Adam Curtis biết tại sao chúng ta lại tiếp tục rơi vào những thuyết âm mưu
ảnh từ BBC Adam Curtis, nhà sản xuất phim tài liệu được giới phê bình đánh giá cao, nói anh bắt đầu bộ phim mới của anh, ...
Adam Curtis, nhà sản xuất phim tài liệu được giới phê bình đánh giá cao, nói anh bắt đầu bộ phim mới của anh, Can’t Get You Out of My Head, bởi hai lý do riêng biệt nhưng lại kết hợp với nhau một cách hoàn hảo. Lý do đầu tiên là tính thẩm mỹ. Trong bộ phim phim gần đây nhất của anh, Hypenormalisation, nói về những ý tưởng - cụ thể hơn, là một ý tưởng bao quát rằng, tầng lớp tinh hoa đã từ bỏ việc quản lý "thế giới thực" đầy phức tạp và xây lên một "thế giới giả" đơn giản hơn - lần này anh muốn làm một bộ phim về con người, một bộ phim có nhiều đặc điểm gần với thể loại tâm lý xã hội hơn, "giống như một cuốn tiểu thuyết nhiều hồi ở thế kỉ 19", anh nói. Đây sẽ không phải là là một tác phẩm hư cấu, mà là một tác phẩm có tính hiện thực. Lối kể chuyện phi tuyến tính của nó sẽ phản ánh sự đứt gãy nơi chính thế giới hiện thực của chúng ta.
Lý do thứ hai là những sự kiện gần đây. Anh nói, không phải những thứ rõ ràng, như Brexit hay Donald Trump, hay những thứ tương tự như vậy - mà là phản ứng đối với những sự kiện này của những người “tự cho mình là tiến bộ hoặc cấp tiến”. Đối với Curtis, những người này bất an, bối rối và xa rời thực tế (unmoored). Anh nghe họ hỏi: làm thế nào mà “những con người tử tế ở tầng lớp lao động - những người đáng ra nên tôn trọng họ - lại quay lại và chống lại họ”. Những sự kiện thay đổi thế giới đã và đang xảy ra - sự ổn định trường kỳ bị phá vỡ, hệ thống trật tự vững chãi bị lung lay (chaos under heaven) - và tất cả những gì mà đám đông này có thể làm là căm ghét và mong đợi diệt vong.“Họ ghét Brexit; họ ghét Trump. Và họ ghét cái thế giới mới được tạo ra sau những điều đó”, anh nói. Nhưng họ dường như không quan tâm đến việc suy nghĩ về những bất bình chính trị đã khiến tất cả mọi thứ diễn ra như nó đang diễn ra, hoặc đưa ra một giải pháp thay thế nào - họ chỉ tiếp tục kéo dài sự thù ghét.
Curtis chia sẻ, “Kể từ năm 2001, chúng ta đã gặp phải một loạt các thảm họa lớn. “Nhưng thay vì nói, ‘được rồi, chúng ta có biến đổi khí hậu, hoặc, được rồi, chúng ta có bất bình đẳng, toàn những điều này thực sự tồi tệ, nhưng dù khó chúng ta cũng phải cố, chúng ta có thể thử điều này, tiến trình rút lui thành 'Ồ, Chúa ơi, thế giới sắp chết. Và tôi chỉ thấy bối rối vì điều đó.""
Lý do thứ hai là những sự kiện gần đây. Anh nói, không phải những thứ rõ ràng, như Brexit hay Donald Trump, hay những thứ tương tự như vậy - mà là phản ứng đối với những sự kiện này của những người “tự cho mình là tiến bộ hoặc cấp tiến”. Đối với Curtis, những người này bất an, bối rối và xa rời thực tế (unmoored). Anh nghe họ hỏi: làm thế nào mà “những con người tử tế ở tầng lớp lao động - những người đáng ra nên tôn trọng họ - lại quay lại và chống lại họ”. Những sự kiện thay đổi thế giới đã và đang xảy ra - sự ổn định trường kỳ bị phá vỡ, hệ thống trật tự vững chãi bị lung lay (chaos under heaven) - và tất cả những gì mà đám đông này có thể làm là căm ghét và mong đợi diệt vong.“Họ ghét Brexit; họ ghét Trump. Và họ ghét cái thế giới mới được tạo ra sau những điều đó”, anh nói. Nhưng họ dường như không quan tâm đến việc suy nghĩ về những bất bình chính trị đã khiến tất cả mọi thứ diễn ra như nó đang diễn ra, hoặc đưa ra một giải pháp thay thế nào - họ chỉ tiếp tục kéo dài sự thù ghét.
