Andrew Carnegie (25 tháng 11 năm 1835- 11 tháng 8 năm 1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới. Ông là người đã góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19.
Andrew Carnegie được mệnh danh là “ông vua” ngành thép mặc dù ông không am hiểu tường tận về việc sản xuất thép. Hàng ngàn người làm việc cho ông có kiến thức về thép hơn ông rất nhiều. Bí quyết nào đã đưa ông đến “ngôi vương” của ngành này?
Chẳng có gì là tự nhiên tới, cũng chẳng có chúa trời mà tất cả chỉ là phấn đấu và nỗ lực của con người rồi mới có quý nhân giúp đỡ rồi mới có thiên thời địa lợi nhân hòa. Cứ đi bạn sẽ gặp người giúp đỡ mình, nếu không đi sẽ không gặp – thế giới rộng lớn mà.

Trước khi trở thành một doanh nhân và tỷ phú giàu nhất thế giới, ông Andrew Carnegie cũng phải trải qua một cuộc sống khó khăn thời còn trẻ

Andrew Carnegie sinh ngày 25/11/1835 tại Dunfermline, Scotland. Gia đình ông là một gia đình thợ dệt nghèo, sinh sống trong một căn phòng đơn với một gia đình thợ dệt láng giềng của họ.
Nhiều thế hệ nhà Carnegie nổi tiếng với nghề dệt vải bằng khung cửi nhưng cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến việc kinh doanh của họ bị đổ vỡ. Gia đình Andrew Carnegie trở nên nghèo khó tới mức hàng ngày họ phải đi ngủ sớm để “quên đi cái đói khủng khiếp đang hành hạ”. Năm 1848, gia đình này đã di cư đến Pennsylvania, Hoa Kỳ để tìm một công việc phù hợp và thoát nạn đói.
Cha ông Andrew Carnegie là William Carnegie kiếm tiền bằng công việc dệt và bán vải rong, trong khi mẹ của ông chỉ kiếm được vài xu từ việc đóng giày. Ở tuổi 13, Andrew đã phải đi làm việc trong nhà máy bông Pittsburgh để hỗ trợ gia đình của mình thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Năm 12 tuổi, gia đình Carnegie đã chuyển tới thành phố Pittsburgh, nơi hai người dì của ông đang sinh sống. Cả nhà họ phải ngủ chung với nhau trong một căn phòng. Lên 13 tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt. Công việc của ông là vận hành một động cơ hơi nước nhỏ và đốt nóng một cái nồi hơi trong hầm chứa của nhà máy sản xuất cuộn chỉ. Và đêm nào, ông cũng gặp ác mộng nồi hơi của nhà máy bị phát nổ.
Khoản lương đầu tiên mà ông nhận đươc chỉ 1.2 USD mỗi tuần, trong khi ông đã phải làm 6 ngày một tuần, mỗi ngày 12 tiếng. Đến năm 15 tuổi, ông có một công việc mới là một người đưa điện báo cho công ty Ohio Telegraph.
Lúc này, ông đã được trả 2,5 USD cho mỗi tuần, gần gấp đôi so với hai năm trở lại trước. Sau một thời gian làm việc tại đây, ông đã được thăng chức làm nhà điều hành điện báo.
Vì gia cảnh khó khăn nên Andrew Carnegie không được học đến nơi đến chốn. Ông chỉ ngồi trên ghế nhà trường được bốn năm, và bắt đầu kiếm tiền từ khi còn rất nhỏ. Trong khi phải kiếm tiền, Andrew Carnegie vẫn luôn dành thời gian cho việc tự học. Ông rất thích đọc sách và chính điều này là khởi nguồn cho tài đối nhân xử thế của ông. Ông chú trọng vào kinh doanh và quản lý con người
Sách là người bạn thân thiết của cậu bé Andrew, bao nhiêu sách cậu cũng đọc cho bằng hết. Không thể có tiền mua sách, Andrew lân la làm quen với tất cả những người có sách để mượn, để xin sách. Tài sản lớn nhất mà Andrew có chính là thư viện sách phong phú mà cậu sưu tập được.
Andrew Carnegie thường xuyên đến thư viện Colonel James Anderson nơi mà có hơn 350 các chủ đề khác nhau mà ông có thể tìm thấy bao gồm cả kinh doanh và quản lý con người. Đây là nơi ông sẽ tìm hiểu về các nền kinh tế và những sắc thái khác có liên quan đến việc điều hành một doanh nghiệp thành công.

Andrew Carnegie biến không thành có

Tố chất lãnh đạo và nghệ thuật tổ chức của Andrew Carnegie đã được bộc lộ từ khá sớm. Đó là khi ông vẫn còn là một cậu bé, sống ở Scotland. Khi đó, ông có nuôi một cặp thỏ. Chẳng lâu sau ông có cả đám thỏ con. Nhưng khó khăn lúc đó là ông chẳng có gì để nuôi chúng cả.
Rồi ông đã nảy ra một sáng kiến: ông bảo đám bạn trong vùng rằng nếu chúng kiếm được đủ cỏ ba lá và bồ công anh để nuôi bọn thỏ, ông sẽ lấy tên của chúng để đặt tên cho từng chú thỏ con. Kế hoạch ấy thành công như một phép lạ và Andrew Carnegie không bao giờ quên điều này.
Nhiều năm sau, ông kiếm được hàng triệu USD cũng bằng cách ứng dụng tâm lý này trong kinh doanh. Chẳng hạn, khi Andrew Carnegie muốn cung cấp đường ray bằng thép cho Công ty đường sắt Pennsylvania mà Edgar Thomson là chủ tịch lúc đó, ông đã dựng lên một nhà máy thép to lớn ở Pittsburgh và đặt tên là “Nhà máy thép Edgar Thomson”. Lúc đó ông cho xây dựng nhà máy thép to lớn mang tên chủ tịch Edgar Thomson chỉ để bán hàng.
Thế là khi Công ty Pennsylvania phát đi nhu cầu về vật liệu, vượt qua rất nhiều đối thủ khác, Andrew Carnegie đã giành được hợp đồng cung cấp lượng thép khổng lồ cho Thomson.

Hành trình Andrew Carnegie thành vua thép

Năm 1853, Andrew vào làm nhân viên ở hãng đường sắt Pennsylvania. Công việc này giúp ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về công nghiệp đường sắt và kinh doanh nói chung. 3 năm sau, Carnegie được thăng chức làm người giám sát.
Nhờ đọc sách và quen biết một số người trong ngành đường sắt mà Andrew Carnegie dự đoán rằng ngành đường sắt sẽ rất phát triển và bùng nổ trong tương lai. Vì vậy, khi ông biết được một nhân viên đường sắt đang muốn bán hết cổ phần công ty đường sắt mà anh ta đang có với giá 600 USD, Andrew đã không bỏ lỡ cơ hội. Mặc dù 600 USD là một số tiền không hề nhỏ với Andrew nhưng ông quyết tâm vay mượn tiền để mua bằng được số cổ phiếu này. Chỉ ít lâu sau ông đã bán lại với giá hàng chục nghìn USD. Sự nghiệp kinh doanh của Andrew Carnegie bắt đầu từ đó.
Là nhà đầu tư cho ngành đường sắt, Andrew Carnegie đã sớm nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sắt thép để đóng tàu và làm đường ray rất lớn. Nhu cầu xây cầu sắt thay thế các cầu gỗ đột nhiên bùng nổ khắp mọi nơi. Sự nhanh nhạy kinh doanh bẩm sinh đã khiến Andrew Carnegie quyết định chuyển sang đầu tư cho ngành sản xuất sắt thép. Ông thôi hẳn công việc của hãng xe lửa Pennsylvania đề lập một công ty sản xuất sắt thép.
Ở tuổi 24, Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty đường sắt Pennsylvania. Làm việc cùng với Scott để nhìn xa trông rộng mở rộng đường sắt về phía Tây. Cây cầu mà Scott vạch ra sẽ là cây cầu lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề là, Carnegie không biết làm sao thế nào để xây nó. (Không biết thứ gì hãy bắt tay tìm hiểu và hành động mới ra vấn đề).
Cây cầu bắc qua sông Mississippi sẽ nối phía đông với phía tây, điều chưa từng có trước đây. Vượt qua sông Mississippi, đó là chìa khóa cho thành công đối với bất kỳ công ty đường sắt nào. Một khi đã vượt qua được sông Mississippi bạn có thể tiến về phía tây. Carnegie biết phải mạo hiểm thì mới thành công lớn. Ông đầu tư mọi thứ ông có vào cây cầu. Andrew Carnegie chuẩn bị cẩn thận từng bước một. Ông tin mình có thể làm được.
Thép là kim loại cứng nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó, được tạo thành bởi hỗn hợp sắt và các bon ở nhiệt độ hơn 2000 độ. Vấn đề là nó quá đắt đỏ và rất khó để sản xuất hàng loạt. Ở thời của Carnegie sắt rất hiếm, nó chỉ được dùng để sản xuất các đồ vật nhỏ như nĩa, dao, và đồ trang trí. Cho tới tận lúc đó chưa ai từng dùng sắt để xây dựng các công trình lớn.
Ở tuổi 33, Andrew Carnegie đã sẵn sàng đương đầu với những điều không thể. Xây dựng cây cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Mississippi là điều tưởng như không thể đầu tiên để kết nối nước Mỹ. Nhưng quyết định sử dụng thép đã cho Carnegie thấy sự tốn kém. Sau 2 năm lập kế hoạch Carnegie mới bắt đầu xây dựng. Dù tính toán rất chi tiết nhưng chi phí xây dựng liên tục tăng.
Ngân quỹ không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng. Giấc mơ đẹp của ông dần trở thành ác mộng. Nhưng ông sẽ không bỏ cuộc mà không chiến đấu. Carnegie đang kiên định xây dựng cây cầu của mình bằng thép, thứ kim loại chưa được kiểm chứng. Với một mức giá khổng lồ. Công trình xây dựng vượt dự toán nhiều lần khiến quỹ xây dựng của Carnegie nhanh chóng trống rỗng. Đó là một áp lực không nhỏ mà Carnegie phải giải quyết. (Để thành công bất kỳ ai cũng phải đứng mũi chịu sào, mạnh mẽ giải quyết được những vấn đề những khó khăn của mình. Sai thì sửa, ngã thì đứng dậy).
Nỗ lực của Carnegie cuối cùng đã có kết quả: tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu được hoàn thành. Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép của ông, hơn nhiều lần khả năng ông có thể cung cấp. Và khách hàng lớn nhất của ông là ngành công nghiệp mà ông nắm rõ nhất. Đường sắt đang tìm cách thay thế các cây cầu cũng như đường ray của họ bằng thép. Nhưng Carnegie không thể sản xuất đủ thứ kim loại mới này cho các đơn hàng.
Ông cần phải tăng cường khả năng sản xuất của mình. Và để làm điều đó, ông cần huy động thêm vốn bổ sung. Vậy nên ông quay lại người thầy cũ của mình, Tom Scott. Với sự giúp đỡ của Scott, Carnegie đã có số vốn hơn 21 triệu đô-la theo tỉ giá hiện nay. Với số tiền đó, ông bắt đầu xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. Ông nhìn thấy tương lai và ông sẵn sàng đầu tư vào nơi mà những nhà đầu tư Mỹ khác đang sẵn sàng đầu tư: xây dựng các nhà máy khổng lồ.
Với diện tích hơn 4 ngàn (4 mươi ngàn) mét vuông tại ngoại ô Pittsburgh, nhà máy thép Carnegie là nhà máy lớn nhất quốc gia. Có khả năng sản xuất 225 tấn thép một ngày. Với nhà máy mới, Carnegie có thể cung cấp đủ số thép mà quốc gia cần. Và thép giúp ông có một gia tài. (Nhìn thì to lớn vậy nhưng con người phải đủ dũng cảm mới làm được điều này)
Ông là người ham học hỏi, khi Andrew Carnegie quyết định đầu tư lớn và đầu tư thật bài bản cho lĩnh vực sắt thép. Ông sang tận châu Âu để nghiên cứu công nghệ sản xuất thép. Nhiều công nghệ và bằng sáng chế mới nhất về sản xuất sắt thép đã được Andrew Carnegie mua lại và mang về Mỹ.
Năm 1868, xí nghiệp sản xuất thép của Andrew Carnegie ra đời. Chất lượng thép của Andrew Carnegie được coi là loại tốt nhất lúc ấy. Để làm đường ray xe lửa người ta toàn mua sắt của Andrew Carnegie vì tạp chất ít, chất lượng cao nên tuổi thọ đường ray tăng đáng kể. Andrew Carnegie sản xuất thép không kịp bán. Xưởng thép của ông được mở rộng liên tục.
Là con người nhạy cảm trong kinh doanh nhưng cũng rất thông minh trong kỹ thuật, Andrew Carnegie luôn để ý tìm cách tăng chất lượng sản phẩm. Ông hết sức quan tâm và theo dõi các phát minh mới và phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại. Khi loại lò nung thép mới vừa mới ra đời thì ông gần như là người đầu tiên cho áp dụng ngay. (Ông đam mê áp dụng công nghệ khoa học vào cuộc đời của mình)
Trong 10 năm kế tiếp, Carnegie dành hầu hết thời gian cho ngành thép. Công việc của ông tại Công ty Thép Carnegie đã mở ra thời kỳ cách mạng hóa hoạt động sản xuất thép ở Hoa Kỳ. Carnegie xây dựng các nhà máy trên khắp đất nước, dùng các phương pháp và công nghệ giúp sản xuất thép dễ, nhanh và năng suất cao hơn.
Quá trình công nghiệp hoá phát triển càng nhanh thì nhu cầu sắt thép càng lớn. Sắt thép được cần ở mọi ngành nên Andrew Carnegie gần như không hề bị ảnh hưởng chút nào khi có một ngành công nghiệp nào đó bị trì trệ. Andrew Carnegie được mệnh danh là ông vua sắt thép của nước Mỹ sau khi ông đã gom mua thành công một loạt các công ty thép khác về cho mình như Công ty Homestead, Công ty Dicksen.
Năm 1900, Công ty Thép Carnegie đã sản xuất ra lượng thép nhiều hơn cả nước Anh. Năm 1901, Carnegie đã thay đổi cuộc đời mình khi bán công ty cho United States Steel Corporation, thuộc sở hữu của huyền thoại tài chính J. P. Morgan. Sau đó ông dành phần đời còn lại hoạt động cho công tác xã hội đặc biệt là thư viện, từ thiện, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học.