Tôi sưu tầm những bài này, với mong muốn chia sẻ thông tin cho những anh chị em nào chưa biết về những gia đình đặc biệt, gia đình của những người đứng đầu đầu đất nước và những nỗi niềm của họ.
1. Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại dấu ấn với rất nhiều công trình, dự án lớn của đất nước, trong đó đường dây 500 kV Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận, xây kè đê Yên Phụ cho Thủ đô Hà Nội… và Ông trong bóng dáng một người cha, cũng có những câu chuyện rất riêng.
Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.
Đây không phải là 1 câu nói của 1 nhà chính trị mà là sự sẻ chia rất con người, bởi Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có số phận đau thương và nhiều mất mát nhất trong tất cả các chính khách Việt Nam tham gia cách mạng.
Gần 30 tuổi, lúc đang là Phó Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá, ông Sáu Dân (cách gọi gần gũi dành cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) kết hôn với bà Trần Kim Anh.
Ông Kiệt và Bà Kim Anh có với nhau 4 mặt con lần lượt là: Phan Chí Dũng (SN 1951), Phan Hiếu Dân (1955), Phan Thị Ánh Hồng (1958) và Phan Chí Tâm (1966). ( Ông Võ Văn Kiệt có tên thật là Phan Văn Hòa).
Khi còn là vợ chồng, thường xuyên phải chịu cảnh xa cách, nỗi lo lắng cho sự an nguy của ông Sáu Dân luôn ám ảnh trong những giấc mơ của bà Kim Anh. Nhưng cuối cùng bà lại là người đi trước. Giáp Tết năm 1966, khi bà vừa sinh người con trai út Chí Tâm, dù đang sống với cha mẹ ở Rạch Giá, nhưng bà nhất quyết đòi lên chiến khu thăm chồng, chỉ vì nóng lòng muốn cho ông nhìn mặt cậu con trai út mới chào đời. Chuẩn bị đồ ăn tết cho ông và anh em trong cứ rồi một tay dắt con gái Ánh Hồng, một tay bồng con trai Chí Tâm 4 tháng tuổi đi theo cô giao liên dẫn đường vào chiến khu. Nhưng chưa kịp gặp ông, thì bà và hai con đã qua đời, khi chuyến tàu Thuận Phong mà bà đi hôm đó đã bị địch ném bom. Bà và hai con chết mà không tìm được xác.
Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.
Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”.
Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.
Tấm ảnh gia đình được Ông Võ Văn Kiệt lấy ảnh chụp Ông với Vợ đang bé Ánh Hồng, rồi nhờ thợ ghép thêm các con là Dũng, Dân và Chí Tâm vào để có đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Tấm ảnh gia đình được Ông Võ Văn Kiệt lấy ảnh chụp Ông với Vợ đang bé Ánh Hồng, rồi nhờ thợ ghép thêm các con là Dũng, Dân và Chí Tâm vào để có đầy đủ các thành viên trong gia đình.