ARGENTINA VÀ MESSI - BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ
ARGENTINA VÀ MESSI - BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ Copa America 2019 trên đất nước Brazil đã chính thức khởi tranh được một tuần. Trước...
ARGENTINA VÀ MESSI - BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ
Copa America 2019 trên đất nước Brazil đã chính thức khởi tranh được một tuần. Trước khi giải đấu diễn ra, người ta đã chờ đợi rất nhiều vào màn trình diễn của Messi và các đồng đội tại Argentina. Thế nhưng trải qua hai trận vòng bảng, những gì mà La Albiceleste có được chỉ là vỏn vẹn 1 điểm cùng vị trí xếp cuối bảng - điều mà rất nhiều cổ động viên phải thất vọng.
1. Một Argentina yếu nhất từ trước đến nay
- Chiều sâu đội hình:
Đội bóng của xứ sở Tango bước vào giải đấu cao nhất Nam Mỹ với tâm thế là ứng cử viên vô địch bên cạnh những cái tên như Brazil, Uruguay, Colombia,... không chỉ bởi họ đã lọt vào hai trận chung kết liên tiếp trước đó vào những năm 2015 và 2016 mà còn bởi trong đội hình của họ sở hữu thiên tài mang tên Lionel Messi - một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh tiền đạo 31 tuổi còn có một số cái tên đáng chú ý như Sergio Arguero, Angel Di Maria, Leandro Paredes, Nicolás Tagliafico hay Giovani Lo Celso đều là những cầu thủ đã có một mùa giải thi đấu thành công và ghi dấu ấn đậm nét trong màu áo của các câu lạc bộ trong mùa giải vừa qua. Lần lượt Arguero đã có cho mình 32 sau 46 lần ra sân trên mọi đấu trường cho Manchester City để giúp gã nhà giàu nước Anh lên ngôi vô địch tại Priemier League; Angel di Maria có mùa giải hay nhất kể từ khi anh cập bến Pari Saint Germain (PSG) với 20 bàn thắng và 14 kiến tạo cho đội chủ sân Công viên các hoàng tử; ba cái tên còn lại đều gây được ấn tượng mạnh khi đạt phong độ cao trong màu áo PSG, Ajax Amsterdam và Real Betis. Thế nhưng đó là tất cả những gì tinh túy mà "Albiceleste" (A-bi-xơ-let-te có nghĩa là đội tuyển mặc áo sọc xanh trắng) có trong đội hình, phần còn lại đều là những cái tên không mấy ai biết đến khi phần lớn đang chơi tại giải quốc nội hoặc vẫn chinh chiến trời Âu nhưng đã không còn giữ được phong độ như trường hợp của Nicolás Otamendi và Paulo Dybala. Đáng chú ý hơn đa phần họ là những cái tên mới và có thời gian tập trung thi đấu cùng nhau rất ngắn ngủi - chẳng đủ để những con người ấy hiểu cách chơi bóng của nhau, chứ chưa nói đến việc họ sẽ càn quét giải đấu này
Nhìn một cách tổng thể vào đội hình ấy có thể đưa ra kết luận rằng Argentina đang thiếu một đội hình có chiều sâu tại giải đấu năm nay. Ngoại trừ những ngôi sao kì cựu thì những nhân tố còn lại đều mang đến điều gì đó không thực sự chắc chắn nếu không muốn nói là quá phiêu lưu.
- Chiều sâu đội hình:
Đội bóng của xứ sở Tango bước vào giải đấu cao nhất Nam Mỹ với tâm thế là ứng cử viên vô địch bên cạnh những cái tên như Brazil, Uruguay, Colombia,... không chỉ bởi họ đã lọt vào hai trận chung kết liên tiếp trước đó vào những năm 2015 và 2016 mà còn bởi trong đội hình của họ sở hữu thiên tài mang tên Lionel Messi - một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh tiền đạo 31 tuổi còn có một số cái tên đáng chú ý như Sergio Arguero, Angel Di Maria, Leandro Paredes, Nicolás Tagliafico hay Giovani Lo Celso đều là những cầu thủ đã có một mùa giải thi đấu thành công và ghi dấu ấn đậm nét trong màu áo của các câu lạc bộ trong mùa giải vừa qua. Lần lượt Arguero đã có cho mình 32 sau 46 lần ra sân trên mọi đấu trường cho Manchester City để giúp gã nhà giàu nước Anh lên ngôi vô địch tại Priemier League; Angel di Maria có mùa giải hay nhất kể từ khi anh cập bến Pari Saint Germain (PSG) với 20 bàn thắng và 14 kiến tạo cho đội chủ sân Công viên các hoàng tử; ba cái tên còn lại đều gây được ấn tượng mạnh khi đạt phong độ cao trong màu áo PSG, Ajax Amsterdam và Real Betis. Thế nhưng đó là tất cả những gì tinh túy mà "Albiceleste" (A-bi-xơ-let-te có nghĩa là đội tuyển mặc áo sọc xanh trắng) có trong đội hình, phần còn lại đều là những cái tên không mấy ai biết đến khi phần lớn đang chơi tại giải quốc nội hoặc vẫn chinh chiến trời Âu nhưng đã không còn giữ được phong độ như trường hợp của Nicolás Otamendi và Paulo Dybala. Đáng chú ý hơn đa phần họ là những cái tên mới và có thời gian tập trung thi đấu cùng nhau rất ngắn ngủi - chẳng đủ để những con người ấy hiểu cách chơi bóng của nhau, chứ chưa nói đến việc họ sẽ càn quét giải đấu này
Nhìn một cách tổng thể vào đội hình ấy có thể đưa ra kết luận rằng Argentina đang thiếu một đội hình có chiều sâu tại giải đấu năm nay. Ngoại trừ những ngôi sao kì cựu thì những nhân tố còn lại đều mang đến điều gì đó không thực sự chắc chắn nếu không muốn nói là quá phiêu lưu.
- Kết quả đáng thất vọng:
Không ngạc nhiên khi trải qua hai lượt trận vòng bảng, Albiceleste trình diễn một thứ bóng đá thiếu đi sự mạch lạc. Ở trận đấu đầu tiên gặp Colombia, Argentina thi đấu đầy bế tắc và bạc nhược. Đoàn quân của HLV kì cựu Carlos Queiroz một mặt pressing để tạo áp lực khủng khiếp lên tuyến giữa của Argentina nhằm chia cắt liên kết giữa các tiền vệ của đội bóng này với các mũi nhọn trên hàng công, một mặt bố trí từ 2 đến 3 cầu thủ để kiềm tỏa ngòi nổ Lionel Messi. Argentina rơi vào cãi bẫy của Colombia và bị cuốn theo lối đá của đối thủ, khi Messi không tỏa sáng cũng là lúc Argentina dễ bị bắt nạt nhất: Tuyến giữa bị bóp nghẹt, hàng công đói bóng và hàng thủ vốn chưa bao giờ được đánh giá cao (nếu không muốn nói là mối lo lớn nhất) đã gục ngã trước lối chơi mạch lạc và kỉ luật của Colombia. Người ta chưa bao giờ thấy một hàng thủ dễ tổn thương như thế, chỉ cần tiền đạo Colombia tăng tốc ngay lập tức hệ thống phòng ngự của Albiceleste bị chao đảo. Và điều gì đến cũng phải đến, trận đấu kết thúc với tỉ số 2-0 cho đoàn quân của HLV Carlos Queiroz. Còn Argentina có trận ra mắt đáng thất vọng nhất, một kỉ niệm buồn đối với hàng triệu trái tim dành cho Messi và các đồng đội của anh.
Bốn ngày sau đó, Argentina bước vào lượt trận thứ hai của mình, đối thủ lần này của họ chỉ là một Paraguay không còn được đánh giá cao tại giải đấu năm nay. Thế nhưng với tính chất quan trọng của trận đấu khi cả hai đội phải bắt buộc dành chiến thắng nếu như không muốn buộc phải bung sức giành chiến thắng ở vòng đấu cuối, vì cả hai đều hiểu chẳng đội nào muốn mình mất quyền tự quyết trong tay người khác. Vì tính chất then chốt ấy mà cả hai bên đều chủ động nhập cuộc, trận đấu diễn ra gay cấn ngay từ những phút đầu tiên. Như thường lệ, Argentina vẫn cầm bóng nhiều hơn nhưng điều mà họ không có được lại là bàn thắng - thứ mà Paraguay sở hữu ở phút thứ 37 nhờ công của Richard Sanchez sau đường căng ngang rất vừa tầm của Almiron, 1-0 dành cho Paraguay trước giờ nghỉ. Bị dẫn bàn, Argentina buộc phải nỗ lực tìm kiếm bàn thắng, HLV Scaloni đưa Arguero vào sân ngay đầu hiêp hai, tiền đạo của Manchester City ngay lập tức khiến lối chơi của Albiceleste khởi sắc. Phút thứ 54, trong một nỗ lực tấn công của mình, Argentina có một loạt cơ hội trước khung thành của Paraguay. May mắn đã mỉm cười với họ khi trọng tài chính sử dụng công nghệ VAR xác định bóng đã chạm tay đội trưởng bên phía Paraguay, Argentina được hưởng một quả Penalty. Từ chấm 11m, Lionel Messi đã ghi bàn gỡ hòa cho đoàn quân của Scaloni, trận đấu được đưa về vạch xuất phát.
Hưng phấn sau bàn thắng của đội trưởng Messi, những đôi chân của Argentina trở nên thanh thoát hơn, "những vũ công tango" liên tục tấn công và đó cũng là lúc họ lơ là nhất. Niềm vui ngắn chẳng đầy gang, phút thứ 62 Otamendi phạm lỗi trong pha truy cản tiền đạo bên phía Paraguay, đội bóng sọc trắng xanh bị phạt một quả penalty. Tuy nhiên, thủ thành Armani đã xuất sắc cản phá cú sút của Gonzalez, qua đó cứu vớt cơ hội đi tiếp cho Argentina.