Curtis chia sẻ, “Kể từ năm 2001, chúng ta đã gặp phải một loạt các thảm họa lớn. “Nhưng thay vì nói, ‘được rồi, chúng ta có biến đổi khí hậu, hoặc, được rồi, chúng ta có bất bình đẳng, toàn những điều này thực sự tồi tệ, nhưng dù khó chúng ta cũng phải cố, chúng ta có thể thử điều này, tiến trình rút lui thành 'Ồ, Chúa ơi, thế giới sắp chết. Và tôi chỉ thấy bối rối vì điều đó.""
Adam Curtis muốn biết tại sao những bộ óc tiến bộ của thời đại chúng ta dường như chỉ có sự ì ạch và tâm thế chờ đợi sự diệt vong. Cái gì đã xảy ra với họ vậy? Sự lạc quan đã đi đâu mất rồi? Và trên hết, trí tưởng tượng của họ đâu?
Hai ý tưởng này được kết hợp trong một bộ phim đang cố gắng đập tan ảo mộng tự do ấy; để gột rửa đi cái suy nghĩ “đời luôn phân định trắng-đen rạch ròi” mà báo chí truyền hình hiện đại đã tô vẽ và rút lui vào đó, và thể hiện một thế giới của những nhân vật mơ hồ, “hành động và cuộc sống của họ làm nổi lên đôi nét mơ hồ và lấp lửng của thời đại chúng ta”.
Kết quả, sau 4 năm, là series Can’t Get You Out of My Head, đang phát sóng trên BBC iPlayer. Đây là series phim dài 8 giờ cực đỉnh bao gồm hàng trăm nhân vật, trải dài trên khắp thế giới và thế kỷ 20, từ địa chủ Peter Rackman đến Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, đến cuộc đời, cái chết và sự tái sinh trong dạng kỹ thuật số của Tupac Shakur. Curtis dò xét các lý thuyết âm mưu, trí thông minh nhân tạo và nỗi sầu u uẩn với đề quốc năm xưa, sự quyến rũ của chủ nghĩa dân tộc và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân với chi phí của nó là bằng các giá trị của chủ nghĩa tập thể. Anh ấy cố gắng lý giải làm thế nào mà một số ý tưởng nhất định xuất hiện trong đầu mọi người và khiến họ hành động điên rồ - “một lịch sử đầy cảm xúc”. Và để tìm hiểu lý do tại sao, anh nói thêm, tại sao ý tưởng về "thế giới là thứ mà con người có thể thay đổi" đã biến mất.
Kết quả, sau 4 năm, là series Can’t Get You Out of My Head, đang phát sóng trên BBC iPlayer. Đây là series phim dài 8 giờ cực đỉnh bao gồm hàng trăm nhân vật, trải dài trên khắp thế giới và thế kỷ 20, từ địa chủ Peter Rackman đến Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, đến cuộc đời, cái chết và sự tái sinh trong dạng kỹ thuật số của Tupac Shakur. Curtis dò xét các lý thuyết âm mưu, trí thông minh nhân tạo và nỗi sầu u uẩn với đề quốc năm xưa, sự quyến rũ của chủ nghĩa dân tộc và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân với chi phí của nó là bằng các giá trị của chủ nghĩa tập thể. Anh ấy cố gắng lý giải làm thế nào mà một số ý tưởng nhất định xuất hiện trong đầu mọi người và khiến họ hành động điên rồ - “một lịch sử đầy cảm xúc”. Và để tìm hiểu lý do tại sao, anh nói thêm, tại sao ý tưởng về "thế giới là thứ mà con người có thể thay đổi" đã biến mất.
Curtis là một nhà làm phim giàu trí tưởng tượng, đó là lời khen hay chê tùy thuộc vào góc nhìn của bạn. Phim tài liệu của anh ấy giống như ai đó chỉ ra các chòm sao. Người hâm mộ của anh ấy khen ngợi khả năng thấy trước (prescience) và góc nhìn bao quát mang tính toàn cầu của anh ấy; những người gièm pha anh-“những người theo chủ nghĩa duy lý ghét tôi” - nói rằng anh ta tạo ra những kết nối không thuyết phục: rằng tác phẩm của anh ta có thể hơi giống ‘bộ não thiên hà’ (* Một meme - tức là cố gắng phức tạp hóa một điều đơn giản khiến nó trở nên khó hiểu. Mọi người đều đồng ý rằng phim của anh ấy rất đẹp - Curtis có giác quan thứ sáu trong việc kết hợp hình ảnh và âm thanh theo cách mà giúp nâng tầm cả hai. Ví dụ như ở Bitter Lake (* Một trong những bộ phim tài liệu khác của Adam Curtis), những vụ đánh bom đẫm máu ở các thành phố của Afghanistan hòa quyện với âm điệu bi ai của đàn Synthesizer; một "trải nghiệm giống như khi sử dụng ma túy " anh diễn tả. “Bạn cảm thấy nó ở ngay trước mắt mình, nhưng bạn vươn tay ra thì nó biến mất, tan vào hư vô”; một nơi mà ta mong đợi nó sẽ thành thế này, nhưng hóa ra lại thành một cái khác.
Bộ phim tài liệu mới vẫn trung thành với những cảnh quay được lưu trữ, cũng như âm nhạc của Burial và Aphex Twin. Nhưng nó có sự khác biệt. Như anh dự định, các nhân vật xuất hiện, biến mất, rồi trở lại, và thường không có lời giải thích; anh ấy chia sẻ rằng điều này giống như mối quan hệ của tình bạn, ở chỗ những người đồng hành thân thiết gắn bó , và những người quen biết với ta sẽ dần cách xa theo dòng chảy cuộc sống. Người xem sẽ được đưa xuyên qua các lục địa và thời đại - khi thì là chủ nghĩa sở hữu và mang súng đạn cá nhân bừng nở ở Mỹ những năm 1950; sau đó chúng ta theo dõi cuộc đời của Eduard Limonov, một nhà thơ Nga và một nhà đấu tranh chính trị. Curtis không trưng ra những thứ rõ ràng để khán giả có thể hiểu kĩ tất cả các nhân vật này. Tuy nhiên, người xem vẫn có thể nhận ra một mô hình trong sự hỗn loạn ấy. Mỗi cá nhân có một sự giác ngộ (revelation), và vươn tới quyền lực bằng sức mạnh từ ý tưởng ấy. Những ý tưởng đó sau này lại thoát khỏi sự kiểm soát của họ, phá hủy họ hoặc đột biến thành một dạng thức mới, và mọi thứ bị làm rối tung lên trước khi được để lại cho chúng ta - thế hệ tương lai.
Lấy Brexit làm ví dụ. Curtis phác thảo lên lịch sử hấp dẫn của một người đàn ông tên là Cecil Sharp, người lãnh đạo chủ chốt trong cuộc phục hưng dân ca Anh vào đầu những năm 1900. Sharp đi du hành khắp nước Anh để học các điệu múa nông thôn cổ truyền; cảnh quay đen trắng cho thấy Sharp và những người bạn đồng hành của ông nhảy từ chân này sang chân khác như những vị thần đồng áng nửa người nửa dê (Faun), chính là kiểu khiêu vũ đồng quê kiểu Anh cổ điển được Julia Davis nhại lại trong bộ phim hài kịch đen (black comedy) Hunderby của cô ấy.
Curtis nói: “Sharp cũng gần như đã phát minh ra ý tưởng về âm nhạc dân gian. “Và điều đó không có nghĩa là mọi người không ca hát. Nhưng ông đã xây dựng lên ý tưởng rằng có một thứ được gọi là âm nhạc của dân gian, và ông đã làm điều đó với điệu nhảy đồng quê này, và nó chỉ mới đây thôi. Và rồi nó thực sự là trở thành một huyền thoại của nước Anh ”.
Curtis phân tích sâu hơn. Sharp đã sử dụng kiến thức dựa trên volk của chủ nghĩa dân tộc Đức. Mục đích của ông tham vọng hơn và nham hiểm hơn thế - đáp lại nỗi sợ hãi về xã hội đại chúng bị công nghiệp hóa (industrialised mass society) và tham nhũng trong các tổ chức tài chính đang lan rộng, ông dự định tạo ra một kiểu chủ nghĩa dân tộc mới cho tầng lớp trung lưu - một trật tự tự nhiên được chiết xuất từ những ngọn đồi cỏ nhấp nhô của nước Anh. Nói cách khác, kết quả chính là Brexit: tư tưởng muốn trở về và ăn mày một quá khứ huyền thoại. Ở phần kết của tập phim đó, Nigel Farage xuất hiện từ một chiếc xe màu xanh da trời, cây gậy sáng của Đảng Brexit.
"Có một nỗi buồn về sự biến mất của Đế chế, nhưng thực sự gốc rễ của Brexit lại từ một ý tưởng hoài cổ về nước Anh, một nước Anh được vẽ ra từ thời đế quốc, và sau đó được lan tỏa trở lại trong Chiến tranh thế giới thứ hai," Curtis nói. “Và nó vẫn ở đó. Bạn biết đấy, rất nhiều bạn bè thuộc tầng lớp trung lưu của tôi có sự hoài cổ ấy, nó được bộc lộ rất rõ ràng ”.
Bộ phim tài liệu mới vẫn trung thành với những cảnh quay được lưu trữ, cũng như âm nhạc của Burial và Aphex Twin. Nhưng nó có sự khác biệt. Như anh dự định, các nhân vật xuất hiện, biến mất, rồi trở lại, và thường không có lời giải thích; anh ấy chia sẻ rằng điều này giống như mối quan hệ của tình bạn, ở chỗ những người đồng hành thân thiết gắn bó , và những người quen biết với ta sẽ dần cách xa theo dòng chảy cuộc sống. Người xem sẽ được đưa xuyên qua các lục địa và thời đại - khi thì là chủ nghĩa sở hữu và mang súng đạn cá nhân bừng nở ở Mỹ những năm 1950; sau đó chúng ta theo dõi cuộc đời của Eduard Limonov, một nhà thơ Nga và một nhà đấu tranh chính trị. Curtis không trưng ra những thứ rõ ràng để khán giả có thể hiểu kĩ tất cả các nhân vật này. Tuy nhiên, người xem vẫn có thể nhận ra một mô hình trong sự hỗn loạn ấy. Mỗi cá nhân có một sự giác ngộ (revelation), và vươn tới quyền lực bằng sức mạnh từ ý tưởng ấy. Những ý tưởng đó sau này lại thoát khỏi sự kiểm soát của họ, phá hủy họ hoặc đột biến thành một dạng thức mới, và mọi thứ bị làm rối tung lên trước khi được để lại cho chúng ta - thế hệ tương lai.
Lấy Brexit làm ví dụ. Curtis phác thảo lên lịch sử hấp dẫn của một người đàn ông tên là Cecil Sharp, người lãnh đạo chủ chốt trong cuộc phục hưng dân ca Anh vào đầu những năm 1900. Sharp đi du hành khắp nước Anh để học các điệu múa nông thôn cổ truyền; cảnh quay đen trắng cho thấy Sharp và những người bạn đồng hành của ông nhảy từ chân này sang chân khác như những vị thần đồng áng nửa người nửa dê (Faun), chính là kiểu khiêu vũ đồng quê kiểu Anh cổ điển được Julia Davis nhại lại trong bộ phim hài kịch đen (black comedy) Hunderby của cô ấy.
Curtis nói: “Sharp cũng gần như đã phát minh ra ý tưởng về âm nhạc dân gian. “Và điều đó không có nghĩa là mọi người không ca hát. Nhưng ông đã xây dựng lên ý tưởng rằng có một thứ được gọi là âm nhạc của dân gian, và ông đã làm điều đó với điệu nhảy đồng quê này, và nó chỉ mới đây thôi. Và rồi nó thực sự là trở thành một huyền thoại của nước Anh ”.
Curtis phân tích sâu hơn. Sharp đã sử dụng kiến thức dựa trên volk của chủ nghĩa dân tộc Đức. Mục đích của ông tham vọng hơn và nham hiểm hơn thế - đáp lại nỗi sợ hãi về xã hội đại chúng bị công nghiệp hóa (industrialised mass society) và tham nhũng trong các tổ chức tài chính đang lan rộng, ông dự định tạo ra một kiểu chủ nghĩa dân tộc mới cho tầng lớp trung lưu - một trật tự tự nhiên được chiết xuất từ những ngọn đồi cỏ nhấp nhô của nước Anh. Nói cách khác, kết quả chính là Brexit: tư tưởng muốn trở về và ăn mày một quá khứ huyền thoại. Ở phần kết của tập phim đó, Nigel Farage xuất hiện từ một chiếc xe màu xanh da trời, cây gậy sáng của Đảng Brexit.
"Có một nỗi buồn về sự biến mất của Đế chế, nhưng thực sự gốc rễ của Brexit lại từ một ý tưởng hoài cổ về nước Anh, một nước Anh được vẽ ra từ thời đế quốc, và sau đó được lan tỏa trở lại trong Chiến tranh thế giới thứ hai," Curtis nói. “Và nó vẫn ở đó. Bạn biết đấy, rất nhiều bạn bè thuộc tầng lớp trung lưu của tôi có sự hoài cổ ấy, nó được bộc lộ rất rõ ràng ”.
Những người theo dõi công việc của Curtis sẽ nhận ra một chủ đề - anh ấy cố gắng tìm lại vòng tròn tương tác của cá nhân và tập thể. Trong mắt Curtis, đây là chủ đề khá rõ ràng của thế kỷ 20. Anh lập luận, chủ nghĩa cá nhân bắt đầu như một lý tưởng không tưởng: tự do thông qua việc thể hiện bản thân. Sau đó, nó biến thành nô lệ của chủ nghĩa tiêu dùng. Nói cách khác, Curtis ghét văn hóa hippie. “Sự thay đổi lớn lao, là gốc rễ của thời đại chúng ta, là ở đâu đó vào cuối những năm 1960, những kẻ cực đoan cánh tả nói về quyền lực, xã hội, lật đổ cấu trúc quyền lực - tất cả những lời ngụy biện đó - đã từ bỏ. Và thay vào đó, được khuyến khích bởi liệu pháp tâm lý cấp tiến (radical psychotherapy), họ đã đi đến một ý tưởng thay thế có nội dung là: "Được rồi, nếu tôi không thể thay đổi thế giới, về mặt cơ cấu quyền lực, điều tôi làm là thay đổi chính mình."
Khi văn hóa ái kỉ này không mang lại cho Thế hệ "Tôi" (Me Generation - tức Baby Boomers) niết bàn mà họ mong đợi, các công ty đã bước vào khoảng trống cảm xúc (emotional void) này. Họ cung cấp cho những người này những cách khác để xoa dịu sự trống rỗng, như sản phẩm để mua và thuốc để uống - Robert Sackler, nhà phát triển của OxyContin, lùi vào cánh gà - nhường chỗ cho hệ tư tưởng thực sự tạo ra đại dịch nỗi đau này lan rộng. Từ đó đến nay, ái kỉ vẫn là một đặc điểm nhận dạng mang tính thế hệ và là kẻ thù của chủ trương tập thể.
Curtis nói: “Bạn không thể chỉ đổ lỗi cho giới tinh hoa. “Chính bạn, chính chúng ta, những người có lỗi rất dẫn đến tình trạng như hiện nay. Đó không phải là những gì cánh tả (the left) hay cách hữu (the right) muốn nghe. Nhưng nó ở một mức độ nào đó, nó là sự thật (But it’s sort of true). Nếu bạn có một xã hội chỉ toàn những người theo chủ nghĩa cá nhân, nó giống như việc chăn một đàn lơn bất kham vậy; bạn không thể gom chúng lại thành một nhóm lớn. "
Tất cả những điều này không có gì là mới mẻ. Nhưng Curtis mang đến một cái nhìn mới trong cuộc thảo luận của mình về các thuyết âm mưu. Anh ấy đưa ra một quan điểm trừu tượng hơn - rằng chúng ta đã bắt đầu nghĩ giống như các mạng nơ-ron của Google. Thay vì theo đuổi ý nghĩa sâu sắc hơn, chúng ta tìm kiếm các khuôn mẫu (patterns) trong những khối dữ liệu lớn; chúng ta bị động chờ kích thích thay vì chủ động suy nghĩ - bị làm mê hoặc và dắt mũi (putty) bởi những người theo thuyết âm mưu.
Curtis nói: “Có một lối suy nghĩ mà Internet đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta," Curtis nói, “Nếu bạn chú ý cách mọi người hiện nay suy nghĩ và hành xử, và bạn cũng có thể tự rút ra, cách những người như tôi làm phim, đó là thông qua nhiều sự cắt ghép của các hình ảnh và câu chuyện theo các khuôn mẫu, rất giống cách hoạt động của máy học (machine learning). Bạn không còn tìm kiếm ý nghĩa (meaning) và logic cho các ý nghĩa (logical meaning) nữa. Bạn đang tìm kiếm các mẫu, các kết nối, đó là cách các thuyết âm mưu hoạt động ”.
Tất nhiên, cũng giống như TV không phải là nguồn gốc của tất cả các vấn đề của thập niên 70, Internet cũng vậy với các vấn đề của thời đại hiện nay. "Chúng ta có Brexit và Trump bởi vì chúng ta thực sự đã không còn câu chuyện nào để kể nữa", anh nói. “Thế giới đã từng được điều hành bởi một nhóm các nhà kỹ trị (technocrats) chỉ muốn giữ cho thế giới ổn định. Điều đó tốt cho họ. Nhưng nó không tốt cho bất kỳ ai khác. "
Theo suy nghĩ của Curtis, việc chìm sâu vào các thuyết âm mưu diễn ra theo hướng tác động qua lại. Đôi lần trong phim, những người thuộc tầng lớp trên-trung lưu (upper-middle) đeo kính cận được thể hiện (*trong phim) đang nhảy múa một cách kì quặc theo điệu nhạc của những người mà họ đang bóc lột (exploited) (*ở đây ám chỉ nhạc của người da đen), chân tay khùynh khoàng của họ được đặt cạnh với dáng đi kiểu-zombie của những người Mỹ đang phê thuốc opioid (opioid-stunned). Cánh hữu, Curtis nói với tôi, có Hillary Clinton đang ra sức tham nhũng, nhưng các nhà kỹ trị (technocrat) vẫn giữ lấy ảo tưởng của riêng họ. “Điều đó không có nghĩa là không có nhiều người hoàn toàn ngu ngốc và tin vào QAnon, nhưng có rất nhiều người, tôi cho rằng, khá ngu ngốc khi tin rằng Vladimir Putin đã giúp Donald Trump thắng,” anh nói.
Cho dù bạn có giật mình trong khiếp hãi vì điểm giống nhau này, các lý thuyết âm mưu có thể khơi dậy trí tưởng tượng một cách mạnh mẽ mà chính trị, hiện tại, không thể. Những câu chuyện lớn đã chết; Những người truyền bá yoga theo đuổi các thuyết của QAnon. Curtis bắt đầu và kết thúc bộ phim bằng một câu nói của David Graeber, nhà nhân chủng học theo chủ nghĩa vô chính phủ đã qua đời năm ngoái: “Sự thật ẩn dấu sau cùng của thế giới này đó là: nó là thứ chúng ta có thể tạo ra và có thể dễ dàng thay đổi”- “The ultimate hidden truth of the world is that it is something we make and could just as easily make differently”. Bộ phim cũng gợi nhớ đến học giả Mark Fisher, người cho rằng chủ nghĩa tư bản đã giới hạn trí tưởng tượng chính trị của chúng ta. Curtis nói với tôi rằng anh ấy bị ảnh hưởng bởi “một trong những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của thời đại chúng ta” - bộ ba phim ‘Imaginationland’ của South Park. Anh ta nhìn thấy ba viễn cảnh - sự trở lại vai trò quản lý của giới tinh hoa tốt bụng và hiền lành (benign) như Biden; cái chết của chủ nghĩa cá nhân bởi sự giám sát bằng thuật toán, tức miền đất lành (a la) Trung Quốc; hoặc cách thứ ba, một thế giới nơi chúng ta “lấy lại sự tự tin của mình” và cố gắng hình dung ra một tương lai mới.
“Một cách khác để xem xét giai đoạn lịch sử gần đây là bạn có các thế hệ, những người đến từ các tầng lớp khác nhau, những người liên tục hứa sẽ thay đổi thế giới, nhưng chưa bao giờ làm được," anh nói. “Occupy và Obama, Trump, Brexit, Cummings, họ đều thất bại. Tại sao họ thất bại? Họ thất bại vì trí tưởng tượng của họ không đủ mạnh. "
Trong khi nghiên cứu cho bộ phim, Curtis đã phỏng vấn những người theo thuyết âm mưu ở Birmingham, những người tin vào “một trong những thế giới trong mơ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”, ý tưởng rằng CIA, Walt Disney và Illuminati đã tẩy não và kiểm soát tất cả các ngôi sao lớn. Anh ấy nhanh chóng nhận ra rằng, khi bị dồn ép, những người này không thực sự tin vào các câu chuyện kia. Họ chỉ yêu thích quy mô rộng lớn và tính huyền diệu của nó - một sự thay thế cho “thế giới thực dụng buồn tẻ, khô cằn, nghiệt ngã” này. Trí tưởng tượng của họ đã đưa họ thoát khỏi thực tế.
“Chẳng phải đã đến lúc cánh tả bắt đầu nhận ra rằng trí tưởng tượng là chìa khóa của chuyện này sao, bằng một cách nào đó, nếu bạn muốn đưa mọi người đi cùng nhau, bạn phải tưởng tượng ra điều gì đó,” anh nói. “Ẩn chứa trong những lý thuyết âm mưu đó, cho dù chúng có điên rồ đến đâu, chúng cũng ẩn chứa một sự thật đối với rất nhiều người cấp tiến, rằng bạn chỉ cần tưởng tượng ra một thế giới sử thi. Và, nếu bạn làm vậy, mọi người sẽ bị cuốn hút, thực sự. ”
Link bài gốc
Link phim
* là chú thích của người dịch
Bài viết có sự giúp đỡ chỉnh sửa từ nhiều người. Cảm ơn sự giúp đỡ chân thành của các bạn!
Khi văn hóa ái kỉ này không mang lại cho Thế hệ "Tôi" (Me Generation - tức Baby Boomers) niết bàn mà họ mong đợi, các công ty đã bước vào khoảng trống cảm xúc (emotional void) này. Họ cung cấp cho những người này những cách khác để xoa dịu sự trống rỗng, như sản phẩm để mua và thuốc để uống - Robert Sackler, nhà phát triển của OxyContin, lùi vào cánh gà - nhường chỗ cho hệ tư tưởng thực sự tạo ra đại dịch nỗi đau này lan rộng. Từ đó đến nay, ái kỉ vẫn là một đặc điểm nhận dạng mang tính thế hệ và là kẻ thù của chủ trương tập thể.
Curtis nói: “Bạn không thể chỉ đổ lỗi cho giới tinh hoa. “Chính bạn, chính chúng ta, những người có lỗi rất dẫn đến tình trạng như hiện nay. Đó không phải là những gì cánh tả (the left) hay cách hữu (the right) muốn nghe. Nhưng nó ở một mức độ nào đó, nó là sự thật (But it’s sort of true). Nếu bạn có một xã hội chỉ toàn những người theo chủ nghĩa cá nhân, nó giống như việc chăn một đàn lơn bất kham vậy; bạn không thể gom chúng lại thành một nhóm lớn. "
Tất cả những điều này không có gì là mới mẻ. Nhưng Curtis mang đến một cái nhìn mới trong cuộc thảo luận của mình về các thuyết âm mưu. Anh ấy đưa ra một quan điểm trừu tượng hơn - rằng chúng ta đã bắt đầu nghĩ giống như các mạng nơ-ron của Google. Thay vì theo đuổi ý nghĩa sâu sắc hơn, chúng ta tìm kiếm các khuôn mẫu (patterns) trong những khối dữ liệu lớn; chúng ta bị động chờ kích thích thay vì chủ động suy nghĩ - bị làm mê hoặc và dắt mũi (putty) bởi những người theo thuyết âm mưu.
Curtis nói: “Có một lối suy nghĩ mà Internet đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta," Curtis nói, “Nếu bạn chú ý cách mọi người hiện nay suy nghĩ và hành xử, và bạn cũng có thể tự rút ra, cách những người như tôi làm phim, đó là thông qua nhiều sự cắt ghép của các hình ảnh và câu chuyện theo các khuôn mẫu, rất giống cách hoạt động của máy học (machine learning). Bạn không còn tìm kiếm ý nghĩa (meaning) và logic cho các ý nghĩa (logical meaning) nữa. Bạn đang tìm kiếm các mẫu, các kết nối, đó là cách các thuyết âm mưu hoạt động ”.
Tất nhiên, cũng giống như TV không phải là nguồn gốc của tất cả các vấn đề của thập niên 70, Internet cũng vậy với các vấn đề của thời đại hiện nay. "Chúng ta có Brexit và Trump bởi vì chúng ta thực sự đã không còn câu chuyện nào để kể nữa", anh nói. “Thế giới đã từng được điều hành bởi một nhóm các nhà kỹ trị (technocrats) chỉ muốn giữ cho thế giới ổn định. Điều đó tốt cho họ. Nhưng nó không tốt cho bất kỳ ai khác. "
Theo suy nghĩ của Curtis, việc chìm sâu vào các thuyết âm mưu diễn ra theo hướng tác động qua lại. Đôi lần trong phim, những người thuộc tầng lớp trên-trung lưu (upper-middle) đeo kính cận được thể hiện (*trong phim) đang nhảy múa một cách kì quặc theo điệu nhạc của những người mà họ đang bóc lột (exploited) (*ở đây ám chỉ nhạc của người da đen), chân tay khùynh khoàng của họ được đặt cạnh với dáng đi kiểu-zombie của những người Mỹ đang phê thuốc opioid (opioid-stunned). Cánh hữu, Curtis nói với tôi, có Hillary Clinton đang ra sức tham nhũng, nhưng các nhà kỹ trị (technocrat) vẫn giữ lấy ảo tưởng của riêng họ. “Điều đó không có nghĩa là không có nhiều người hoàn toàn ngu ngốc và tin vào QAnon, nhưng có rất nhiều người, tôi cho rằng, khá ngu ngốc khi tin rằng Vladimir Putin đã giúp Donald Trump thắng,” anh nói.
Cho dù bạn có giật mình trong khiếp hãi vì điểm giống nhau này, các lý thuyết âm mưu có thể khơi dậy trí tưởng tượng một cách mạnh mẽ mà chính trị, hiện tại, không thể. Những câu chuyện lớn đã chết; Những người truyền bá yoga theo đuổi các thuyết của QAnon. Curtis bắt đầu và kết thúc bộ phim bằng một câu nói của David Graeber, nhà nhân chủng học theo chủ nghĩa vô chính phủ đã qua đời năm ngoái: “Sự thật ẩn dấu sau cùng của thế giới này đó là: nó là thứ chúng ta có thể tạo ra và có thể dễ dàng thay đổi”- “The ultimate hidden truth of the world is that it is something we make and could just as easily make differently”. Bộ phim cũng gợi nhớ đến học giả Mark Fisher, người cho rằng chủ nghĩa tư bản đã giới hạn trí tưởng tượng chính trị của chúng ta. Curtis nói với tôi rằng anh ấy bị ảnh hưởng bởi “một trong những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của thời đại chúng ta” - bộ ba phim ‘Imaginationland’ của South Park. Anh ta nhìn thấy ba viễn cảnh - sự trở lại vai trò quản lý của giới tinh hoa tốt bụng và hiền lành (benign) như Biden; cái chết của chủ nghĩa cá nhân bởi sự giám sát bằng thuật toán, tức miền đất lành (a la) Trung Quốc; hoặc cách thứ ba, một thế giới nơi chúng ta “lấy lại sự tự tin của mình” và cố gắng hình dung ra một tương lai mới.
“Một cách khác để xem xét giai đoạn lịch sử gần đây là bạn có các thế hệ, những người đến từ các tầng lớp khác nhau, những người liên tục hứa sẽ thay đổi thế giới, nhưng chưa bao giờ làm được," anh nói. “Occupy và Obama, Trump, Brexit, Cummings, họ đều thất bại. Tại sao họ thất bại? Họ thất bại vì trí tưởng tượng của họ không đủ mạnh. "
Trong khi nghiên cứu cho bộ phim, Curtis đã phỏng vấn những người theo thuyết âm mưu ở Birmingham, những người tin vào “một trong những thế giới trong mơ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”, ý tưởng rằng CIA, Walt Disney và Illuminati đã tẩy não và kiểm soát tất cả các ngôi sao lớn. Anh ấy nhanh chóng nhận ra rằng, khi bị dồn ép, những người này không thực sự tin vào các câu chuyện kia. Họ chỉ yêu thích quy mô rộng lớn và tính huyền diệu của nó - một sự thay thế cho “thế giới thực dụng buồn tẻ, khô cằn, nghiệt ngã” này. Trí tưởng tượng của họ đã đưa họ thoát khỏi thực tế.
“Chẳng phải đã đến lúc cánh tả bắt đầu nhận ra rằng trí tưởng tượng là chìa khóa của chuyện này sao, bằng một cách nào đó, nếu bạn muốn đưa mọi người đi cùng nhau, bạn phải tưởng tượng ra điều gì đó,” anh nói. “Ẩn chứa trong những lý thuyết âm mưu đó, cho dù chúng có điên rồ đến đâu, chúng cũng ẩn chứa một sự thật đối với rất nhiều người cấp tiến, rằng bạn chỉ cần tưởng tượng ra một thế giới sử thi. Và, nếu bạn làm vậy, mọi người sẽ bị cuốn hút, thực sự. ”
Link bài gốc
Link phim
* là chú thích của người dịch
Bài viết có sự giúp đỡ chỉnh sửa từ nhiều người. Cảm ơn sự giúp đỡ chân thành của các bạn!
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất