Âm Nhạc Đối Với Người Bị ADHD (Music For ADHD: Benefits & Types to Improve Focus)
Mặc dù nghe có vẻ phản trực quan, nhưng âm nhạc thực sự có thể giúp mọi người mắc hội chứng Không chú ý – Hiếu động Hấp tấp Bốc đồng...
Mặc dù nghe có vẻ phản trực quan, nhưng âm nhạc thực sự có thể giúp mọi người mắc hội chứng Không chú ý – Hiếu động Hấp tấp Bốc đồng (Attention-Deficit Hyperactivity Disorder –ADHD) cải thiện sự tập trung.
Việc nghe nhạc có thể bị coi như một trò tiêu khiển phù phiếm, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nghe nhạc có thể thực sự thúc đấy sức khỏe nói chung. Hành động này có thể giúp quản lý cảm xúc, tạo điều kiện cho sự phát triển bản thân và mang đến khoảng thời gian nghỉ ngơi sau nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Ở người mắc chứng ADHD, những nghiên cứu can thiệp bằng âm nhạc đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể giảm tình trạng mất tập trung, tâm trạng tiêu cực, và thúc đẩy khả năng đọc hiểu của những người mắc ADHD.
Nhiều người mắc ADHD thích nhạc không lời vì nó thường có nhịp điệu rất chặt chẽ giúp mọi người tập trung. Thêm vào đó, nhạc không lời phổ biến hơn do nó không có từ ngữ gây mất tập trung. Các thể loại nhạc khác có nhịp điệu nhất quán và lặp đi lặp lại, như nhạc điện tử, cũng có thể hữu ích.
Nếu bạn mắc ADHD – hoặc chỉ muốn cải thiện khả năng tập trung – hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu xem việc nghe nhạc có thể giúp ích cho bạn như thế nào và nhận được một số gợi ý về việc nên nghe gì trong bài báo này.
Lợi ích của Âm nhạc đối với người mắc ADHD – Benefits of ADHD Music
Nhiều người bị ADHD thường thiếu hụt dopamine và cần dopamine để hoàn thành công việc. Âm nhạc có thể mang lại lượng dopamine mà họ cần để bắt đầu hoặc tiếp tục công việc.
Một phần của não bộ cảm nhận sự bổ ích từ âm nhạc – nhân não accumbens (nucleus accumbens – đóng vai trò quan trọng trong hệ thống “khen thưởng của não bộ, nơi giải phóng dopamine) – cũng chính là phần mà thuốc tâm thần ADHD làm việc. Nhân não có thể được hoạt động như trung tâm điều khiển của não bộ giữa động lực và hành động.
Âm nhạc cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị ADHD. Nghiên cứu chỉ ra âm nhạc làm giảm đáng kể nỗi buồn và sự tuyệt vọng. (Nó cũng hữu ích với những người không mắc ADHD!)
Người ta cũng phát hiện ra rằng việc giữ phách và nhịp điệu âm nhạc ổn định có thể làm điềm tĩnh, giúp mang đến cảm giác an toàn và ổn định, những cảm giác mà dẫn đến những cảm xúc vui vẻ và điều hòa hormone căng thẳng - điều mà những người mắc ADHD có thể gặp khó khăn.
Âm nhạc thực sự hữu ích đối với người mắc ADHD bởi vì nó có thể tạo ra âm thanh tiếng ồn đơn lẻ thay vì 20 tiếng.
Lý thuyết Tải của Sự chú ý Chọn lọc – The Load Theory of Select Attetion
Một khái niệm được gọi là lý thuyết tải của việc chú ý chọn lọc, nói rằng việc duy trì sự chú ý trong một tình huống nhất định phụ thuộc vào sự cân bằng giữa sự chú ý ở giai đoạn cuối (late-stage attention) và sự chú ý ở giai đoạn đầu (early-stage attention).
Sự lựa chọn chú ý sớm là tập trung vào sự chú ý của một người vào một điều gì đó có chủ ý; sự lựa chọn chú ý muộn được cho là “chú ý đến một cách không tự nguyện” – tức là bị phân tâm vào thứ gì đó.
Ý tưởng của việc dùng nhạc để giúp người mắc ADHD là nó lấn át khả năng não tự điều hướng đến những kích thích không liên quan. Điều này cho phép sự chú ý được hướng tốt hơn đến các kích thích của sự lựa chọn sớm.
Các loại Âm nhạc trị liệu ADHD - Types of ADHD Music
Âm nhạc nói chung có thể là một sở thích cá nhân, âm nhạc dành cho người mắc ADHD cũng vậy. Trong khi nhiều người thích nghe nhạc không lời để tập trung, nhưng nó có thể ảnh hưởng sự tập trung với những người khác.
Tương tự vậy, “đối với một số người, nó có thể thuộc về âm nhạc quen thuộc hay không quen thuộc”, Barkholtz nói.
Hơn nữa, theo Barkholtz, âm nhạc quen thuộc đối với một số người có thể bị phân tâm vì sự cám rỗ ngân nga hay hát theo lời bài hát. Với người khác, việc nghe nhạc mà bạn đã nghe rồi có thể dễ dàng điều chỉnh sự tập trung hơn.
Đây là một số thể loại âm nhạc bạn có thể muốn nghe để giúp bạn tập trung nếu bạn bị ADHD.
1. Nhịp song âm hay âm thanh hai nhịp – Binaural Beats
Nhịp song âm hoạt động bằng cách kích thích cả hai bên não, buộc chúng phải làm việc cùng nhau để giao tiếp với nhau nhằm tạo ra làn sóng đơn lẻ được cảm nhận bởi sự nhận thức của bạn.
Nếu bạn đang tự tìm kiếm nhạc nhịp song âm (binaural beat music), bạn thưởng chỉ thấy những thứ như “âm thanh hai nhịp cho ADHD – binaural beats for ADHD”, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm sâu hơn, bạn sẽ muốn nghe nhạc ở tần số Alpha (9-13Hz).
Bạn có thể nghe thử thể loại này ở tại link: https://www.youtube.com/watch?v=yi3sWa9Aeo
2. Nhạc Rock – Rock Music
Mặc dù có thể khó tin, nhưng nhạc rock đã được chứng minh giúp những người mắc ADHD cải thiện tỷ lệ hoàn thành công việc. Đôi với những người hiếu động, nhạc rockcho thấy giảm tính hiểu động vì nhịp điệu lặp đi lặp lại làm giảm tình trạng căng cơ thường gặp ở người mắc ADHD.
3. Nhạc Cổ điển – Classical Music
Bạn có thể nghe thử thể loại này tại link: https://www.youtube.com/watch?v=tT9gT5bqi6Y
4. Nhạc Lo-Fi – Lo-Fi
Với khả năng dự đoán và nhịp điệu ổn định, nhạc lo-fi giúp thùy trán tập trung bằng cách giảm bớt sự sao nhãng bên ngoài.
Nó đã được chứng minh là có tác dụng tăng khả năng thu hồi trí nhớ và chất lượng âm thanh gần như có thể được mô tả như tiếng ồn trắng (white noise – những âm thanh đặc biệt dễ chịu). Có nhiều danh sách phát riêng cho học tập hoặc làm việc.
5. Hoặc, Bạn Có thể Nghe Bất cái gì Bạn Muốn – Or, You Can Listen to Whatever You Want
Cuối cùng, vì một nghiên cứu nói rằng một loại nhạc nhất định giúp tập trung không có nghĩa đó là loại nhạc duy nhất có thể mang lại cảm giác hữu ích đối với bạn.
Barkholt nói, “Và có thể bạn nhận thấy những thứ khác nhau sẽ hữu ích cho những trường hợp khác nhau”. “Một cách cá nhân, âm nhạc rất tốt trong việc giúp tôi tập trung vào các công việc hành trính nhưng podcast giúp tôi tập trung hơn khi tôi dọn nhà hoặc đi trong thời gian dài”.
Lời kết từ Verywell Mind - A Word From Verywell
Vì vậy, tùy vào gu âm nhạc của bạn, bạn có thể muốn nghe nhạc rock, hip-hop, hoặc nhạc jazz nhẹ nhàng. Thậm chí, bạn có thể muốn nghe nhạc house. Chỉ cần chọn bất kì thể loại nào cảm thấy phù hợp đối với bạn. Bạn cũng có thể thử chuyển đổi qua lại giữa các thể loại nhạc.
Bài viết gốc:
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất