Ayoo, đúng như lới hứa thì mình đã viết part2 của series "American Education Explained". Các bạn có thể xem part 1 tại đây.
Trước hết thì ở phần 1 mình có được câu hỏi của người nổi tiếng @huskywannafly xD khá hay như sau: "Nhưng làm sao mấy đứa trẻ mới xong cấp 2 đã tự chọn môn cho mình được nhỉ, chắc phải có người lớn chỉ dẫn nữa chứ để tự chọn không vậy thì cũng liều".
Trả lới: Chắc chắn chứ, mọi học sinh ở Mỹ, trường công hay tư, đều được xếp cho 1 người gọi là counsellor. Trách nhiệm của counsellor là để hỗ trợ học sinh và gia đình chọn môn học, trình độ, nói chuyện với phụ huynh về học sinh trên trường ntn, điểm số, etc. Hay đôi khi còn là hỗ trợ học sinh về mặt tâm lý ví dụ như có người thân mất,etc. (dạng như giáo viên chủ nhiệm nhưng ko trực tiếp đứng lớp thôi đó).
Ok, bh bắt đầu đến môn Sử :).

Giáo trình lịch sử ( rộng hơn là Social Studies) ở Mỹ:

Ở Mỹ thì giáo trình học sử, địa,kinh tế, chính quyền thì đc gọi chung là Social Studies. Ở mỗi tiểu bang khác nhau vì chính quyền State được quyền chọn dạy giáo trình ntn ở bang đó. Cho nên mình chỉ biết ở Texas rõ ràng nhất, vì vậy phần này sẽ tập trung về môn sử ở Texas thôi nha. Từ lớp 6 trở lên, giáo trình sẽ như sau: 
World Geography (Địa thế giới) (6th)=> Texas History (LSử Texas) (7th) => United States History  1 (Lịch sử Mỹ pt1) (8th) => Human Geography (Địa) => World History (Lsử thế giới) => United States History 2 (Lsử Mỹ pt2) => một môn sử tự chọn, ví dụ như Lịch sử châu âu, cơ cấu chính quyền,etc.
Thường thì từ Địa Lớp 6 đến đến US history pt 2 là bắt buột, còn lại sau đó là free. Các môn social studies thì khác với toán, bạn có thể dễ dàng học 2 môn cùng 1 năm, ví dụ như bạn có thể vừa học Địa, vừa học Sử thế giới trong cùng một năm nếu bạn muốn. Social studies thì cũng đc chia ra nhiều độ khó, regular, honours, hoặc AP®. AP® là 1 một thương hiệu của College Board chuyên thiết kế giáo trình cho học sinh high school được credit đại học), cho nên các lớp AP® khó hơn các lớp high school khác. Trong phần social studies, AP® có thiết kế Lịch Sử Mỹ, Lịch sử thế giới, Địa Lý, Kinh tế vĩ và vi mô, Cơ cấu chính quyền Mỹ và chính quyền các nước. Mỗi trường chọn lớp AP nào mà họ muốn offer, nên khác nhau ko ai giống hết. 
Chắc bây giờ có nhiều bạn hỏi, học sinh trung học mà học cái gì đến Cơ cấu chính quyền?!?!?! Ở Mỹ thì họ khá là quan trọng một học sinh phải biết được quyền của mình và quyền của người khác, chính phủ hoạt động ra sao và dân chủ là ntn nên cơ cấu chính quyền luôn là trọng tâm, ngay cả trong môn Lịch sử (Mình sẽ nói thêm ở phần sau). 
Trong các môn Social studies thì có rất môn khá thú vị, ví dụ như kinh tế vĩ/vi mô (không biết học sinh việt nam có học ko?). Lớp Macro/Micro Economics đòi hỏi rất nhiều toán nhưng mà học xong thấy mình thông minh lắm XD. Cũng giống như Toán, học sinh được chọn mình học môn gì để phù hợp cho tương lai mình muốn, muốn làm nhà kinh tế thì học economics, muốn đi làm chính trị thì học cơ cấu chình quyền (AP® US government hoặc Comparative Government). Cho nên đa số học sinh thấy thoải mái trong việc học những môn được cho là khó nhai này.

Dạy như thế nào, trọng tâm ở đâu?

Disclaimer: Mình cũng ko nhớ ở Việt Nam học sử cụ thể như thế nào nữa, chỉ nhớ nghe cô giảng, học thuộc đề cương r thì thôi xD. Nên mình sẽ ko so sánh, các bạn tự so nha :) .
Ở level Middle School thì các môn Social Studies khá đơn giản, không tập trung vào viết luận (essays) nhiều, chủ yếu là nghe cô giảng, làm activities, rồi thi thôi. Về phần giảng bài, "thảo luận" có thể đúng hơn trong trường hợp này thì giáo viên thường không nhấn mạnh ngày tháng hay tập trung về con số như ở việt nam (cái này minh còn nhớ LOL). Học sinh thì thường cười, hay thêm vô, đặt câu hỏi hơn là im lặng mà nghe (Cái này thì tuỳ lớp, tuỳ trường thì giáo viên nhưng kình nghiệm mình là v). 
Còn về mặt có thiên vị về bên nào hay không thì đương nhiên là Có haha. Ví dụ học về cách mạng Mỹ, thì đương nhiên là khen Mỹ, không khen Anh. Nhưng điểm khác biệt ở đây như là về mặt cảm xúc, phía mỹ là +, phía anh là 0. Hơn là một bên +, một bên – . Nên lớp học thoáng hơn ở Việt nam cũng nhiều. 
Có điều đặc biệt ở đây là ở các môn như Lịch sử Mỹ hay cơ cấu chính quyền, thì việc dạy các thứ như quyền cá nhân, con người, cơ cấu chính quyền,etc rất được đề cao và tập trung ở Hiến Pháp(Constitution) và Bill of Rights. Học sinh luôn phải biết về quyền cơ bản, dân chủ cụ thể ntn nên học cũng rất thú vị :D.
Đến lúc đi thi thì sao? Thì cũng giống việt nam, ko khác gì nhiều đâu, khác duy nhất là thi trắc nghiệm thay vì tự luận, nếu có tự luận thì miễn sao đúng ý, không cần phải theo câu chữ. Đến ngày thi thì giáo viên cũng chuẩn bị đề cương, rồi từng trường đoán coi thi năm nay ra câu gì xD. (đề thi ra bởi "sở giáo dục tiểu bang"). Cũng học thuôc nhưng trên lớp có các hoạt động giúp để học thuộc như vẽ timeline, làm các tóm tắt, etc. 
Phần 2 đến đây là hết, viết nhiều rồi mệt quá :D, chắc phần sau mình sẽ viết về hoạt động ngoài khoá (extra-currular activities). Cảm ơn các bạn đã ũng hộ, nếu thích thì like và share, upvote thì mình mới có động lực viết tiếp, chứ không mệt lắm 😢. Nên nhớ upvote nhaa. 
Nếu ai có câu hỏi gì thì cứ để ở phần comment, mình sẽ cố gắng trả lới ASAP.