American Pie là một bộ phim hài ra mắt vào năm 1999. Kể về một nhóm bạn bốn người sắp tốt nghiệp trung học và trước khi vào đại học họ muốn được lần đầu trải nghiệm t*nh d*c .
Cả bộ phim là hành trình tìm cách mất tr*nh của bốn chàng trai trẻ thiếu hiểu biết và vụng về. Và do sự thiếu hiểu biết và vụng về mà họ rơi vào những tình huống hài hước và ngớ ngẩn.
 American Pie là một bộ phim hài ngớ ngẩn và thô tục. Nó  khai thác chủ đề quen thuộc với thanh thiếu niên là  t*nh d*c  vậy nên phim tạo được sự đồng cảm với khán giả trẻ. Nhưng American Pie ko chỉ đơn giản là câu chuyện về những chàng trai  trẻ cố gắng mất tr*nh mà nó còn miêu tả chân thực về  cuộc sống, tâm lý và hành trình trưởng thành của thanh thiếu niên.
Trong phim American Pie, t*nh d*c không chỉ  là một hoạt động sinh lý, mà còn là biểu tượng cho sự trưởng thành.
Bốn nhân vật chính trong phim cho rằng trải nghiệm t*nh d*c là một thành tựu mà họ cần có được để được công nhận là một người trưởng thành, là cách để họ có được tự tin trong cuộc sống.
Hành trình khám phá t*nh d*c  của các nhân vật chính cũng là hành trình khám phá bản thân và khẳng định chính mình của họ. Các nhân vật trong phim bị ám ảnh bởi việc mất tr*nh không phải chỉ  vì muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn vì áp lực từ kỳ vọng của bạn bè và xã hội.
Qua đó bộ phim châm biếm sự thiếu hiểu biết của nhiều người điển hình là thành thiếu niên về định nghĩa "trưởng thành" khi họ cho rằng trưởng thành là khi bạn trải nghiệm t*nh d*c.  
Trong "American Pie," mỗi nhân vật  đại diện cho những khía cạnh khác nhau của quá trình trưởng thành và những áp lực mà thanh thiếu niên phải đối mặt.
Jim
Vì sự thiếu hiểu biết và vụng về của mình, Jim thường xuyên rơi vào những tình huống xấu hổ, cụ thể là liên quan đến t*nh d*c. Nhưng cuối cùng Jim nhận ra rằng sự tự tin không đến từ việc đáp ứng những kỳ vọng xã hội, mà là từ việc chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm của chính mình.
Jim đại diện cho sự vụng về, bất an của thanh thiếu niên khi phải đối mặt với các kỳ vọng xã hội trong khi họ thiếu hiếu biết và chưa thực sự sẵn sàng để đối mặt với nó.
Kevin
Kevin là người đặt ra mục tiêu mất tr*nh cho cả nhóm bạn vậy nên anh cảm thấy mình có nghĩa vụ phải mất tr*nh để ko làm thất vọng bạn bè. Và vì muốn thể hiện tình cảm với bạn gái của mình là Vicky mà Kevin muốn cùng bạn gái quan hệ trước khi cả hai vào đại học. Đối với Kevin t*nh d*c là cách để anh đáp ứng những kỳ vọng của những người xung quanh.
Kevin cuối cùng nhận ra là mình ko cần phải làm vừa lòng người khác và sự trưởng thành không phải đến từ việc đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài, mà từ việc thấu hiểu mong muốn của bản thân.
Kevin đại diện cho áp lực của việc phải đáp ứng kỳ vọng của  những người xung quanh.
Chris
Chris cảm thấy mâu thuẫn giữa việc giữ hình tượng vận động viên thể thao nổi tiếng và khát vọng tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm sâu sắc.
Cuối phim Chris quyết định theo đuổi một mối quan hệ chân thành với Heather, bất chấp sự chế giễu từ bạn bè. Anh nhận ra rằng việc tìm thấy ý nghĩa thật sự trong cuộc sống và tình yêu quan trọng hơn việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội.
 Chris tượng trưng cho những thanh niên đang tìm cách vượt ra ngoài các chuẩn mực xã hội để tìm kiếm điều mà họ thực sự của muốn.

Paul

Paul luôn thể hiện mình là một ngươi tự tin, có hiểu biết nhưng tất cả điêu này chỉ là giả tạo. Thực chất Paul luôn cảm thấy bất an  và lo sợ bị mọi người coi thường.

Paul không cảm thấy thoải mái với con người thật của mình, luôn lo lắng về cách mà người khác đánh giá. Từ đó Paul tự tạo ra những câu chuyện, phóng đại về bản thân để che dấu sự thiếu tự tin của mình.

Cuối cùng Paul nhận ra rằng việc xây dựng một hình ảnh giả tạo không mang lại hạnh phúc thực sự và sự tự tin đến từ việc chấp nhận bản thân.
Paul đại diện cho sự tự ti và bất an của thanh thiếu niên.

Vicky 

Cô luôn cố gắng làm mọi thứ đúng đắn và hoàn hảo, từ cách đối xử với bạn trai Kevin đến việc quyết định khi nào là thời điểm thích hợp để tiến xa hơn trong mối quan hệ.
Quá tập trung vào việc mọi thứ phải hoàn hảo, từ cảm xúc đến thời điểm, thay vì lắng nghe bản thân và nhu cầu thực sự của mình khiến Vicky cảm thấy căng thẳng và khó quyết định.
Cuối cùng, Vicky hiểu  rằng cuộc sống và các mối quan hệ không thể  nào hoàn hảo theo cách cô mong muốn. Việc quá tập trung vào cầu toàn chỉ tạo ra căng thẳng, ngăn cản cô thực sự tận hưởng và kết nối chân thành với người khác.
Qua đó, cô học cách buông bỏ những kỳ vọng không thực tế và chấp nhận rằng sự không hoàn hảo là một phần tự nhiên của mọi mối quan hệ.

Vicky đại diện cho áp lực đến từ sự cầu toàn của người trẻ.

American Pie là một bộ phim ngớ ngẩn nhưng ko nhảm nhí.
Bằng cách sử dụng t*nh d*c như một ẩn dụ cho sự trưởng thành, phim châm biếm sự thiếu hiểu biết và khắc họa những kỳ vọng và áp lực mà xã hội áp đặt lên thanh thiếu niên.
Nó cũng  gửi gắm thông điệp rõ ràng về sự tự chấp nhận, vượt qua áp lực xã hội và học cách đối mặt với những sai lầm.
Dù có nhiều cảnh thô tục nhưng nó không nhảm nhí vì chúng được dùng để làm nổi bật những khó khăn, bất an và kỳ vọng mà người trẻ gặp phải khi bước vào giai đoạn trưởng thành từ đó nhấn mạnh thông điệp chính của phim.