Simulation Hypothesis là gì? Cơ hội nào cho ta là một bản thể thực, chứ không phải là một sims trong vũ trụ giả lập?
Năm 2001, Nick Bostrom, một nhà toán học, vật lý học, triết gia đến từ trường Đại học Oxford, đã đưa ra nghiên cứu sơ bộ với ý niệm một siêu máy tính – với quy mô bằng một hành tinh – sẽ có khả năng chạy một chương trình giả lập trên thang đo đồng tỉ lệ với nhân loại. Bostrom cũng khẳng định với tờ nhật báo Vulture rằng ông chưa hề xem bộ phim The Matrix trước khi hoàn thành nghiên cứu này.
The Matrix 4 Theory: Who Keanu Reeves Is Really Playing (Not Neo)

(Thêm thông tin cho bạn nào chưa xem bộ phim The Matrix thì đây là một bộ phim khoa học viễn tưởng sản xuất vào năm 1999, có kịch bản khá giống với giả thuyết của Nick về một hành tinh hoàn toàn là giả lập, cụ thể hơn là Trái Đất)
Nôm na có thể coi ta như nhân vật Mario trong trò Super Mario. Tất cả những gì bạn cảm nhận được là 5 giác quan của bạn đã được lập trình sẵn và bạn sẽ hành động theo dự đoán của người chơi Mario.  
Theo nghiên cứu, máy tính này có khả năng tính 10 lũy thừa 42 thuật toán mỗi giây. Nó có thể mô phòng toàn bộ lịch sử loài người (bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức của chúng ta). Tất cả những điều đó, đều không tốn đến một phần triệu khả năng xử lý trên mỗi giây của nó.
Điều đó cũng có nghĩa là tất cả thế giới xung quanh ra chỉ là những điểm dữ liệu được lưu trữ trong một ổ cứng của một siêu máy tính khổng lồ. Ông kết luận: “Chúng ta chính là những nhân vật đang sống trong thế giới ảo của máy tính.”
15 năm sau, Elon Musk – nhà sáng lập của Tesla và SpaceX – tiếp tục củng cố lý thuyết này. Tại hội nghị Recode 2016, Musk đã chia sẻ rằng “xác suất chúng ta đang sống trong thế giới nguyên bản là một trên một tỷ.”
Theo Elon Musk trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 rằng chúng ta có thể đang sống trong một thực tế mô phỏng giống như một trò chơi trên máy tính. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ chỉ là một chuỗi các thông tin được mã hóa bởi một siêu máy tính khổng lồ.
Một trong những lập luận chủ yếu của Musk đó là sự đột phá trong công nghệ video game trong những năm gần đây. Ông cho rằng “40 năm sau sự ra đời của các trò chơi máy tính, chúng ta có hàng triệu người liên tục chơi và các trò chơi máy tính được cải tiến hay hơn mỗi năm. Chúng ta sẽ có nguy cơ phải đối diện giữa hiện thực và thực tế ảo”.

Simulation Argument
1. Các nền văn minh không thể thực hiện được Simulation vì họ không thể hoặc nền văn minh đó đã tuyệt chủng trước khi đạt được công nghệ để thực hiện được Simulation.  
2. Các nền văn minh có khả năng thực hiện Simulation nhưng họ quyết định không làm nó vì có thể nó không hữu ích hoặc là họ coi nó là phi đạo đức.
3. Các nền văn minh có thể và đang thực hiện Simulation.
(Nguyên văn bản tiếng Anh theo Nick:
1. Almost all civilisations at our level of development become extinct before becoming technologically mature.
2. The fraction of technologically mature civilisations that are interested in creating ancestor simulations is almost zero.
3. You are almost certainly living in a computer simulation.)
No photo description available.

Simulation Hypothesis thì nói rằng cái trường hợp thứ 3 của Simulation Argument là đúng. Nhưng chúng ta chưa có bằng chứng rõ ràng đầy đủ để khẳng định mình đang trong Simulation. Vậy nên đừng đốt nhà của bạn để xem có lỗi không nhé!
Và nếu bạn là một mô phỏng, mọi chuyện không thay đổi mấy. Bạn có thể trên một hành tinh du hành xuyên khoảng không vô tận hay là một mô phỏng trong một máy tính. Sự tồn tại của bạn không trở nên đáng sợ hay kỳ dị hơn tí nào cả. Tất cả việc bạn và tôi có thể làm là sống cho tốt và tận hưởng cuộc sống thôi.
Nguồn: do mình tổng hợp trên Wikipedia và một số trang thông tin khác.