Khủng hoảng kinh tế, cụ thể là những đợt vỡ bong bóng thực tế có thể là những sự việc đã được lên kế hoạch từ trước.
Lehman Brothers phá sản với khoản nợ lên đến 600 tỉ đô la
Lehman Brothers phá sản với khoản nợ lên đến 600 tỉ đô la
Trung bình cứ trong vòng khoảng 5-10 năm, kinh tế thế giới, hoặc cụ thể hơn là Mỹ lại xuất hiện những đợt khủng hoảng với cùng mô hình phát triển, thổi phồng rồi vỡ bong bóng. Từ bong bóng Dotcom (khủng hoảng về chứng khoán công nghệ), Enron (khủng hoảng tài chính), khủng hoảng bất động sản (khủng hoảng Lehman Brothers 2008)… và gần đây nhất là Bitcoin, với chu kỳ lên xuống bất thường và lặp lại trong hơn 10 năm qua.
Bài viết này sẽ có các mục sau: - Giải thích đơn giản về khủng hoảng dạng vỡ bong bóng - Giải thích về nợ và vấn đề mở rộng của nợ - Câu chuyện giả tưởng về 100 tỉ vốn mở ra 400 tỉ nợ.
-------------------------------

Giải thích đơn giản về mô hình khủng hoảng

Khủng hoảng về bong bóng kinh tế xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu gây ra vỡ bong bóng. Khủng hoảng về lượng cung lại xảy ra khi mọi người trong thị trường đều gia nhập thị trường với vai trò nhà phân phối thay vì người tiêu dùng, dẫn đến sản phẩm hoặc cổ phiếu hoặc bất kỳ một thứ gì đó bị mất giá.
Chẳng hạn như cổ phiếu, nhà đất… khi có quá nhiều người nắm giữ cổ phiếu và có quá ít người mua, nó sẽ nhanh chóng trở thành một bong bóng. Và khi lượng người nắm giữ chúng trở nên quá nhiều và quá tải, bong bóng sẽ vỡ.
Mô hình vỡ bong bóng kiểu mẫu
Mô hình vỡ bong bóng kiểu mẫu
Khái niệm bong bóng có thể hiểu như sau: Bong bóng đại diện cho “cung”. Và để bong bóng có thể phát triển ổn định, nó phải có chỗ xả hơi ra là “cầu”. Nếu cung lớn hơn cầu, bong bóng sẽ vỡ.

Giải thích về nợ và vấn đề mở rộng của nợ

Trong khi vốn và tài sản không thể tự nhân rộng, nợ lại là một dạng khác.
Giả sử một câu chuyện có 3 nhân vật như sau: lần lượt là A, BC
A có 10 đồng, A cho B mượn 10 đồng với lãi suất 1 đồng. Như vậy, tổng nợ tồn tại hiện giờ chỉ có 11 đồng, vì chỉ có AB là 2 bên tham gia.
Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như vậy, giả sử B cũng là một chủ nợ và cho C vay tiếp 10 đồng ấy với lãi suất 5 đồng. Như vậy, tổng nợ giữa A, B và C hiện tại là 26 đồng. Trong đó có 11 đồng B nợ A và 15 đồng C nợ B.
Điều này đồng nghĩa với việc giả sử B có trả nợ cho A hết 11 đồng, C vẫn phải trả nợ cho B 15 đồng. Hãy nhớ chi tiết này và đến với viễn cảnh tiếp theo.

Câu chuyện giả tưởng về 100 tỉ vốn mở ra 400 tỉ nợ

Hãy cùng bắt đầu với A, BC, nhưng giờ đây, khoản vốn ban đầu của A sẽ là 100 tỉ.
A cho B vay 100 tỉ với lãi suất 1%.
B cho C vay 100 tỉ với lãi suất 3%.
Tuy nhiên, C có một tính toán khác, anh không muốn dồn hết nguồn lực tài chính của mình vào 1 chỗ. Do đó, anh chia khoản 100 tỉ này ra 10 khoản khác nhau (mỗi khoản 10 tỉ), rồi cho vay với lãi suất khoảng 3,5-5%. Tạm gọi nhóm con nợ của CD, là bao gồm 10 người khác nhau.
Nhóm D này lại bắt đầu tổ chức cho vay các khoản vay kinh doanh với những đối tượng nhỏ hơn. Mỗi người lại tách khoản 10 tỉ mà họ có rồi chia thành 10 khoản vay khác nhau (mỗi khoản 1 tỉ) với lãi suất 5% trở lên. Nhóm này bắt đầu các đối tượng có nhu cầu mua nhà, kinh doanh, mua xe… vay. Nhóm này, tạm gọi là E.
Như vậy từ 100 tỉ ban đầu của A, đã nhân rộng thành hơn khoản tổng nợ 400 tỉ đồng. Trừ nhóm A, từ B cho đến E, tất cả đều đóng vai con nợ. Họ đã bắt đầu sử dụng khoản nợ ấy để đi đầu tư, chẳng hạn như mua nhà, mở công xưởng… Tóm lại, từ 100 tỉ ban đầu của A, kinh tế hiện tại đã có thêm lượng tài sản (nhà ở, công xưởng, xe cộ…) tổng 400 tỉ đồng.
Công xưởng, nhà máy cũng là một dạng tài sản có giá trị bị đem đi thế chấp
Công xưởng, nhà máy cũng là một dạng tài sản có giá trị bị đem đi thế chấp
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi nhóm D cho nhóm không đủ chuẩn để vay, là những người không đạt chuẩn để vào nhóm E, nhóm E sẽ là nhóm vỡ nợ đầu tiên. Vì họ không thể trả nợ bằng tiền mặt, họ sẽ phải trả nợ bằng tài sản thế chấp mà họ mua bằng nợ, là nhà, xe hay công xưởng… Đây chính là vỡ bong bóng.
Hiệu ứng Domino lại tiếp tục diễn ra ở nhóm D, CB. Lần lượt, các chủ nợ lớn này đều không thể trả nổi món nợ của họ bằng tiền, họ phải trả bằng tài sản thế chấp. Nên nhớ những món tài sản này hiện tại đều đã rớt giá thê thảm do vỡ bong bóng.
Nhóm A, bắt đầu thu lại số tài sản thế chấp đã vỡ nợ ấy. Như vậy, chỉ từ 100 tỉ ban đầu, A hiện tại đã sở hữu được lượng tài sản có giá trị tương đương 400 tỉ.
Dù vậy, những món tài sản kể trên vốn không có giá cố định. Chúng sẽ tăng giá trong tương lai và rồi lại tiếp tục chu kỳ khủng hoảng tiếp theo.
Nên nhớ rằng con số 100 tỉ thực tế là một con số nhỏ. Hiện tại, đã có những công ty tài chính đạt mức vốn đến 7000 tỉ đô la. Và các chính phủ đôi khi sử dụng nguồn vốn ban đầu lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn tỉ đô la để gây ra các cuộc khủng hoảng to lớn khủng khiếp.
----------------
Do đó, khi nhìn vào những đợt khủng hoảng có tính pattern và những đợt tăng trưởng kinh tế thần tốc của những cường quốc thế giới. Tôi cho rằng thực tế khủng hoảng là một cách để chính phủ các nước vơ vét tài nguyên từ dân chúng.