnh lùng, cơ chế cổ xưa này sẽ đánh giá vị thế của bạn là chắc chắn, an toàn và có triển vọng, và còn được sự hỗ trợ tốt phía xã hội. Nó đánh giá rằng cơ hội để một cái gì đó gây hại đến bạn là thấp và có thể loại trừ đi một cách an toàn. Sự thay đổi có thể là một cơ hội thay vì là một thảm họa. Lượng serotonin dồi dào. Điều này sẽ làm cho bạn tự tin và bình tĩnh, đứng cao và thẳng, và ít phải cảnh giác hơn. Bởi vị vị thế của bạn được đảm bảo, tương lai có lẽ sẽ tốt đẹp đối với bạn. Điều đó sẽ đáng để bỏ công suy nghĩ trong dài hạn và kế hoạch cho một ngày mai tốt hơn. Bạn không cần phải hành động một cách bộp chộp với những thứ xuất hiện trên đường đi của mình, bởi vì thực tế bạn có thể chắc rằng những thứ tốt đẹp sẽ vẫn có sẵn. Bạn có thể trì hoãn sự hài lòng, mà không phải mất nó vĩnh viễn. Bạn có thể đủ khả năng để trở thành một công dân đáng tin cậy và chu đáo.
Sự trục trặc
Tuy nhiên, đôi khi cơ chế điều khiển ấy có thể trở nên sai sót. Những thói quen thất thường của việc ăn uống và ngủ nghỉ có thể làm rối loạn chức năng của nó. Sự thiếu ổn định có thể đẩy nó vào một vòng lặp. Toàn bộ cơ thể, bao gồm nhiều phần, cần vận hành như một dàn nhạc được luyện tập tốt. Mỗi phần hệ thống phải thực hiện một cách chính xác vai trò riêng của nó, và một cách chính xác theo từng thời điểm, còn không thì sự ồn ào và hỗn loạn sẽ xảy ra. Đó là lý do vì sao thói quen mỗi ngày là rất cần thiết. Các hoạt động của cuộc sống mà chúng ta lặp lại mỗi ngày cần phải được tự động hóa. Chúng phải được biến thành những thói quen ổn định và chắc chắn, từ đó sẽ làm chúng đỡ phức tạp, và trở nên đơn giản và dễ đoán biết. Điều này có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng nhất ở những đứa trẻ nhỏ, chúng sẽ phấn khởi, vui vẻ và cười đùa khi được ăn uống và ngủ nghỉ với một thời gian biểu ổn định. Còn nếu không, chúng sẽ trở nên khó chịu, nhõng nhẽo và cáu gắt.
Chính vì những lý do như vậy nên tôi luôn hỏi những khách hàng lâm sàng của tôi đầu tiên là về giấc ngủ. Liệu vào buổi sáng họ có thức dậy ở những khoảng thời gian mà mọi người thường hay thức dậy không, và có cùng vào một thời điểm như vậy mỗi ngày không? Nếu câu trả lời là không, điều tôi khuyên đầu tiên là họ nên sửa nó. Không quan trọng lắm nếu họ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, nhưng việc thức dậy vào một thời điểm nhất định là một điều cần thiết. Lo lắng và trầm cảm không dễ dàng được điều trị nếu người mắc bệnh có những thói quen hàng ngày không thể đoán trước được. Những hệ thống điều chỉnh cảm xúc tiêu cực được gắn chặt với nhịp sinh học theo chu kỳ thích hợp.
Điều tiếp theo mà tôi sẽ hỏi là về bữa ăn sáng. Tôi khuyên những khách hàng của mình ăn một bữa sáng nhiều đạm và chất béo sớm nhất có thể ngay sau khi họ thức dậy (không đường bột, vì chúng được tiêu hóa quá nhanh, tạo ra sự tăng đột biến lượng đường huyết và tụt xuống nhanh sau đó). Điều này là vì những người lo âu và phiền muộn đã bị căng thẳng sẵn rồi, đặc biệt là nếu cuộc sống của họ không được kiểm soát tốt trong một khoảng thời gian. Cơ thể của họ vì thế mà trở nên nhạy cảm với việc sản sinh insulin nếu họ tham gia vào bất kỳ hoạt động phức tạp và khắt khe nào. Và nếu họ làm vậy, sau một đêm dài không ăn uống và trước bữa sáng, lượng insulin vượt mức trong máu sẽ nhanh chóng vét cạn lượng đường huyết. Sau đó họ sẽ bị hạ đường huyết và tâm sinh lý sẽ trở nên bất ổn. Kéo dài cả ngày như vậy. Và hệ thống của họ không thể thiết lập lại được cho đến khi có được một giấc ngủ dài hơn. Tôi đã có rất nhiều những khách hàng từ mức lo âu được giảm xuống mức cận lâm sàng chỉ đơn thuần là nhờ vào việc họ bắt đầu ngủ theo lịch trình định sẵn và ăn sáng.
Những thói quen xấu khác cũng có thể ảnh hưởng tới độ chính xác bộ điều khiển kia. Đôi khi điều này xảy ra một cách trực tiếp vì những nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết về cơ thể sinh học, và đôi khi nó xảy ra là vì những thói quen đó khơi mào cho một vòng lặp cộng hưởng phức tạp. Một vòng lặp cộng hưởng gồm có một máy dò đầu vào, một bộ khuếch đại, và một vài mẫu của đầu vào. Hãy tưởng tượng một tính hiệu được chọn bởi máy dò đầu vào, sau đó được khuếch đại, và rồi được phát ra ở dạng khuếch đại. Càng lớp càng tốt. Vấn đề bắt đầu xảy ra khi bộ dò đầu vào thu được từ kết quả đầu ra, xong rồi cho khuếch đại và phát ra một lần nữa. Một vài vòng tăng lên như vậy và mọi thứ sẽ trở nên nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát.
Đa số mọi người đều đã từng phải chịu tiếng dội như vậy từ loa của một buổi biểu diễn âm nhạc, khi hệ thống âm rít lên đinh tai nhức óc. Chiếc micrô gửi những tín hiệu âm thanh đến những cái loa, những cái loa phát ra tín hiệu đó. Tín hiệu đó lại có thể lại lọt vào micrô và lại gửi đến hệ thống một lần nữa nếu nó quá lớn hoặc khi micrô quá gần với loa. Âm thanh nhanh chóng được khuếch đại đến mức không thể chịu nổi, đến mức đủ khả năng làm hỏng cả bộ loa nếu nó cứ tiếp tục như vậy.
Một vòng hủy hoại tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống của con người. Khi nó xảy ra, phần lớn số lần chúng ta sẽ xem nó là bệnh tâm thần, mặc dù nó không chỉ hoặc thậm chí hoàn toàn xảy ra xảy ra bên trong tinh thần của con người. Việc nghiện rượu hay các loại thuốc (làm thay đổi tâm trạng) cũng là một quá trình của vòng lặp cộng hưởng khá phổ biến phổ biến. Hãy tưởng tượng về một anh chàng thích rượu, có lẽ hơi quá. Anh ta có một bữa uống ba bốn chai gì đó. Nồng độ cồn trong máu anh ta tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể là một điều vui vẻ cực kỳ, đặc biệt là đối với ai có yếu tố di truyền về chứng nghiện rượu. Nhưng nó chỉ xảy ra khi nồng độ cồn đang tăng cao, và điều này chỉ tiếp tục diễn ra khi người đó tiếp tục uống thêm. Khi anh ta dừng việc uống lại, không chỉ lượng cồn trong máu chững lại và sau đó bắt đầu giảm xuống, mà còn có hiện tượng cơ thể anh ta bắt đầu sản xuất ra hàng loạt độc tố toxin, vì nó phải xử lý mớ ethanol vừa mới được uống vào. Anh ta cũng bắt đầu trải qua quá trình cai rượu, vì các hệ thống của sự lo lắng đã bị chặn trong suốt quá trình say xỉn nay bắt đầu phản ứng trở lại. Một dư vị khó chịu xảy ra chính là quá trình cai rượu (thứ mà khá thường xuyên giết chết những người đang cai rượu), và tất cả chúng bắt đầu quá nhanh ngay sau khi việc uống rượu dừng lại. Nên để tiếp tục cảm giác vui vẻ, và ngăn chặn cái kết quả khó chịu đó, thì anh ta có lẽ chỉ cần uống thêm thôi, cho đến khi tất cả số lượng rượu trong nhà anh ta được tiêu thụ hết, các quầy rượu đóng cửa và tiền của anh ta tiêu hết.
Ngày hôm sau, khi anh ta thức dậy với một cơn nôn nao khó chịu. Điều này chỉ là sự không may thôi. Vấn đề thật sự là khi anh ta nhận ra rằng cơn nôn nao đó có thể được "dập tắt" với một vài loại đồ uống sau buổi sáng. Một cách chữa trị như vậy tất nhiên là chỉ tạm thời thôi. Nó chỉ đẩy các triệu chứng cai rượu kia vào một tương lai xa hơn chút thôi. Nhưng đó có thể là thứ buộc phải làm, trong ngắn hạn, nếu cơn khó chịu kia trở nên đủ nguy cấp. Dd đó, bây giờ anh ta đã học được cách uống rượu để dập tắt cơn nôn nao trong người. Khi thuốc điều trị cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh nghĩa là một vòng lặp cộng hưởng đã được thiết lập. Chứng nghiện rượu có thể xuất hiện nhanh chóng dưới những điều kiện như vậy.
Có một vài điều tương tự cũng thường xảy ra với những người bị chứng rối loạn lo âu, ví dụ như chứng sợ khoảng trống (Agoraphobia). Một người với chứng sợ khoảng trống có thể bị chìm sâu vào trong nỗi sợ rằng họ sẽ không còn có thể rời khỏi nhà được nữa. Đây là một hệ quả của vòng lặp cộng hưởng. Sự kiện đầu tiên gây ra sự rối loạn thường là một cơn hoảng loạn. Người chịu đựng thường là nhóm phụ nữ ở tuổi trung niên, là những người đã quá phụ thuộc vào những người khác. Có lẽ cô ấy đã ngay lập tức mang sự phụ thuộc quá mức của mình đã có với người cha sang một mối quan hệ  khi nó mới hình thành giữa cô với một người lớn tuổi hơn hoặc những người bạn trai hay chồng tương đối vững chãi của mình, chỉ có một chút ít hoặc không có khoảng trống nào ở giữa để dành cho sự độc lập xuất hiện.
Trong vài tuần dẫn đến sự xuất hiện của chứng sợ khoảng rộng ở cô ấy, người phụ nữ phải trải qua một vài điều bất ngờ và bất thường đặc trưng nào đó. Nó có thể là một vài điều về tâm sinh lý, như là tim đập nhanh, là trường hợp phổ biến, và cũng có thể là sự gia tăng của quá trình tiền mãn kinh, khi mà các quá trình nội tiết điều chỉnh các trải nghiệm tâm sinh lý ở phụ nữ bị bị dao động một cách không thể đoán biết được. Bất kỳ sự thay đổi nào có thể nhận biết được về nhịp tim cũng có thể dấy lên việc suy nghĩ về cơn đau tim và nỗi sự bị phơi bày quá công khai và việc phơi bày nỗi xấu hổ về sự đau buồn và sự đau đớn của một cơn nhồi máu cơ tim (cái chết và sự nhục nhã với xã hội là hai thứ cơ bản nhất tạo nên những nỗi sợ). Hoặc là, những biến cố bất ngờ có thể là sự xung đột cãi vã trong cuộc hôn nhân đau khổ, hoặc sự đau ốm hay cái chết của của người chồng. Đó cũng có thể là việc một người bạn thân phải ly dị hoặc nhập viện. Một số sự kiện thực tế thường giảm sự gia tăng ban đầu trong nỗi sợ về cái chết và phán xét xã hội.
Giả sử sau cú sốc, người phụ nữ có tiềm năng bị chứng sợ khoảng rộng kia rời nhà và trên đường đi dạo đến cửa hàng mua sắm. Ở đó rất là đông đúc và khó để đỗ xe. Điều này càng khiến cô ấy căng thẳng nhiều hơn nữa. Những ý nghĩ về sự tổn thương đang chiếm giữ tâm trí của cô kể từ khi những trải nghiệm khó chịu gần đây bắt đầu nổi lên trên bề mặt. Chúng kích hoạt sự lo lắng. Nhịp tim của cô tăng lên. Cô ấy bắt đầu thở ngắn và gấp. Cô ấy cảm thấy tim mình đập thình thịch và bắt đầu tự hỏi liệu mình có đang bị lên cơn đau tim hay không. Cái ý nghĩ này lại càng kích hoạt nỗi lo lắng nhiều hơn. Cô ấy lại càng thở ngắn, làm tăng lượng khí CO2 trong máu. Nhịp tim của cô ấy lại tăng cao vì có thêm nỗi sợ khác thêm vào. Cô ấy càng nhận thấy điều đó, nhịp tim của cô ấy càng tăng lên nữa.
Sự cố xảy ra! vòng lặp cộng hưởng. Chẳng mấy chốc, sự lo lắng trở thành cơn hoảng loạn, được điều khiển bởi một bộ phận khác của não, được thiết lập cho các mối đe dọa nghiêm trọng nhất, có thể bị kích hoạt khi có quá nhiều nỗi sợ. Cô ấy bị nhấn chìm vào trong triệu chứng của mình, và đi đến phòng cấp cứu, nơi mà sau đó sẽ phải lo lắng chờ đợi để chức năng của tim được kiểm tra. Không có gì sai cả. Nhưng cô ấy không chắc chắn về điều đó.
Phải mất một vòng lặp thêm nữa để biến cái trải nghiệm khó chịu này thành chứng sợ khoảng rộng thật sự. Trong lần tới khi cô ấy cần đi trung tâm mua sắm, với tiền sử như vậy sẽ kích hoạt sự lo lắng, làm nhớ lại chuyện gì đã xảy ra ở lần trước. Nhưng cô ấy vẫn đi. Trên đường đi, cô có thể cảm thấy tim đập thình thịch. Điều đó kích hoạt một vòng chu kỳ lo lắng và bận tâm mới. Để thoát khỏi sự hoảng sợ, cô ấy tránh sự căng thẳng nơi trung tâm mua sắm và quay trở về nhà. Nhưng bây giờ những hệ thống về mối lo âu bên trong bộ não của cô ấy ghi chú rằng cô ấy chạy khỏi trung tâm mua sắm, và kết luận rằng hành trình đó thực sự đầy nguy hiểm. Những hệ thống lo âu của chúng ta tất thực tế. Chúng nhận định rằng mọi thứ mà bạn chạy khỏi đều là những thứ nguy hiểm. Và tất nhiên, bằng chứng cho kết luận đó là bạn đã thực sự bỏ chạy như vậy.
Và bây giờ, trung tâm mua sắm bị dán nhãn "quá nguy hiểm để đến gần" (hoặc người vừa bị chứng sợ khoảng rộng tự dán nhãn chính mình "quá mỏng manh để đến trung tâm mua sắm"). Có lẽ những điều đang nói chưa đi đủ xa để trở thành rắc rối thực sự của cô ấy. Còn có những nơi khác để mua sắm mà. Nhưng có lẽ những siêu thị gần nhà cũng gần giống với một trung tâm mua sắm, vừa đủ để kích hoạt một phản ứng tương tự, khi cô ấy đến đó và rồi nó buộc cô phải quay trở về. Và bây giờ, các siêu thị cũng được liệt vào danh sách cùng loại quá nguy hiểm đến đến gần. Và rồi đến các góc cửa hàng. Sau đó là xe buýt, taxi và cả các trạm tàu điện ngầm. Và chẳng bao lâu sau, danh sách đó sẽ là tất cả mọi nơi. Chứng sợ khoảng rộng sẽ xảy đến cả với trường hợp cô ấy sợ chính ngôi nhà của mình, và cô sẽ muốn chạy khỏi đó nếu có thể. Nhưng cô ấy không thể. Và rồi cô ấy bị mắc kẹt ở chính ngôi nhà của mình. Phản ứng trốn tránh nỗi lo sợ càng khiến mọi thứ trở nên đáng lo sợ lơn nữa. Trốn tránh nỗi sợ khiến cho bản thân trở nên nhỏ bé và cái thế giới ngày-càng-nguy-hiểm-hơn kia trở nên rộng lớn hơn.
Có rất nhiều các hệ thống trong sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bộ não, cơ thể và thế giới xã hội có thể là nguyên nhân dẫn đến vòng lặp cộng hưởng. Ví dụ như những người buồn phiền có thể bắt đầu cảm thấy vô dụng và mệt mỏi cũng như là sầu khổ và đau buồn. Điều này có thể khiến họ rút ra khỏi sự kết nối với gia đình và bạn bè. Và sự ngắt liên lạc đó sẽ khiến họ cô độc và cô lập hơn nữa, và nhiều khả năng sẽ thấy vô dụng và mệt mỏi hơn nữa. Và từ đó họ càng lảng tránh xa hơn. Và theo cách này, sự trầm cảm rơi vào một vòng xoắn ốc khuếch đại.
Nếu có một ai đó bị tổn thương nặng nề vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, hệ thống địa vị cổ xưa có thể sẽ biến đổi sang kiểu sẽ nhận được nhiều tổn thương hơn là sẽ giảm thiểu việc đó. Điều này thường xảy ra trong trường hợp của những người lớn bây giờ, những người mà bị bắt nạt tàn nhẫn trong thời thơ ấu hoặc thời niên thiếu. Họ trở nên lo lắng và dễ dàng bị khuất phục. Họ che chắn bản thân bằng một cái sự lùn cúi phòng thủ, và tránh việc giao tiếp trực tiếp bằng mắt nhất có thể, vì hành động đó được hiểu là một hành vi thách thức thống trị.
Điều này có nghĩa là những thương tổn do sự bắt nạt (hạ thấp vị thế và sự tự tin) có thể tiếp tục diễn ra. Ngay cả khi sự bắt nạt kia đã kết thúc. Trong những trường hợp đơn giản nhất, những người thấp kém trước đây đã trưởng thành và chuyển đến một nơi mới và thành công hơn cho cuộc sống của họ. Nhưng họ không hề nhận thấy một cách đầy đủ. Rằng sự thích nghi tâm lý hiện tại vẫn còn sót lại về những điều ở thực tại trước đó, và họ bất ổn và căng thẳng nhiều hơn mức cần thiết. Trong những trường hợp phức tạp hơn, một thói quen ngầm định về sự yếu thế làm cho người đó càng trở nên căng thẳng và bất ổn hơn mức cần thiết, và tư thế dễ bị khuất phục của họ hiện diện một cách thường xuyên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý tiêu cực thực sự từ một hoặc một vài kẻ bắt nạt vẫn còn tồn tại trong thế giới người trưởng thành. Trong những tình huống như vậy, hậu quả từ tâm lý vì đã bị bắt nạt từ thời trước sẽ làm gia tăng khả năng của việc tiếp tục bị bắt nạt trong hiện tại (mặc dù, nói đúng ra, sẽ không phải chịu đựng việc đó, bởi vì người cũng đã lớn, nơi ở cũng đã thay đổi, đã được tiếp tục việc học, hoặc được cải thiện trong các mục tiêu địa vị).
Vực dậy
Nhiều khi những người bị bắt nạt bởi vì họ không thể đánh trả lại được. Điều này có thể xảy ra với những người yếu hơn về mặt thể chất so với đối phương. Đây là một trong hầu hết các nguyên nhân thường thấy trong việc trải qua sự bắt nạt ở trẻ em. Ngay cả những đứa trẻ sáu tuổi khỏe mạnh thì cũng không thể chống lại những đứa chín tuổi được. Tuy nhiên, rất nhiều sự chênh lệch về sức mạnh kia đã không còn ở tuổi trưởng thành nữa, cùng với đó là sự ổn định vững vàng và sự cân xứng về kích cỡ cơ thể (ngoài trừ giữa nam và nữ, nam thường có thể chất lớn hơn và khỏe hơn, đặc biệt là về kích thước cơ thể) và cũng như các hình phạt nói chung được tăng lên với người trưởng thành nếu cứ tiếp tục việc đe dọa về thể chất.
Nhưng cứ như thường lệ, người ta bị bắt nạt bởi vì họ sẽ không đánh trả. Điều này hiếm khi không xảy ra với những người có tính khí trắc ẩn và hy sinh, đặc biệt là nếu họ cũng có cảm xúc tiêu cực ở mức cao, và tạo ra rất nhiều biểu hiện đau khổ khi bị những kẻ khác đối xử tàn ác với mình (ví dụ như những đứa trẻ khóc nhiều thường dễ bị bắt nạt hơn). Điều này cũng thường xảy ra với những người đã nhận định rằng tất cả những hành động gây hấn đều là sai trái về mặt đạo đức, bao gồm cả cảm giác tức giận, dù theo cách này hay cách khác. Tôi cũng đã thấy điều này ở những người có tính nhạy cảm quá cao hoặc người mà ít khi bạo ngược và tính tranh đấu trong họ quá hạn chế cũng sẽ tạo ra những điều tương tự như vậy. Thường thì họ là những người đã sống với người cha dễ nóng giận và hay kiểm soát. Tuy nhiên, các tác động tâm lý không bao giờ là một chiều trong mức độ của nó, cái đáng sợ tiềm tàng của sự tức giận và gây hấn là tạo ra sự tàn ác và tình trạng hỗn loạn sẽ được cân bằng bởi các hành động nguyên thủy cơ bản như đẩy lùi sự áp bức, nói lên sự thật, và thúc đẩy những bước tiến cương quyết trong thời điểm của sự xung đột, bất ổn và nguy hiểm đang diễn ra.
Với những tiềm năng cho sự gây hấn trong một bộ quần áo đạo đức quá chật hẹp, những người này chỉ hoặc đơn thuần là trắc ẩn và hy sinh bản thân (và ngây thơ và dễ bị lợi dụng) không thể tự tạo ra một sự tức giận chính đáng và trực diện một cách cần thiết để tự bảo vệ chính mình. Nếu cần, bạn có thể đánh nhau, nhưng bạn thường không phải làm vậy. Khi có được sự khéo léo, khả năng để đáp trả cho sự gây hấn và bạo lực sẽ giảm đi sẽ thực sự cần thiết hơn là làm tăng xác suất xảy ra sự xung đột. Nếu bạn nói không, ngay từ đầu trong cái vòng lặp của sự áp bức, và bạn sẽ có nghĩa là những gì bạn nói (có nghĩa là bạn đưa ra sự từ chối bằng những lời lẽ rõ ràng và đứng ở phía sau nó) thì phạm vi của việc áp bức từ những kẻ gây ra sự áp bức đó bị chặn đứng và sẽ được đặt vào trong một giới hạn. Các thế lực của sự bạo ngược sẽ mở rộng một cách vô tận để lấp đầy không gian cho sự tồn tại của chúng. Những người không tập hợp được những phản ứng để tự vệ cho lãnh địa một cách thích hợp sẽ phải chịu sự bóc lột nhiều tương tự với những người thực sự không thể đứng lên cho quyền lợi của mình do bản chất ở bất lực hoặc ở sự mất cân bằng về quyền lực.
Những người ngây thơ, vô hại thường định hướng các suy nghĩ và hành động của họ theo một vài tiền đề đơn giản như thế này: mọi người về cơ bản là tốt; không ai thực sự muốn gây phương hại đến người khác; việc đe dọa (và sử dụng) bạo lực, thể chất hoặc gì đó khác đều là sai trái. Những tiền đề này bị sụp đổ hoặc trở nên tồi tệ hơn khi có sự hiện diện của những cá nhân thực sự độc ác. Tồi tệ hơn ở đây có nghĩa là những niềm tin thật thà ấy có thể trở thành như một lời gọi mời cho kẻ lạm dụng, bởi vì những kẻ có ý định hại người sẽ chuyên đi tìm kiếm những con mồi có những suy nghĩ ngây thơ như vậy. Trong những trường hợp đó, những tiền đề kia cần phải được điều chỉnh lại. Trong phòng khám lâm sàng, tôi thường phải làm khách hàng của mình thức tỉnh khi họ nghĩ rằng những người tốt sẽ không bao giờ nổi giận với thực tại đầy uất ức của họ.
Chẳng có ai muốn bị áp lực từ xung quanh, nhưng mọi người thường phải chịu đựng điều đó trong thời gian khá dài. Vậy nên, điều tôi làm là khiến họ bộc lộ ra sự phẫn uất của mình, đầu tiên, là sự tức giận, và sau đó là những biểu lộ, là những điều gì đó cần được nói ra nếu không làm được (không phải ít nhất là vì điều đó thực sự cần phải làm). Rồi tôi sẽ chỉ cho họ nhìn thấy rằng hành động đó là một phần bắt buộc để ngăn chặn hành động bạo ngược gây hại đến họ - ở cả cấp độ xã hội cũng nhiều như ở cấp độ cá nhân. Nhiều những kẻ chuyên quyền độc đoán trong các bộ máy quan liêu thường tạo ra những luật lệ và thủ tục chỉ đơn giản là vì muốn thể hiện và nắm lấy quyền lực. Những người như thế sẽ tạo ra những dòng oán giận mạnh mẽ chảy ngầm xung quanh, và nếu chúng được biểu lộ ra, sẽ làm hạn chế được những áp lực về tâm lý. Làm theo cách này cũng chính là sự sẵn lòng của mỗi cá nhân để đứng lên vì chính mình và bảo vệ mọi người khỏi sự mục nát của xã hội.
Khi những người ngây thơ nhận ra rằng bản thân họ cũng tồn khả năng của sự giận dữ, họ cảm thấy sốc vì điều đó, đôi khi khá là mãnh liệt. Một ví dụ sâu sắc cho trường hợp này có thể tìm thấy trong sự nhạy cảm của những người lính mới, khi việc này dẫn đến rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, điều này thường xảy ra là vì những điều họ nhận thấy chính mình đang làm hơn là vì những điều gì đó đã xảy đến với họ. Trong những điều kiện chiến trường khắc nghiệt, họ phản ứng giống như họ đã thực sự trở thành những con quái vật, và chính sự biểu hiện đó đã phá vỡ đi thế giới của họ. Và không có gì ngạc nhiên. Có lẽ họ cho rằng tất cả kẻ đã gây ra những điều tồi tệ trong lịch sử là những người hoàn toàn không giống với họ. Có lẽ họ chưa bao giờ nhìn thấy rằng bên trong chính mình cũng có khả năng áp bức và bắt nạt (và có lẽ cũng không phải khả năng cho sự quyết đoán và thành công của họ). Tôi đã có những khách hàng đã chịu sự kinh hãi trong nhiều năm theo đúng nghĩa đen của những cơn co giật kích động hằng ngày bởi vẻ bề ngoài xấu xa trên khuôn mặt của những kẻ đã tấn công họ. Những cá nhân như vậy thường đến từ những gia đình có sự bảo bọc quá mức, nơi mà những thứ khủng khiếp không được phép tồn tại, và mọi thứ phải đều tuyệt diệu như chốn thần tiên (hoặc những thứ khác giống vậy).
Khi việc đánh thức xảy ra, một khi những người ngây thơ nhận ra trong họ có hạt giống của cái ác và sự kỳ dị, và họ nhận thấy chính mình cũng nguy hiểm (ít nhất là cũng có khả năng gây nguy hiểm) thì nỗi sợ của họ sẽ được giảm đi. Từ đó lòng tự tôn của họ phát triển nhiều thêm. Về sau, có lẽ, họ bắt đầu chống lại được sự áp bức. Họ thấy rằng họ có khả năng chống trả, bởi vì họ cũng là những kẻ ghê gớm. Họ thấy rằng họ có thể và cần phải đứng lên, bởi vì họ bắt đầu hiểu rằng những kẻ khổng lồ thực sự họ sẽ trở thành là như thế nào, mặc khác, việc nuôi dưỡng sự phẫn uất của họ, có thể là sự biến đổi chúng thành những ước muốn tiêu cực nhất. Nói lại một lần nữa: Có sự khác nhau rất nhỏ giữa khả năng của việc gây phương hại - phá hủy, và sức mạnh của tính cách. Đây là một trong những bài học khó nhất của cuộc sống.
Có thể bạn là một kẻ thất bại. Và cũng có thể không - nhưng nếu là như vậy, thì bạn cũng không cần phải tiếp tục sống trong tình trạng đó. Có lẽ đó chỉ là do bạn có một thói quen xấu. Có lẽ bạn chỉ là một tập hợp của những thói quen xấu. Dù sao thì, ngay cả khi nếu bạn từng đi đứng với cái điệu bộ xấu xí một cách thành thật của mình, ngay cả khi bạn từng không được yêu thích hoặc từng bị bắt nạt ở nhà hay ở lớp học - thì những điều đó chẳng can hệ gì với hiện tại. Hoàn cảnh thay đổi. Nếu bạn luồn cúi xung quanh, với cùng những đặc tính của một con tôm hùm đã bị đánh bại, người ta sẽ gán cho bạn một trạng thái thấp kém, và phần bộ não cổ xưa của bạn sẽ gắn bạn vào một con số ở vị thế thấp. Rồi sau đó chính bộ não đó của bạn sẽ không sản xuất đủ nhiều serotonin. Điều này sẽ càng khiến bạn ít hạnh phúc, nhiều những lo âu và buồn bã, và có nhiều khả năng khiến bạn chùn bước khi bạn có ý định vực dậy chính mình. Nó cũng đồng thời giảm đi khả năng việc bạn được sống ở khu vực tốt, không được tiếp cận những nguồn tài nguyên chất lượng cao nhất, và khó có được một người bạn đời khỏe mạnh, đáng mong ước. Nó sẽ làm cho bạn có nhiều khả năng lạm dụng cocain và rượu, vì mất đi cuộc sống cho hiện tại trong một thế giới đầy những điều không chắc chắn về tương lai. Nó sẽ làm tăng sự nhạy cảm của bạn với bệnh tim, ung thư và mất trí nhớ. Tất cả từ những điều đó, nó chỉ đơn giản là không tốt.
Hoàn cảnh thay đổi, và bạn cũng có thể như vậy. Những vòng lặp cộng hưởng, chồng những tác động lên tác động, có thể xoắn ốc vào trong theo hướng tiêu cực, nhưng cũng có thể hoạt động để theo hướng tích cực để đẩy bạn về phía trước. Đó là một bài học khác, lạc quan hơn bài học về định luật phân phối Pareto và nguyên tắc Price: Những người bắt đầu sẽ có thể nhận được nhiều hơn. Một số các vòng lặp tiến về phía trước có thể xảy ra trong vùng không gian riêng tư của chính bạn. Sự thay đổi về ngôn ngữ cơ thể đưa ra một ví dụ quan trọng. Nếu bạn được một nhà nghiên cứu yêu cầu điều chỉnh cơ mặt, để biểu hiện cho nỗi buồn với người quan sát, bạn sẽ cảm thấy buồn hơn. Nếu bạn được yêu cầu di chuyển cơ mặt từng chút vào vị trí diễn tả niềm vui, bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Cảm xúc là một phần biểu hiện của cơ thể, và có thể được khuếch đại (hoặc làm giảm đi) bởi việc biển hiện nó ra.
Một vài vòng lặp cộng hưởng được khởi động bằng ngôn ngữ cơ thể có thể xảy ra bên ngoài không gian riêng tư của kinh nghiệm chủ quan, trong không gian xã hội mà bạn chia sẻ với những người khác. Ví dụ, nếu tư thế của bạn đáng thương, nếu bạn luồn cúi, vai hướng về trước, cổ thụt vào trong áo, đầu cúi xuống, trông nhỏ bé, bị đánh bại và bất lực (che chở, trong lý thuyết, khỏi sự tấn công từ phía đằng sau)- thì bạn sẽ cảm thấy nhỏ bé, bị đánh bại và bất lực. Phản ứng của mọi người sẽ là khuếch đại điều đó. Con người, giống như những con tôm hùm, sẽ so kè kích thước lẫn nhau, một phần trong kết quả của tư thế đứng. Nếu bạn thể hiện mình như một kẻ bị đánh bại, thì mọi người sẽ phản ứng với bạn như là bạn đang thua cuộc. Nếu bạn bắt đầu đứng thẳng, thì mọi người sẽ nhìn và đối xử với bạn khác đi.
Bạn có thể phản đối lại rằng: Vị thế thấp là có thật. Thể hiện một vị thế thấp cũng là thực như nhau. Một sự thay đổi của tư thế là không đủ để thay đổi bất kỳ điều gì đã được cố định. Nếu bạn ở vị trí số mười, thì có đứng thẳng và thể hiện ở tư thế vượt trội có thể chỉ thu hút sự chú ý của những kẻ muốn đè bạn xuống một lần nữa. Và điều đó cũng đủ công bằng.
Nhưng việc đứng thẳng với lưng vai thẳng không phải chỉ là về mặt thể chất, bởi vì bạn không chỉ có một cơ thể. Bạn còn có một tinh thần, vì vậy để nói chuyện với một tinh thần cũng vậy. Việc đứng thẳng ở mặt thể chất cũng có bao hàm và viện dẫn và yêu cầu việc đứng thẳng một cách siêu hình. Đứng thẳng có nghĩa là tự nguyện chấp nhận gánh nặng của Sự Tồn Tại. Hệ thống thần kinh của bạn phản ứng theo một cách hoàn toàn khác khi bạn đối diện với những yêu cầu của cuộc sống một cách tự nguyện. Bạn phản ứng với một thách thức, thay vì phải vật lộn với một thảm họa. Bạn nhìn thấy kho báu vàng trong hang rồng, thay vì chùn bước trong nỗi khiếp sợ từ tất cả những thực tế quá thực của con rồng. Bạn bước tới để giành lấy vị trí của mình trong hệ thống phân cấp địa vị, và chiếm giữ lấy lãnh địa, thể hiện sự sẵn sàng của bạn để bảo vệ, mở rộng và thay đổi nó. Tất cả điều đó có thể xảy ra trong thực tế hoặc mang tính tượng trưng, như một sự tái xây dựng lại về thể chất cũng như về nhận thức.
Đứng thẳng với lưng vai thẳng là chấp nhận những trách nhiệm khủng khiếp của cuộc sống, với đôi mắt mở to. Điều đó có nghĩa là quyết định tự nguyện thay đổi sự hỗn loạn tiềm tàng sang thực tại của trật tự có thể sống được. Nó có nghĩa là chấp nhận gánh nặng tổn thương của sự tự ý thức, và chấp nhận kết thúc cái thiên đường vô thức của thời thơ ấu, nơi mà tính hữu hạn và cái chết chỉ được hiểu một cách mờ nhạt. Nó có nghĩa là sẵn sàng hy sinh nếu cần thiết để tạo ra một thực tại phong phú và có ý nghĩa (nó có nghĩa là hành động để làm hài lòng Chúa, theo ngôn ngữ cổ đại).
Đứng thẳng với lưng vai thẳng nghĩa là xây dựng một con tàu lớn để bảo vệ thế giới khỏi trận đại hồng thủy, hướng dẫn mọi người vượt qua sa mạc sau khi họ thoát khỏi đất nước bạo chúa, tạo nên con đường của bạn xa khỏi sự thoải mái khi ở nhà, và nói lời tiên tri với những người bị bỏ rơi, những góa phụ và lũ trẻ. Có nghĩa là gánh vác cây thánh giá tại điểm đánh dấu X, nơi mà bạn và Sự Tồn Tại đan khớp vào nhau một cách khủng khiếp. Nó có nghĩa là đóng khung trật tự cái chết, sự cứng nhắc và bạo ngược vào trong sự hỗn loạn, nơi mà nó được sinh ra; nó có nghĩa là chịu đựng sự bất ổn sẽ xảy đến tiếp theo, và từ đó, thiết lập một trật tự tốt hơn, ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Vì vậy, hãy chăm chút tử tế cho tư thế của bạn. Thoát khỏi cái ủ rũ và khom lưng. Nói ra suy nghĩ của mình. Đưa mong muốn của bản thân về phía trước, như là bạn có một lẽ phải với chúng - ít nhất là quyền tương tự như những người khác. Đi thẳng và nhìn thẳng về phía trước. Dám mạo hiểm. Kích hoạt dòng serotonin chảy dồi dào, để sự bình lặng của nó tác động lên các con đường thần kinh tuyệt vọng.
Mọi người, kể cả chính bạn, sẽ bắt đầu cho rằng bạn có khả năng và có thể (hoặc ít nhất là họ sẽ không ngay lập tức kết luận điều ngược lại). Được mạnh dạn hơn bởi những phản hồi tích cực mà bây giờ bạn nhận được, bạn sẽ bắt đầu bớt lo lắng hơn. Sau đó bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để chú ý đến những manh mối tinh tế của xã hội mà mọi người thể hiện ra khi đang giao tiếp. Cuộc trò chuyện của bạn sẽ trôi chảy hơn, với ít những lần tạm dừng lúng túng. Điều này có thể khiến bạn muốn gặp gỡ mọi người nhiều hơn, tương tác với họ, và tạo ấn tượng với họ. Làm được như vậy sẽ không chỉ tăng xác suất những điều tốt sẽ đến với bạn mà nó còn sẽ làm cho chính những điều tốt đẹp đó cảm thấy tốt hơn khi chúng diễn ra.
Với sự vững chắc và mạnh dạn, bạn có thể lựa chọn để nắm giữ Sự Tồn Tại, và làm việc để cải thiện và đẩy mạnh nó. Sự vững chắc đó có thể giúp bạn đứng vững, ngay cả khi có người thân yêu đau ốm, ngay cả khi cha mẹ qua đời, và nó cho phép những người khác tìm được chỗ dựa sức mạnh bên cạnh bạn khi họ đang tràn ngập sự tuyệt vọng. Với sự mạnh dạn, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của đời mình, để ánh sáng của bạn tỏa sáng, để nói, trên ngọn đồi thiên đường, và theo đuổi vận mệnh chính đáng của mình. Sau đó ý nghĩa của cuộc đời bạn có thể sẽ đủ để chặn đứng tác động xấu xa của nỗi tuyệt vọng chết chóc ở nơi của nó.
Sau đó, bạn có thể chấp nhận gánh nặng khủng khiếp của Thế Giới, và tìm thấy niềm vui.
Hãy tìm sự cảm hứng của bạn từ con tôm hùm thắng cuộc, với trí tuệ thực tế 350 triệu năm của nó. Đứng thẳng với lưng vai thẳng.