Không ngạc nhiên khi trải qua hai lượt trận vòng bảng, Albiceleste trình diễn một thứ bóng đá thiếu đi sự mạch lạc. Ở trận đấu đầu tiên gặp Colombia, Argentina thi đấu đầy bế tắc và bạc nhược. Đoàn quân của HLV kì cựu Carlos Queiroz một mặt pressing để tạo áp lực khủng khiếp lên tuyến giữa của Argentina nhằm chia cắt liên kết giữa các tiền vệ của đội bóng này với các mũi nhọn trên hàng công, một mặt bố trí từ 2 đến 3 cầu thủ để kiềm tỏa ngòi nổ Lionel Messi. Argentina rơi vào cãi bẫy của Colombia và bị cuốn theo lối đá của đối thủ, khi Messi không tỏa sáng cũng là lúc Argentina dễ bị bắt nạt nhất: Tuyến giữa bị bóp nghẹt, hàng công đói bóng và hàng thủ vốn chưa bao giờ được đánh giá cao (nếu không muốn nói là mối lo lớn nhất) đã gục ngã trước lối chơi mạch lạc và kỉ luật của Colombia. Người ta chưa bao giờ thấy một hàng thủ dễ tổn thương như thế, chỉ cần tiền đạo Colombia tăng tốc ngay lập tức hệ thống phòng ngự của Albiceleste bị chao đảo. Và điều gì đến cũng phải đến, trận đấu kết thúc với tỉ số 2-0 cho đoàn quân của HLV Carlos Queiroz. Còn Argentina có trận ra mắt đáng thất vọng nhất, một kỉ niệm buồn đối với hàng triệu trái tim dành cho Messi và các đồng đội của anh.
Bốn ngày sau đó, Argentina bước vào lượt trận thứ hai của mình, đối thủ lần này của họ chỉ là một Paraguay không còn được đánh giá cao tại giải đấu năm nay. Thế nhưng với tính chất quan trọng của trận đấu khi cả hai đội phải bắt buộc dành chiến thắng nếu như không muốn buộc phải bung sức giành chiến thắng ở vòng đấu cuối, vì cả hai đều hiểu chẳng đội nào muốn mình mất quyền tự quyết trong tay người khác. Vì tính chất then chốt ấy mà cả hai bên đều chủ động nhập cuộc, trận đấu diễn ra gay cấn ngay từ những phút đầu tiên. Như thường lệ, Argentina vẫn cầm bóng nhiều hơn nhưng điều mà họ không có được lại là bàn thắng - thứ mà Paraguay sở hữu ở phút thứ 37 nhờ công của Richard Sanchez sau đường căng ngang rất vừa tầm của Almiron, 1-0 dành cho Paraguay trước giờ nghỉ. Bị dẫn bàn, Argentina buộc phải nỗ lực tìm kiếm bàn thắng, HLV Scaloni đưa Arguero vào sân ngay đầu hiêp hai, tiền đạo của Manchester City ngay lập tức khiến lối chơi của Albiceleste khởi sắc. Phút thứ 54, trong một nỗ lực tấn công của mình, Argentina có một loạt cơ hội trước khung thành của Paraguay. May mắn đã mỉm cười với họ khi trọng tài chính sử dụng công nghệ VAR xác định bóng đã chạm tay đội trưởng bên phía Paraguay, Argentina được hưởng một quả Penalty. Từ chấm 11m, Lionel Messi đã ghi bàn gỡ hòa cho đoàn quân của Scaloni, trận đấu được đưa về vạch xuất phát.
Hưng phấn sau bàn thắng của đội trưởng Messi, những đôi chân của Argentina trở nên thanh thoát hơn, "những vũ công tango" liên tục tấn công và đó cũng là lúc họ lơ là nhất. Niềm vui ngắn chẳng đầy gang, phút thứ 62 Otamendi phạm lỗi trong pha truy cản tiền đạo bên phía Paraguay, đội bóng sọc trắng xanh bị phạt một quả penalty. Tuy nhiên, thủ thành Armani đã xuất sắc cản phá cú sút của Gonzalez, qua đó cứu vớt cơ hội đi tiếp cho Argentina.
Trận đấu kết thúc với tỉ số 1-1, Messi và đội bóng của mình vẫn dứng bét bảng và buộc phải thắng đậm trong trận đấu cuối cùng gặp Quatar. Chưa bao giờ Albiceleste có một khởi đầu tệ hại đến như vậy
- Huấn luyện viên Scaloni liệu có phải là một nhà cầm quân lỗi lạc?
Sau khi World Cup 2018 kết thúc, ông Sampaoli rời ghế huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Argentina. Trợ lí của ông là Lionel Scaloni lên nắm quyền thay và thực hiện một loạt những thay đổi về nhân sự
Sau khi World Cup 2018 kết thúc, ông Sampaoli rời ghế huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Argentina. Trợ lí của ông là Lionel Scaloni lên nắm quyền thay và thực hiện một loạt những thay đổi về nhân sự
Công bằng mà nói, hiện tại ở Argentina có rất nhiều HLV giỏi nhưng bản thân họ đang trong hợp đồng cùng với các câu lạc bộ ở Châu Âu nên chưa thể bỏ công sức về dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Như trường hợp của Diego Simeone hay Mauricio Pochettino
Quay trở lại với Scaloni, HLV này mới 41 tuổi, là HLV trẻ nhất ở Copa America 2019. Cũng không chỉ về tuổi tác, ông này còn khá non bởi chưa từng dẫn dắt một đội nào khác ngoài Albiceleste, và kinh nghiệm chỉ gói gọn trong 9 trận kể từ tháng 9 năm ngoái. Giới chuyên môn đánh giá Scaloni là một "gã mơ" thực thụ và Argentina đang đánh cược với vị HLV này
Quay trở lại với Scaloni, HLV này mới 41 tuổi, là HLV trẻ nhất ở Copa America 2019. Cũng không chỉ về tuổi tác, ông này còn khá non bởi chưa từng dẫn dắt một đội nào khác ngoài Albiceleste, và kinh nghiệm chỉ gói gọn trong 9 trận kể từ tháng 9 năm ngoái. Giới chuyên môn đánh giá Scaloni là một "gã mơ" thực thụ và Argentina đang đánh cược với vị HLV này
"Bước vào trận mở màn với Colombia, Scaloni lựa chọn đội hình 4-4-2. Gio Lo Celso được đặt vào một vị trí quá biệt lập bên cánh phải và thường xuyên phải tham gia quá nhiều vào công việc phòng ngự, dẫn đến việc cậu ta gần như vô hại trong tấn công. Hàng tiền vệ được triển khai với bộ đôi "số 5", Guido Rodriguez và Leandro Paredes bên cạnh nhau. Cả hai cầu thủ này thường xuyên dẫm chân lên nhau và không tạo được khoảng trống cho một trong hai người hoặc cho các trung vệ dâng cao khi triển khai bóng. Với việc hai tiền vệ trung tâm chơi thấp, Lo Celso bên cánh phải, Di Maria bên cánh trái, còn Messi và Aguero phía bên trên, đã để lộ ra khoảng trống mênh mông ở vị trí số 10, vị trí của một enganche, người mà sẽ liên kết mọi mắt xích và tổ chức trận đấu.
Khi mà tưởng như Argentina đã bắt được nhịp của trận đấu, Scaloni bất ngờ rút Guido Rodriguez ra và thay bằng Guido Pizarro ở phút thứ 67. Chỉ bốn phút sau, Colombia thực hiện một pha phản công chớp nhoáng. Roger Martinez nhẹ nhàng vượt qua Renzo Saravia và tung ra một cú sút không thể cản phá vào góc cao khung thành, đưa Colombia dẫn trước 1-0. Cầu thủ mà lẽ ra cần phải gây áp lực hay cố gằng cản phá cú ra chân của Martinez, không phải ai khác ngoài Guido Pizarro.
Phút thứ 79, bị dẫn trước 0-1, Scaloni bất ngờ rút ra tiền đạo duy nhất của mình trên sân, Aguero, và đưa vào Matias Suarez, người không phải một số 9, và thường xuyên chơi bên cánh trái. Suarez chẳng thể mang lại điều gì mới mẻ, và phút thứ 86, Colombia lại xuống bóng bên cánh phải của Argentina, pha tạt vào tìm đến đúng vị trí của Duvan Zapata ngay vạch 5m50 va một bàn thắng dễ dàng. Trong bàn thua đó, Pizarro lùi xuống để trám vào vị trí của Otamendi và chơi như mơ ngủ khi bóng được tạt vào. Cũng khó để đổ lỗi hoàn toàn cho Pizarro trong cả hai bàn thua, nhưng rõ ràng anh ta đã chẳng đóng góp gì để có thể ngăn cản chúng. Và trong khi đó, những sự thay đổi khác của Scaloni cũng chẳng làm gì nên chuyện.
Điểm nhấn hiếm hoi của HLV Scaloni có lẽ năm ở những phút đấu hiệp hai trong trận đấu với Paraguay khi ông tung Sergio Aguero và Lautaro Martinez phía trên Messi, bộ ba tấn công được chờ đợi của cả giải đấu. Nhưng khi mọi việc bắt đầu trở nên trôi chảy, Scaloni lại rút Lautaro ra và thay bằng Di Maria ở phút thứ 67, và một lần nữa đội bóng của anh trở lại trở nên loạn nhịp. Di Maria chiếm giữ cánh trái nhưng liên tục khống chế hỏng những đường chuyền nào từ đồng đội, không tranh được bóng, và gần như chẳng có một ảnh hướng nào đến lối chơi. Argentina bắt đầu quay trở lại chế độ phòng thủ và sự áp đảo đầu hiệp hai hoàn toàn biến mất trong suốt phần còn lại của trận đấu.
Scaloni đã chứng tỏ khả năng đọc trận đấu yếu kém. Tất cả những sự thay đổi người của Scaloni trong cả hai trận đấu rõ ràng đã làm suy yếu đội hình vào những thời điểm quan trọng." (Đoạn này tham khảo bản dịch tiếng việt của bài http://mundoalbiceleste.com/2019/06/20/argentinas-biggest-copa-america-obstacle-is-their-own-coach/?fbclid=IwAR1706JREVBPhSLnHf9pyPy6nSodYi403Nn_S2JzKjmeNQyy8FzN5CqkjEE đăng trên Barca Quán)
- Mâu thuẫn trong cách vận hành lối chơi của Argentina:
Nhìn Argentina thi đấu có nhiều nhận xét cho rằng, đội bóng xứ sở tango cứ như thể "vừa đá vừa mò mẫm tìm đường đi vậy"
Argentina xây dựng đội hình xung quanh siêu sao của họ là Lionel Messi - ai cũng rõ điều này. Không chỉ ở Argentina mà cả ở Barcelona cũng vậy. Mọi đường lên bóng, những đợt phản công hay những pha phối hợp đều phải qua chân của số 10. Không ngoa khi nói về sức ảnh hưởng của tiền đạo 31 tuổi rằng, El Pulga là trái tim của đội bóng, mọi tình huống tấn công của Barcelona mùa giải vừa qua đều in dấu giày của cầu thủ này.
Thế nhưng bài toán tối ưu hóa Messi không hề đơn giản, để khai phá hết sức sáng tạo và tầm ảnh hưởng của Messi đòi hỏi xây dựng xung quanh anh những vệ tinh ăn ý hoặc là biết cầm bóng, hoặc là biết càn lướt thu hồi bóng tạo điều kiện cho số 10 có nhiều khoảng trống để sáng tạo - như cách mà Barcelona đã làm với những cái tên như Arthur Melo, Arturo Vidal, Sergio Busquet, Ivan Rakitic, Jordi Alba,...họ cầm bóng, chạy chỗ, pressing thu hồi bóng, tuân thủ mọi chiến thuật để tạo bệ phóng cho Messi bùng nổ.
Đáng tiếc là Argentina lại không có những hảo thủ như vậy bên cạnh Leo, tuyến giữa của Albiceleste là những cầu thủ trẻ mới được khoác áo đội tuyển, Paredes, Lo Celso hay De Paul đều là mẫu tiền vệ thiên về kĩ thuật, đôi lúc thi đấu còn bị rối vào nhau. Điều mà Argentina cần ở hàng tiền vệ của họ hoặc là một cầu thủ cầm bóng và thoát pressing tốt hoặc là một chiến binh thực thụ sẵn sàng cày ải, dọn dẹp tạo khoảng trống cho Messi. Thế nhưng họ lại thiếu cả hai, thật tệ hại
Khi Messi bị chăm sóc bởi 2-3 cầu thủ đội bạn, ngay lập tức các tiền vệ của Argentina lóng ngóng trong cách triển khai bóng. Họ biết chuyền cho ai khi ngòi nổ của bọ đang bị kèm rất chặt. Đó là điểm yếu chết người khi một đội bóng quá phụ thuộc vào một cá nhân
Cứ như thế, Argentina tự trói mình trong tư duy bảo thủ về chiến thuật mà họ đặt ra. Sao cứ phải là Messi? Sao không là Arguero hay một cá nhân khác? Sao không linh hoạt tìm kiếm phương án tấn công khác thay vì cứ phải đợi Messi tỏa sáng? Tại sao và tại sao...
Argentina chọn lối đá với Messi làm trung tâm, họ có Lionel Messi là điều kiện cần cho lối chơi của mình nhưng họ lại không có điều kiện đủ chính là các vệ tinh xung quanh số 10 để giúp anh cất cánh. Cứ như thế đội bóng của Scaloni mâu thuẫn trong chính chiến thuật của mình
Argentina xây dựng đội hình xung quanh siêu sao của họ là Lionel Messi - ai cũng rõ điều này. Không chỉ ở Argentina mà cả ở Barcelona cũng vậy. Mọi đường lên bóng, những đợt phản công hay những pha phối hợp đều phải qua chân của số 10. Không ngoa khi nói về sức ảnh hưởng của tiền đạo 31 tuổi rằng, El Pulga là trái tim của đội bóng, mọi tình huống tấn công của Barcelona mùa giải vừa qua đều in dấu giày của cầu thủ này.
Thế nhưng bài toán tối ưu hóa Messi không hề đơn giản, để khai phá hết sức sáng tạo và tầm ảnh hưởng của Messi đòi hỏi xây dựng xung quanh anh những vệ tinh ăn ý hoặc là biết cầm bóng, hoặc là biết càn lướt thu hồi bóng tạo điều kiện cho số 10 có nhiều khoảng trống để sáng tạo - như cách mà Barcelona đã làm với những cái tên như Arthur Melo, Arturo Vidal, Sergio Busquet, Ivan Rakitic, Jordi Alba,...họ cầm bóng, chạy chỗ, pressing thu hồi bóng, tuân thủ mọi chiến thuật để tạo bệ phóng cho Messi bùng nổ.
Đáng tiếc là Argentina lại không có những hảo thủ như vậy bên cạnh Leo, tuyến giữa của Albiceleste là những cầu thủ trẻ mới được khoác áo đội tuyển, Paredes, Lo Celso hay De Paul đều là mẫu tiền vệ thiên về kĩ thuật, đôi lúc thi đấu còn bị rối vào nhau. Điều mà Argentina cần ở hàng tiền vệ của họ hoặc là một cầu thủ cầm bóng và thoát pressing tốt hoặc là một chiến binh thực thụ sẵn sàng cày ải, dọn dẹp tạo khoảng trống cho Messi. Thế nhưng họ lại thiếu cả hai, thật tệ hại
Khi Messi bị chăm sóc bởi 2-3 cầu thủ đội bạn, ngay lập tức các tiền vệ của Argentina lóng ngóng trong cách triển khai bóng. Họ biết chuyền cho ai khi ngòi nổ của bọ đang bị kèm rất chặt. Đó là điểm yếu chết người khi một đội bóng quá phụ thuộc vào một cá nhân
Cứ như thế, Argentina tự trói mình trong tư duy bảo thủ về chiến thuật mà họ đặt ra. Sao cứ phải là Messi? Sao không là Arguero hay một cá nhân khác? Sao không linh hoạt tìm kiếm phương án tấn công khác thay vì cứ phải đợi Messi tỏa sáng? Tại sao và tại sao...
Argentina chọn lối đá với Messi làm trung tâm, họ có Lionel Messi là điều kiện cần cho lối chơi của mình nhưng họ lại không có điều kiện đủ chính là các vệ tinh xung quanh số 10 để giúp anh cất cánh. Cứ như thế đội bóng của Scaloni mâu thuẫn trong chính chiến thuật của mình
Có thể thấy rằng, Albiceleste đang thực sự khủng hoảng trong việc tìm kiếm ra phương án chiến thuật mới lúc này. Bởi qua hai trận đấu vừa qua, đối thủ của họ thừa biết muốn bắt nạt Argentina chỉ cần khóa chặt Messi là đủ. Dĩ nhiên, họ vẫn còn nguyên cơ hội vào vòng trong những sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ban huấn luyện cùng Messi và các đồng đội của anh cần nghĩ cách làm mới lối chơi của mình, trao nhiều cơ hội cho các cá nhân khác trước khi nghĩ về một chiến thắng trước Quatar
2. Lionel Messi và sự cô đơn trong đội hình của "Albiceleste"
- Messi thiếu đi đối tác ăn ý, Argentina thiếu một hệ thống chiến thuật để tối ưu hóa những siêu sao trong đội hình
Ở đội tuyển Argentina chẳng một ai có thể ghét Messi cả bởi đơn giản các đồng đội biết anh là một cầu thủ giỏi, một người đội trưởng luôn thi đấu hết mình vì đội tuyển quốc gia. Ở đây Messi có những người bạn thân như Arguero, Di Maria và cả những "hậu bối" luôn ao ước được một lần sát cánh cùng anh. Thế nhưng đó là câu chuyện bên ngoài sân cỏ, còn ở trên sân bóng chẳng một ai có thể sát cánh và trở thành một đối tác ăn ý cùng "El Pulga" (biệt danh của Messi) cả.
Suốt 45 phút đầu tiên trong trận gặp Colombia, Messi và Aguero không có lấy một pha phối hợp rõ nét nào để tạo ra cơ hội. Cứ mỗi lần Messi có bóng là ngay lập tức bị những cái bóng áo xanh vây giáp và phạm lỗi.
Suốt 45 phút đầu tiên trong trận gặp Colombia, Messi và Aguero không có lấy một pha phối hợp rõ nét nào để tạo ra cơ hội. Cứ mỗi lần Messi có bóng là ngay lập tức bị những cái bóng áo xanh vây giáp và phạm lỗi.
Những người đồng đội khác trên sân cũng không thể trở thành những vệ tinh thực thụ xung quanh siêu sao 31 tuổi. Một Messi có kĩ thuật cá nhân tốt nhưng lại thua kém về thể hình nên thường xuyên lép vế trong những tình huống tranh chấp tay đôi. Rất cần bố trí một cầu thủ xông xáo, lăn xả và mạnh mẽ bên cạnh số 10 để làm tấm lá chắn càn lướt và tạo ra khoảng trống cho ngôi sao của đội bóng có thể tỏa sáng. Thậm chí những vệ tinh xung quanh Messi cũng "mỏng cơm" và dễ bị bắt nạt bởi những đợt pressing từ đối thủ. Argentina gặp mâu thuẫn khi xây dựng lối chơi xung quanh Messi nhưng lại thiếu đi những yếu tố để tối ưu hóa và phát huy sự nguy hiểm của cầu thủ này.
Hàng tiền vệ thiếu sức sáng tạo và liên tục chuyền hỏng để mất bóng, Messi phải hi sinh vị trí của mình đá thấp để cầm bóng và tổ chức tấn công. Messi đá lùi hơn, Argentina cầm bóng nhiều hơn nhưng rõ ràng lại mất đi sự nguy hiểm vốn có. Messi đá lùi, ai sẽ lĩnh xướng hàng công...?
Hãy nhìn hình ảnh dưới đây để thấy Messi cô đơn như thế nào khi xung quanh mình chẳng có lấy một bóng dáng đồng đội
Hàng tiền vệ thiếu sức sáng tạo và liên tục chuyền hỏng để mất bóng, Messi phải hi sinh vị trí của mình đá thấp để cầm bóng và tổ chức tấn công. Messi đá lùi hơn, Argentina cầm bóng nhiều hơn nhưng rõ ràng lại mất đi sự nguy hiểm vốn có. Messi đá lùi, ai sẽ lĩnh xướng hàng công...?
Hãy nhìn hình ảnh dưới đây để thấy Messi cô đơn như thế nào khi xung quanh mình chẳng có lấy một bóng dáng đồng đội
Bạn nghĩ Messi sẽ solo qua 4 hay 5 cầu thủ để ghi bàn ? Không thể bởi lẽ dù một cầu thủ có tố chất kĩ thuật đến đâu thì cũng cần những tình huống nhất định để làm được điều đó. Nói cách khác kĩ thuật cá nhân chỉ là điều kiện cần, còn tình huống và diễn biến trên sân là điều kiện đủ để có thể tạo ra những tình huống xuất thần. Messi rõ ràng chỉ có thể đi bóng qua 2 cầu thủ trước khi bị chặn lại bởi hệ thống phòng ngự nhiều lớp và bọc lót tốt.
Argentina không thiếu những cầu thủ giỏi, nhưng đa phần trong họ đều không có được điểm rơi phong độ ổn định tại giải đấu lần này. Angel Di Maria là một ví dụ: Trong trận đấu với Colombia tiền vệ này thi đấu mờ nhạt bên phía hành lang cánh trái trước khi bị thay ra khi hiệp một kết thúc. Trong trận gặp Paraguay ở lượt trận thứ hai cầu thủ này vào sân thay người nhưng liên tục mắc lỗi ở những tình huống đỡ bóng và chuyền hỏng, tiền vệ thuộc biên chế PSG không đóng góp được nhiều vào lối chơi của Albiceleste
Rõ ràng là chỉ cần những cầu thủ nêu trên thi đấu đúng tinh thần và phong độ của mình đó ắt hẳn sẽ giúp Messi chia lửa, trọng trách của số 10 sẽ giảm nhẹ đi và được trả về vị trí sở trường.
Rõ ràng là chỉ cần những cầu thủ nêu trên thi đấu đúng tinh thần và phong độ của mình đó ắt hẳn sẽ giúp Messi chia lửa, trọng trách của số 10 sẽ giảm nhẹ đi và được trả về vị trí sở trường.
- Messi và đầu tàu hứng chịu mọi chỉ trích
Ngay sau khi để thua Colombia với tỉ số 2-0 ở ngày đầu ra quân, mọi ánh mắt đổ dồn về đội trưởng của Argentina. Truyền thông và báo chí thi nhau đưa tin, phân tích mổ xẻ mọi khía cạnh, thậm chí chỉ trích tiền đạo 31 tuổi là nhân tố chính dẫn đến thất bại. Nhiều kẻ tiếp tục cho rằng Messi thi đấu không quyết tâm, anh không xứng đáng là đội trưởng của đoàn quân áo sọc trắng xanh. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ ở Copa America, Messi là ngôi sao sáng nhất, nổi tiếng nhất và đáng được chờ đợi nhất. Số 10 của Argentina đã ngồi vào vị trí là cầu thủ hay nhất thế giới - một vị trí không phải ai cũng đạt được thì cũng đồng nghĩa với việc anh phải chịu được áp lực không ai chịu được. Cứ như thế đã 10 năm trôi qua, Messi cùng Ronaldo luôn là những người chịu áp lực lớn nhất của làng túc cầu.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên lại là sự im lặng đến từ HLV và ban lãnh đạo đội bóng không lên tiếng để bảo vệ Messi trước những búa rìu từ dư luận. Dẫu biết không phải lúc nào lên tiếng cũng là thích hợp nhưng rõ ràng không thể để bất cứ thông tin sai lệch, đả kích nào tác động đến thành viên đội bóng được
Phút thứ 57 trong trận gặp Paraguay, Messi đứng trước quả đá 11m, đứng trước cơ hội ghi bàn thắng gỡ hòa cho Argentina và cũng đứng trước áp lực cực kì lớn. Nếu sút ra ngoài thì đội bóng của anh sẽ thua, mọi điều tồi tệ nhất sẽ đổ dồn lên đầu số 10 ấy, còn nếu anh đá vào thì sẽ níu lại cơ hội vào vòng trong đồng thời giải tỏa được tâm lí cho mình và cả cho đồng đội nữa. Cả sân Belo Horizonte's Mineirao nín thở....
VÀOOOOO, Messi ghi bàn và đưa tay ăn mừng hình trái tim như gửi gắm thông điệp yêu đất nước Argentina, yêu đội bóng này, và bàn thắng vừa rồi dành tặng cho những người hâm mộ - họ đã cổ vũ và nín thở chờ Leo đá phạt đền. Một bàn thắng quý hơn vàng!
Những người theo dõi Argentina thi đấu sẽ thấy Messi quyết tâm như thế nào, El Pulga chịu lùi sâu so với vị trí sở trường để cầm bóng, tiếp tục đi bóng và tạo ra những cơ hội cho các đồng đội. Messi vẫn đứng dậy thi đấu mặc dù chịu nhiều tình huống vào bóng đầy ác ý,...
Nhưng điểm hạn chế của số 10 chính là việc Messi không tạo được tinh thần thi đấu trên sân cho đồng đội. Không biết trong phòng thay đồ và trên sân tập ra sao nhưng ở những giờ phút cần mạnh mẽ nhất trong trận đấu người ta chỉ thấy Messi chỉ cúi đầu, ôm mặt trước những bàn thua.
- Messi có đốc thúc đồng đội không?
- Không!
- Messi có gân cổ gào thét chỉ đạo không?
- Không!
Messi chỉ im lặng cầm bóng tiến thẳng lên phía trước để mở ra cơ hội cho các đồng đội, có những lúc nó thực sự hiệu quả, có những lúc nó mang lại nhiều nuối tiếc. Có những lúc Messi vượt qua 2 rồi 3 cầu thủ nhưng chẳng biết chuyền cho ai vì những đồng đội của anh hoặc là ở quá xa hoặc đã bị phong tỏa hoặc chẳng có ai để mà chuyền...
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên lại là sự im lặng đến từ HLV và ban lãnh đạo đội bóng không lên tiếng để bảo vệ Messi trước những búa rìu từ dư luận. Dẫu biết không phải lúc nào lên tiếng cũng là thích hợp nhưng rõ ràng không thể để bất cứ thông tin sai lệch, đả kích nào tác động đến thành viên đội bóng được
Phút thứ 57 trong trận gặp Paraguay, Messi đứng trước quả đá 11m, đứng trước cơ hội ghi bàn thắng gỡ hòa cho Argentina và cũng đứng trước áp lực cực kì lớn. Nếu sút ra ngoài thì đội bóng của anh sẽ thua, mọi điều tồi tệ nhất sẽ đổ dồn lên đầu số 10 ấy, còn nếu anh đá vào thì sẽ níu lại cơ hội vào vòng trong đồng thời giải tỏa được tâm lí cho mình và cả cho đồng đội nữa. Cả sân Belo Horizonte's Mineirao nín thở....
VÀOOOOO, Messi ghi bàn và đưa tay ăn mừng hình trái tim như gửi gắm thông điệp yêu đất nước Argentina, yêu đội bóng này, và bàn thắng vừa rồi dành tặng cho những người hâm mộ - họ đã cổ vũ và nín thở chờ Leo đá phạt đền. Một bàn thắng quý hơn vàng!
Những người theo dõi Argentina thi đấu sẽ thấy Messi quyết tâm như thế nào, El Pulga chịu lùi sâu so với vị trí sở trường để cầm bóng, tiếp tục đi bóng và tạo ra những cơ hội cho các đồng đội. Messi vẫn đứng dậy thi đấu mặc dù chịu nhiều tình huống vào bóng đầy ác ý,...
Nhưng điểm hạn chế của số 10 chính là việc Messi không tạo được tinh thần thi đấu trên sân cho đồng đội. Không biết trong phòng thay đồ và trên sân tập ra sao nhưng ở những giờ phút cần mạnh mẽ nhất trong trận đấu người ta chỉ thấy Messi chỉ cúi đầu, ôm mặt trước những bàn thua.
- Messi có đốc thúc đồng đội không?
- Không!
- Messi có gân cổ gào thét chỉ đạo không?
- Không!
Messi chỉ im lặng cầm bóng tiến thẳng lên phía trước để mở ra cơ hội cho các đồng đội, có những lúc nó thực sự hiệu quả, có những lúc nó mang lại nhiều nuối tiếc. Có những lúc Messi vượt qua 2 rồi 3 cầu thủ nhưng chẳng biết chuyền cho ai vì những đồng đội của anh hoặc là ở quá xa hoặc đã bị phong tỏa hoặc chẳng có ai để mà chuyền...
Argentina muốn đi tiếp cần những cải tổ kịp thời, trước mắt họ buộc phải thắng Quatar, sẽ rất khó khăn với Albiceleste nhưng họ không còn lựa chọn nào khác. Hoặc là thay đổi để tiến xa hoặc là giữ nguyên và bị loại
Còn đối với riêng Leo, anh cần vượt qua áp lực để tiếp tục dẫn dắt Argentina tiến sâu. Ngày 24/06 tới Messi sẽ bước sang sinh nhật tuổi 32 nhưng đó cũng là lúc Argentina sẽ đối đầu với Quatar. Messi cần một ngày sinh nhật ý nghĩa nhưng món quà tuyệt vời nhất đối với anh có lẽ là việc giành chiến thắng cùng Argentina để vào vòng tứ kết. Tất cả chúng ta đều muốn thấy Messi ngẩng cao đầu
Tiến lên nào LEO!
Còn đối với riêng Leo, anh cần vượt qua áp lực để tiếp tục dẫn dắt Argentina tiến sâu. Ngày 24/06 tới Messi sẽ bước sang sinh nhật tuổi 32 nhưng đó cũng là lúc Argentina sẽ đối đầu với Quatar. Messi cần một ngày sinh nhật ý nghĩa nhưng món quà tuyệt vời nhất đối với anh có lẽ là việc giành chiến thắng cùng Argentina để vào vòng tứ kết. Tất cả chúng ta đều muốn thấy Messi ngẩng cao đầu
Tiến lên nào LEO!
- By Nam Chan -
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất