Ẩm thực Việt Nam: 3 món ăn bạn nhất định phải thử!
Bạn có đam mê khám phá những món ngon độc đáo, ẩn chứa trong mình bản sắc văn hóa lâu đời? Ẩm thực Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn!
1. CƠM TẤM

Cơm tấm, hay Cơm tấm Sài Gòn là một món ăn Việt Nam có nguyên liệu chủ yếu từ gạo tấm. Dù có nhiều tên gọi ở các vùng miền khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu và cách thức chế biến của món ăn trên gần như là giống nhau.
Lịch sử
Ban đầu, cơm tấm là một món ăn phổ biến của những người nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào các năm mùa màng đói kém, nhiều người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đình cũng như có tác dụng làm no lâu.
Từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, cơm tấm đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn. Sau khi Sài Gòn trở thành một điểm du lịch với những du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới,nhiều người bán hàng đã có vài điều chỉnh thành phần của cơm tấm để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách nước ngoài. Ngoài ra, phần ăn sau đó cũng đã bắt đầu được phục vụ với dĩa và sử dụng muỗng, nĩa thay vì trong chén ăn với đũa.
Thành phần
Dù cơm tấm có thể có nhiều cách chế biến, gia giảm khác nhau, tuy nhiên một dĩa cơm tấm truyền thống thường có các thành phần nguyên liệu như sau:
· Gạo tấm - Là thành phần chính của món ăn, gạo tấm là những mảnh vụn của gạo bị bể trên đồng lúa khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa thường được coi là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.
- Nước mắm - Nước mắm của cơm tấm thường được chế biến bằng cách pha nước mắm với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn) hoặc chua.
- Mỡ hành - Là một hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi còn được trộn với tóp mỡ thắng. Tùy theo khẩu vị mà thành phần có thể được thêm hoặc không được thêm.
- Các món mặn ăn kèm theo của cơm tấm thường là:
o Sườn - Chủ yếu là sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt và sau đó đem nướng.
o Chả - Hay còn gọi là Chả trứng, được làm từ trứng, thịt băm, nấm mèo và miến xay nhuyễn. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc hình chữ nhật, khi phục vụ sẽ xắt thành từng miếng nhỏ.
o Trứng - Thường là trứng ốp la.
o Bì - Là hỗn hợp nhiều thứ gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.
o Lạp xưởng - Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng
cách lên men tự nhiên.
· Đồ chua - Thường được làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối và cũng có thể là đu đủ.

Đôi khi cơm tấm còn được ăn kèm với thịt kho tàu, tàu hũ nhồi thịt, cá chiên, gà, rau, đồ xào... giống như cơm thường. Kiểu ăn này có thể thấy ở các quán Cơm tấm có nhiều khách là giới văn phòng.
Thưởng thức
Một dĩa cơm tấm thường được phục vụ kèm với một chén nước mắm và một chén canh, trên cùng dĩa ăn sẽ là một miếng sườn nướng và xung quanh là các món ăn mặn kèm khác cùng với mỡ hành được rưới lên trên cùng.

Cơm tấm khi phục vụ sẽ được bày trên dĩa hoặc hộp nếu mua về. Để xúc thức ăn thì dùng muỗng và nĩa, tuy nhiên chỉ có người miền Nam mới thường dùng, còn người miền Trung và miền Bắc không quen dùng nĩa, vì vậy các tiệm cơm phục vụ ở địa phương sẽ thường có thêm đũa để dễ sử dụng.
Ảnh hưởng
Ngày nay, cơm tấm là một trong những món ăn phổ biến và được coi là một phần của "văn hóa Sài Gòn". Sự phổ biến của món ăn lớn đến nỗi đã có một câu nói ẩn dụ phổ biến rằng: "Người Sài Gòn ăn cơm Tấm như người Hà Nội ăn Phở".
Tháng 3 năm 2012, trong một bài báo CNN đã nhận xét rằng cơm tấm là món ăn hè phố bình dân hấp dẫn. Ngày 1 tháng 8 năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận kỷ lục Châu Á về giá trị ẩm thực cho Cơm tấm Sài Gòn cùng chín món ăn Việt Nam khác.
Những địa điểm ăn cơm tấm nổi tiếng
Cơm tấm là một món ăn được người dân Sài Gòn rất tự hào. Nó thể hiện tinh thần ẩm thực đường phố tinh túy của ẩm thực Việt Nam bằng cách mang đến sự bùng nổ về hương vị.
Thành phố Hồ Chí Minh
· Cơm Tấm Bụi Sài Gòn
Địa chỉ: 100 Thạch Thị Thanh, Quận 1
Giá: 50,000 VND – 65,000 VND
· Cơm Tấm Mộc
Địa chỉ: 85 Lý Tự Trọng, Quận 1
Giá: 45,000 VND – 89,000 VND
· Quán Chay 103 (dành cho người ăn chay)
Địa chỉ: 103 Nguyễn Thái Bình, Quận 1
Giá: 45,000 VND
Hà Nội
· Thủy Linh Châu
Địa chỉ: 53 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm
Giá: 60,000 VND
· Cơm Tấm Sà Bì Chưởng
Địa chỉ: 86 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa
Giá: 25,000 VND – 85,000 VND
Đà Nẵng
· Cơm Tấm Ngon
Địa chỉ: 85 Hà Huy Tập, Quận Thanh Khê
Giá: 35,000 VND
· Cơm Tấm Bà Lang
Địa chỉ: 120 Yên Bái, Quận Hải Châu
Giá: 35,000 VND – 65,000 VND
2. BÁNH MÌ

Bánh mì là một món ăn rất phổ biến của Việt Nam với lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân. Tùy theo văn hóa vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta có thể lựa chọn nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau, ngoài ra tên gọi của bánh cũng phụ thuộc phần lớn vào những biến tấu ấy. Tuy nhiên, những phiên bản phổ biến nhất vẫn thường chứa chả lụa, thịt, cá hoặc thực phẩm chay, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như pa tê, bơ, rau, ớt, trứng và đồ chua. Bên cạnh đó, bánh còn có thể dùng chung với nhiều món ăn đa dạng, chẳng hạn như cá mòi, xíu mại hoặc thịt bò kho. Bánh mì được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân phổ biến và thường được tiêu thụ vào bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh đã trở thành món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.
Nguồn gốc lịch sử
Thời điểm mà món bánh mì xuất hiện ở Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo và thám hiểm châu Âu đã nhận thấy rằng đất nước này tuy có nhiều sản vật quý nhưng lại không tồn tại thứ gọi là bánh mì, rượu nho. Theo giáo sĩ Alexandre de Rhodes, hai món đó được đưa từ Ma Cao tới và chủ yếu phục vụ cho việc dâng thánh lễ.

Lịch sử của bánh mì Việt Nam
Các tài liệu như từ điển Nam Việt–Dương Hiệp Tự do giám mục Jean-Louis Taberd biên soạn cũng có đề cập đến thứ bánh này cũng đề cập đến bánh mì. Tuy nhiên, bánh mì Sài Gòn và các loại bánh mì ổ khác ở
Việt Nam bắt nguồn từ món baguette Pháp, khi Pháp xâm lược vào thế kỷ 19. Người Pháp xây lò bánh mì gạch đầu tiên tại Việt Nam để phục vụ tầng lớp thượng lưu. Hầu hết họ thuê người địa phương làm việc và chia thành ba loại thợ: chính, cân và trộn bột. Bánh mì được làm từ bột, muối, men và nước, giữ hương vị truyền thống.
Món bánh có nguồn gốc từ Pháp này đã trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích, đồng thời còn xuất hiện thường xuyên trên khắp các mặt báo, sách dạy nấu ăn và trong văn học miền Nam. Vào những năm giữa thế chiến thứ nhất và thứ hai, bánh mì ngày càng trở nên phổ biến trong bữa ăn của người Việt, đồng thời các món ăn liên quan tới bánh mì cũng dần được Việt hóa tên gọi. Trong giai đoạn sau này, tinh thần kháng Pháp tăng mạnh khiến cụm từ "bánh tây" bị loại bỏ và người ta chỉ còn sử dụng tên gọi "bánh mì". Sau khi người Pháp rời đi, người dân miền Nam được quyền tự do biến tấu các món ăn Pháp để có thể sử dụng nguyên liệu từ địa phương,
Đặc điểm, nguyên liệu và cách chế biến
Phần bánh
Bánh mì Việt Nam có lớp vỏ mỏng, giòn, thường có màu vàng của bánh nướng – không quá đậm, chỉ hơi hoe vàng và hơi nứt. Bên dưới lớp vỏ giòn là phần ruột mềm và trắng nên có thể được mô tả vắn
tắt là "giòn vỏ mềm ruột". Chiếc bánh có độ dài tầm hơn gang tay một chút, hơi thuôn nhọn ở hai đầu và có ba "mắt" (hoặc một "mắt" duy nhất), tức là những vết khía trên mặt bánh để phần bột có không gian nở ra trong khi nướng. Ngoài ra, bánh cũng có thể được làm từ cả bột mì lẫn bột gạo.
Để tạo ra những ổ bánh mì có kích thước và đặc tính khác nhau, thợ làm bánh buộc phải điều chỉnh công thức và cách làm. Trước đây khi bột làm bánh mì được lên men tự nhiên, người ta sẽ thay đổi tỷ lệ chất tạo men và thời gian ủ bột. Hiện nay, với sự hỗ trợ của nhiều loại chất nhũ hoá (hoặc phụ gia) khác nhau nhằm giảm thời gian ủ bột, tỷ lệ các chất này được điều chỉnh lại để tạo ra ổ bánh mì như mong muốn. Do sự đa dạng về khẩu vị tùy theo vùng miền, nên trên thị trường cũng có sẵn những phụ gia tương ứng. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là không chứa đường và sữa để có thể dễ dàng kết hợp hương vị với phần nhân bên trong.
Nguyên liệu và cách chế biến
Những thực phẩm dùng làm phần nhân bánh mì thay đổi tùy theo vùng miền, thường bao gồm các nhóm sau:
· Nguyên liệu chính từ động vật: chả lụa, thịt lợn nướng, thịt lợn quay, xá xíu, xíu mại, xúc xích, giò heo, giò thủ, giăm bông, pa tê gan, trứng ốp la, lạp xưởng, thịt gà, phô mai, chả cá, cá hộp, bì, bơ...
· Các loại rau: dưa leo thái mỏng, rau mùi, đồ chua (củ cải, cà rốt, su hào chua ngọt), ớt, hành...
· Nước xốt: xì dầu, nước mắm, tương ớt, nước xốt cay,mayonnaise...

Các nguyên liệu nói trên được bày biện sẵn để phục vụ tùy theo sở thích của người ăn. Người ta thường nướng bánh nóng giòn từ trước, rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt gia vị, phần nguyên liệu chính cùng một chút rau lên trên rồi rưới thêm các loại nước xốt – yếu tố quyết định của món ăn. Để giữ được hương vị tươi ngon cũng như kết cấu của bánh mì, thực khách nên thưởng thức ngay sau khi chế biến.
Các loại bánh mì

Bánh mì chảo Hà Nội

Bánh mì bột lọc Đà Nẵng

Bánh mì Hội An

Bánh mì chả cá Nha Trang

Bánh mì thịt nướng Sài Gòn
Những địa điểm ăn bánh mì nổi tiếng
Thành phố Hồ Chí Minh
· Bánh Mì Huỳnh Hoa
Địa chỉ: 26 Lê Thị Riêng, Quận 1
Giá: 68,000 VND
· Bánh Mì Bùi Thị Xuân
Địa chỉ: 122E Bùi Thị Xuân, Quận 1
Giá: 35,000 VND
Hà Nội
· Bánh Mì 25
Địa chỉ: 25 Hàng Cá, Quận Hoàn Kiếm
Giá: 49,000 VND – 59,000 VND
· Bánh Mì Chảo Hiệu Lực
Địa chỉ: 326 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
Giá: 35,000 VND – 55,000 VND
Đà Nẵng
· Bánh Mì Bột Lọc
Địa chỉ: 73 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Hải Châu
Giá: 10,000 VND – 20,000 VND
· Bánh Mì Bà Lan
Địa chỉ: 62 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu
Giá: 15,000 VND – 35,000 VND
Hội An
· Bánh Mì Phượng
Địa chỉ: 2B Phan Châu Trinh, Thành phố Hội An
Giá: 35,000 VND
· Bánh Mì Madam Khánh
Địa chỉ: 115 Trần Cao Vân, Phường Minh An
Giá: 30,000 VND
3. BÁNH XÈO

Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nhớ đến phở và bánh mì, gần đây còn có thêm bún chả. Nhưngvới người Việt chúng ta, có một món ăn dân dã rất quen thuộc khác nữa mà hầu như ai cũng yêu thích — đó là bánh xèo. Thường được bán ở góc đường hay trong quán nhỏ khiêm tốn, món bánh hấp dẫn này luôn là một trong những đại diện tiêu biểu của ẩm thực đường phố Việt Nam. Và nếu được hỏi, những người sành ăn hẳn sẽ trả lời rằng để hiểu về bánh xèo, ta không nên chỉ biết mỗi một phiên bản riêng của vùng miền nào.
Nguồn gốc lịch sử:

XÈO XÈO XÈO !!!
Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ âm thanh khi lớp bột gạo “hạ cánh” trên chiếc chảo nóng và chiên đến giòn rụm. Ở mỗi vùng miền, bánh có kích cỡ và thành phần nguyên liệu khác nhau, nhờ đó mà chúng
ta có rất nhiều phiên bản bánh xèo đặc sắc và ngon miệng.
Tuy không rõ thời điểm ra đời, nhưng bánh xèo thường được cho là xuất xứ từ miền Trung nước ta. Vào thời Tây Sơn, món ăn này thậm chí phổ biến đến mức được dùng thay cơm vào ngày 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng.
Có khá nhiều ý kiến về nguồn gốc bánh xèo. Có người cho rằng nó là biến thể của bánh khoái của Huế; người khác lại cho rằng công thức này được học từ người Chăm trong nhiều thế kỷ trước; cũng có ý kiến nói rằng ẩm thực Nam Ấn trước thế kỷ XI mới đúng là nguồn cảm hứng tạo nên bánh xèo.

Trên thực tế, bánh xèo chỉ mới trở nên phổ biến ở Sài Gòn trong vài thập kỷ trở lại đây. Theo VnEconomy, món ăn này chưa được biết đến nhiều trong suốt những năm 1960, 1970 mà mãi đến những năm 1980, khi người lao động tứ phương đổ về thành phố và trong đó có rất nhiều người đến từ các tỉnh miền Trung, bánh xèo mới dần được ưa thích nhờ sự tiện lợi của nó. Chiếc bánh vừa ngon miệng vừa gói gọn trong tàu lá chuối, từng là bữa ăn theo chân người nông dân ra đồng làm lụng.
Các loại bánh xèo
Bánh xèo, một món ăn đường phố phổ biến tại Việt Nam, nổi tiếng với hai biến thể đặc trưng: Miền Trung và Miền Tây. Mặc dù phổ biến ở khu vực trung và nam, nhưng nó không phổ biến ở khu vực phía Bắc. Một điểm đáng chú ý của bánh xèo là kích thước của nó, thường lớn hơn khi đi về phía Nam. Ngoài ra, các nguyên liệu nhân có thể thay đổi dựa trên các thành phần địa phương, tạo nên phiên bản độc đáo của mỗi thành phố.
1. Bánh xèo Miền Trung
Bánh xèo Miền Trung đơn giản như những người làm nó. Ở Miền Trung, bánh xèo nhỏ, chiều dài chỉ bằng tay người lớn. Với đất đai không phong phú và khí hậu ít thuận lợi, không có nhiều nguyên liệu
để thêm vào nhân. Thông thường, một chiếc bánh xèo chứa một con tôm, vài lát thịt heo mỏng và một lượng lớn mầm đậu. Ở một số tỉnh ven biển như Bình Định và Quảng Nam, bạn có thể tìm thấy một số món mực được thêm vào. Bánh xèo được chiên sâu, tạo ra một cấu trúc giòn và hơi béo. Mặc dù bánh xèo Miền Trung không có màu vàng nổi bật, nhưng màu kem của bột gạo mới làm nổi bật nó so với các phiên bản khác. Một đặc điểm độc đáo khác là sự thêm vào của mắm nêm đã lên men vào nước mắm chua ngọt để chấm.

Thường thì, 2-4 chiếc bánh xèo là đủ cho một suất ăn. Bánh xèo Miền Trung thường được ăn truyền thống trong một tô nhỏ. Bạn lấy một miếng bánh xèo, một ít rau, thêm vào tô, rưới nước mắm chua ngọt và thưởng thức. Tuy nhiên, do sự hòa nhập văn hóa, phiên bản Miền Trung cũng có thể được ăn như một món cuốn bánh. Đơn giản chỉ cần yêu cầu giấy bánh tráng, đặt các nguyên liệu lên đó, cuộn lại và ngâm vào nước mắm.
2. Bánh xèo Miền Tây
Một đặc điểm độc đáo của bánh xèo Miền Tây là kích thước lớn và nhân đa dạng, phản ánh phong cách sống thoải mái và hào phóng của người miền Nam. So với phiên bản Miền Trung, bánh xèo Đồng Bằng sông Cửu Long lớn gấp đôi hoặc gấp ba lần và mỏng hơn nhiều.

Với ưu thế của khí hậu nhiệt đới mùa vàng và nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú, bánh xèo Miền Tây mang đến một loạt công thức phong phú và linh hoạt hơn. Bột được trộn với bột nghệ và nước cốt
dừa, tạo ra màu vàng bóng và hương vị và mùi thơm kem. Lớp vỏ mỏng và giòn ở rìa nhưng mềm ở giữa. Nhân bao gồm thịt ba chỉ, tôm, đậu xanh và củ sắn. Ở một số địa phương trong Đồng Bằng sông Cửu Long, như Bến Tre và Mỹ Tho, bánh xèo được làm từ các nguyên liệu địa phương khác nhau. Ví dụ, họ có thể sử dụng thịt vịt thay vì thịt heo là nguyên liệu chính và thêm củ hủ dừa vào.
Khi được phục vụ, bánh xèo đi kèm với một rổ rau xanh và thảo mộc, bao gồm rau diếp, húng quế Việt Nam, bạc hà, lá hồi, dưa leo lát và cà rốt muối. Ở miền Nam, truyền thống là gói vỏ bánh xèo với nhân và rau cải, nhúng vào nước mắm chua ngọt tỏi ớt và ăn một miếng to.
Đây không phải là tất cả các biến thể của bánh xèo Việt Nam bạn có thể gặp. Không có giới hạn trong sự sáng tạo của ẩm thực, và việc tạo ra bánh xèo cũng không ngoại lệ. Vì vậy, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thưởng thức bánh xèo bạn gặp và có một trải nghiệm đáng nhớ với nó.
Nguyên liệu làm bánh xèo
Như đã đề cập, bánh xèo là một món ăn đơn giản và bình dân cho mọi người, vì vậy không ngạc nhiên khi các nguyên liệu và quá trình nấu nướng cũng dễ tiếp cận và giá cả phải chăng.
Nhiều người lầm tưởng bánh xèo là một loại bánh nướng giống như bánh trứng, nhưng thực ra nó không chứa trứng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo mịn, một muỗng cà phê bột nghệ và một chút muối. Một số người gợi ý thêm một chút bột mì lúa mạch hoặc bột mì đa dụng để làm tăng độ giòn và màu sắc giống như caramel. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bột có thể được pha trộn với nước cốt dừa và hành lá băm nhỏ để tạo thêm hương vị và màu sắc.
Nhân thường bao gồm tôm và lát thịt ba chỉ làm protein chính, trong khi đậu xanh và mầm đậu giúp bổ sung hương vị tươi mới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo ra phiên bản riêng của mình bằng cách thêm các loại protein khác nhau như gà, vịt hoặc hải sản, tất cả đều hòa quyện tốt với món này.
Theo truyền thống, bánh xèo được chiên trên một chảo gang trên lửa củi, đó là lý do tại sao có âm thanh xèo xèo. Đầu bếp bắt đầu bằng cách thêm một miếng mỡ heo vào chảo. Khi nó tan chảy, bột được đổ vào và đầu bếp nhanh chóng lan rộng bột trước khi thêm thịt heo, tôm và rau cải. Chảo sau đó được đậy lại trong khoảng 3-4 phút để chín từ hai bên, sau đó bánh xèo được gấp lại thành một nửa và đặt lên một đĩa trải lá chuối. Một chiếc bánh xèo thành công phải tròn, giòn và màu vàng với một lượng dầu tối thiểu.
Làm bánh xèo không chỉ là về thức ăn, mà còn là một trải nghiệm văn hóa, với âm thanh xèo xèo, những chuyển động bận rộn giữa các chảo và hương thơm không thể cưỡng lại.
Những địa điểm ăn bánh xèo nổi tiếng
Thành phố Hồ Chí Minh
· Bánh Xèo Nga
Địa chỉ: 251 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 1
Giá: 50,000 VND
· Cô Ba Vũng Tàu
Địa chỉ: 40B Trần Cao Vân, Quận 3
Giá: 115,000 VND
· Nhà hàng Amitabha (dành cho người ăn chay)
Địa chỉ: 40 Nguyễn Thái Học, Quận 1
Giá: 65,000 VND
Hà Nội
· Bánh Xèo Sáu Phước
Địa chỉ: 74 Cầu Đất, Quận Hoàn Kiếm
Giá: 30,000 VND – 50,000 VND
· Sơn Lân
Địa chỉ: 167 Đội Cấn, Quận Ba Đình
Giá: 30,000 VND – 50,000 VND
Đà Nẵng
· BánhXèo Miền Trung
Địa chỉ: 14 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu
Giá: 60,000 VND
· Bá Dương
Địa chỉ: 23 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu
Giá: 70,000 VND
· Quán Chay Thiên Duyên (dành cho người ăn chay)
Địa chỉ: 308/8 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu
Giá: 35,000 VND
Hội An
· Cô Ánh – Bánh Xèo Sông Hoài
Địa chỉ: 32 Đường 18/8, Phường Minh An
Giá: 35,000 VND
· Quán Ăn Hải Đảo
Địa chỉ: 160 Đường Lý Thái Tổ, Phường Cầm Sơn
Giá: 40,000 VND

Nấu ăn Ẩm thực
/nau-an-am-thuc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất