Ai là người có nhiều giá trị hơn?
Giá trị thực Phần 2: Ai là người có nhiều giá trị hơn? GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) là một trong những...
Giá trị thực
Phần 2: Ai là người có nhiều giá trị hơn?
Phần 2: Ai là người có nhiều giá trị hơn?
GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) là một trong những chỉ số quan trọng để tính toán giá trị một nền kinh tế, từ đó đánh giá tiềm năng. Con người cũng thế, nhìn chung, chúng ta sẽ coi thu nhập là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị hay tiềm năng một người. Mình nghĩ quan điểm này đúng. Một người giỏi chắc chắn có khả năng kiếm ra nhiều tiền. Thu nhập là một biểu hiện có thể dùng để theo dõi và đánh giá sự phát triển của cá nhân.
Nhưng chiều ngược lại thì KHÔNG ĐÚNG: không có thu nhập tốt = bạn không đủ giá trị; người có nhiều tiền sẽ có nhiều giá trị hơn => SAI. Vì xuất phát điểm của mỗi người rất khác nhau, cách làm và hệ giá trị của mỗi người cũng khác nhau, chưa kể đến những thứ to lớn hơn là sứ mệnh cuộc đời của mỗi người cũng khác. Hãy tưởng tượng bây giờ, cả thế giới đều đổ xô đi làm kinh doanh, đi kiếm tiền thì:
- Ai sẽ duy trì hệ thống bệnh viện để khi ốm đau cấp cứu bạn có người chăm sóc?
- Ai sẽ làm giáo dục?
- Ai sẽ giữ cho đường phố luôn sạch sẽ?
- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm và lên phương án bảo vệ công dân khi bất ngờ dịch bệnh bùng phát như hiện nay?
- Ai sẽ đảm bảo bạn có đủ lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm để tận hưởng cuộc sống và có sức làm việc?
…
Chúng ta sống trong xã hội đề cao giá trị vật chất nhưng không lành mạnh và nhiều thiên kiến, hệ luỵ là ai lớn lên cũng được lập trình sẵn nghề này thì cao quý hơn, để được tôn trọng phải làm đến chức này, phải kiếm được bằng này tiền… Bạn vô thức đối xử với người khác như thế, tệ hơn nữa, bạn đối xử với chính mình y hệt.
Bạn học giỏi toán là bạn giỏi, còn mình viết văn có được khen 100 lần cũng là bình thường, vì văn vẻ thôi mà ai chẳng viết được.
Bạn làm kinh doanh lãi hàng tỷ đồng là bạn giỏi, Mình không đủ giỏi nên chọn một ngành nghề ổn định hơn - bác sĩ.
Bạn làm sếp được là bạn giỏi, mình chỉ là chuyên gia trong ngành (làm chuyên môn được thôi) nên mình hơi mất tự tin khi đứng trước bạn làm sếp.
…
Chúng ta luôn nghĩ giá trị của người khác thì đáng trân trọng, còn của chính mình là đồ bỏ đi.
Sai thật đấy.
Nhưng chiều ngược lại thì KHÔNG ĐÚNG: không có thu nhập tốt = bạn không đủ giá trị; người có nhiều tiền sẽ có nhiều giá trị hơn => SAI. Vì xuất phát điểm của mỗi người rất khác nhau, cách làm và hệ giá trị của mỗi người cũng khác nhau, chưa kể đến những thứ to lớn hơn là sứ mệnh cuộc đời của mỗi người cũng khác. Hãy tưởng tượng bây giờ, cả thế giới đều đổ xô đi làm kinh doanh, đi kiếm tiền thì:
- Ai sẽ duy trì hệ thống bệnh viện để khi ốm đau cấp cứu bạn có người chăm sóc?
- Ai sẽ làm giáo dục?
- Ai sẽ giữ cho đường phố luôn sạch sẽ?
- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm và lên phương án bảo vệ công dân khi bất ngờ dịch bệnh bùng phát như hiện nay?
- Ai sẽ đảm bảo bạn có đủ lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm để tận hưởng cuộc sống và có sức làm việc?
…
Chúng ta sống trong xã hội đề cao giá trị vật chất nhưng không lành mạnh và nhiều thiên kiến, hệ luỵ là ai lớn lên cũng được lập trình sẵn nghề này thì cao quý hơn, để được tôn trọng phải làm đến chức này, phải kiếm được bằng này tiền… Bạn vô thức đối xử với người khác như thế, tệ hơn nữa, bạn đối xử với chính mình y hệt.
Bạn học giỏi toán là bạn giỏi, còn mình viết văn có được khen 100 lần cũng là bình thường, vì văn vẻ thôi mà ai chẳng viết được.
Bạn làm kinh doanh lãi hàng tỷ đồng là bạn giỏi, Mình không đủ giỏi nên chọn một ngành nghề ổn định hơn - bác sĩ.
Bạn làm sếp được là bạn giỏi, mình chỉ là chuyên gia trong ngành (làm chuyên môn được thôi) nên mình hơi mất tự tin khi đứng trước bạn làm sếp.
…
Chúng ta luôn nghĩ giá trị của người khác thì đáng trân trọng, còn của chính mình là đồ bỏ đi.
Sai thật đấy.
Một người làm kinh doanh không bao giờ có được đức tính và phẩm chất của một người bác sĩ. Một giáo viên giỏi chưa chắc đã làm được công việc lao công tốt. Một người làm sếp khi còn rất trẻ cho dù được tạo điều kiện mọi mặt cũng khó có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực.
Để thấy rằng không có nghề nào cao quý hơn nghề nào, không có phẩm chất hay kỹ năng nào đáng giá hơn những phẩm chất khác. Tất cả đều bình đẳng và bạn sẽ có giá trị nhất khi phát huy trọn vẹn và đúng phẩm chất thuộc về mình.
Để thấy rằng không có nghề nào cao quý hơn nghề nào, không có phẩm chất hay kỹ năng nào đáng giá hơn những phẩm chất khác. Tất cả đều bình đẳng và bạn sẽ có giá trị nhất khi phát huy trọn vẹn và đúng phẩm chất thuộc về mình.
Đây không phải là những lời lẽ hô hào hay sáo rỗng. Vì chính mình trước đây cũng kẹt vào quan điểm này. Mình đề cao giá trị thông minh & tự đánh giá bản thân cũng là một người sáng dạ. Nhưng mình học tiếng Anh mãi không giỏi và cố tìm cách cho mình thông minh lên để học. Sau đấy nhận ra thứ mình thiếu là BỀN BỈ KHÔNG BỎ CUỘC. Thanh giá trị thông minh của mình đã level max rồi, nhưng học giỏi tiếng Anh thì không chỉ thông minh là đủ. Mình cũng hay tự ti trong công việc vì thấy bản thân làm việc không chuyên nghiệp lắm, cố gắng tăng thanh chuyên nghiệp bằng cách học thêm kỹ năng viết này, đọc thêm sách kia; nhưng phản hồi từ sếp lại khá tệ làm Mình không cảm thấy được ghi nhận. Vì sếp cần giá trị khác từ mình cơ :).
Sau khi nhận ra những điều đấy, mình nhìn mọi người bình đẳng hơn, trân trọng giá trị của mỗi người hơn, dễ mở lòng và nói lời tán thưởng với người khác hơn.
Kỳ diệu là giây phút ấy, mình cũng ngừng đánh giá.
Và tin tưởng chính mình.
Và tin tưởng chính mình.
Mong rằng bạn cũng luôn như thế.
Mơ,
<3
<3
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất